"Gã hề" Donald Trump sẽ đưa nước Mỹ về đâu? - Dân Làm Báo

"Gã hề" Donald Trump sẽ đưa nước Mỹ về đâu?

Ngày 7/2 - Trump cho rằng tất cả những hãng tin đăng kết quả thăm dò dư luận cho thấy số cử tri Mỹ phản đối ông nhiều hơn số ủng hộ đều là “tin giả mạo”. (Ảnh: Getty Images.-nguồn CNN) - Chỉ những hãng tin nào đăng kết quả thăm dò số người ủng hộ ông nhiều nhất đó mới là “tin thật”… hài hước... Đúng là gã hề thời đại.

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Chỉ 2 tuần sau nhậm chức Tổng Thống nước Mỹ, Donald Trump đã tạo nên những kỷ lục “hỷ, nộ, ái, ố” mà không một tổng thống Mỹ nào từ trước đến nay lập được. Tính đến hôm nay (sau 2 tuần) người ta không biết phải nhận xét như thế nào cho đúng và chính xác về tư cách bản chất của con người này. Thôi thì hãy tạm hài lòng với lời của nguyên thủ quốc gia Iran… vì nhận xét của vị này đưa ra nó gần với thực tế.

Tổng Thống Iran Ông Rouhani (Ảnh: Al-Monitor)

Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm 1 tháng 2 sau khi phê phán sắc lệnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump cấm người nhập cư đến từ 7 quốc gia Hồi giáo. Trong một tuyên bố được kênh truyền hình Iran phát trực tiếp, Tổng thống Iran đã nói rằng: “ngày nay những luận điệu áp đặt ấu trĩ đã không còn phù hợp để chia rẽ mọi người với nhau, đồng thời ông cũng gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ là loại người “tập sự chính trị”, ông Trump không phải là một chính khách chuyên nghiệp của nền văn minh con người mà ông ta đến từ một thế giới khác. Chính trị sẽ là môi trường xa lạ còn rất mới đối với ông ta. Ông Trump sẽ phải mất rất nhiều thời gian và chi phí của nước Mỹ cho đến khi ông nhận ra rằng, đầu cơ chính trị không đơn giản như đầu cơ kinh doanh cổ phiếu."

Vâng! Có thể đúng là như vậy, Trump một con buôn bất động sản và đầu cơ cổ phiếu chứ chưa từng là một chính trị gia, lại càng không thích hợp làm chủ nhân của nhà trắng nơi mà mọi sơ sót dù nhỏ nhất cũng khó có thể chấp nhận xảy ra nhất là các sắc lệnh, văn thư, văn bản vốn như đinh đóng cột có tầm ảnh hưởng không chỉ trong nước mà rộng ra cả quốc tế được ban hành từ văn phòng tổng thống. Nối tiếp những lời “lộng ngôn” phi ngoại giao là một sự kiện khôi hài mới nhất chưa có tiền lệ vừa diễn ra từ “nhà trắng”…

Ngày 3/2, thẩm phán liên bang tại thành phố Seattle thuộc bang Washington (Mỹ), James Robart đã ra phán quyết hiệu lực trên quy mô toàn quốc ngăn chặn sắc lệnh cấm người tị nạn và công dân từ 7 quốc gia nhập cảnh vào Mỹ do Tổng thống Donald Trump ban hành hồi cuối tháng trước.

Thẩm phán James Robart, tuyên bố phán quyết có hiệu lực từ ngày 3/2, theo đó lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump phải được dỡ bỏ ngay lập tức.

Ngay sau phán quyết, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) đã thông báo với các hãng hàng không rằng họ có thể nhận lại tất cả hành khách bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Donald Trump trước đó.

Cùng ngày 3-2, Tức khắc Nhà Trắng hằn học ra tuyên bố đáp trả phán quyết của Thẩm phán James Robart.

Điều kỳ lạ là có tới 2 văn bản cùng nội dung đáp trả được công bố cách nhau chỉ vài phút. Trong văn bản thứ nhất do Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer đưa ra vào lúc 22 giờ 5 phút (giờ địa phương), trong đó phán quyết của thẩm phán Robart bị nhà trắng gọi là "phán quyết sỉ nhục". (1)

"Trong thời gian sớm nhất có thể, Bộ Tư pháp sẽ ban hành một lệnh ngừng khẩn cấp đối với phán quyết sỉ nhục này và bảo vệ sắc lệnh hợp pháp và thích hợp của tổng thống" – (trích giọng văn có phần giận dữ trong văn bản thứ nhất).

Tuy nhiên, văn bản thông báo thứ 2 đột ngột được công bố chỉ 12 phút sau đó với giọng điệu nhẹ nhàng hơn và từ ngữ "sỉ nhục" biến mất .

(Từ ngữ không mấy lịch sự trong khung chử nhật đỏ bên trái)

(12 phút sau từ ngữ này biến mất trên văn bản thứ 2) 
Hai văn bản được Nhà Trắng công bố cách nhau 12 phút. (Ảnh: Daily Mail)

Điều này cho thấy, các “cận thần” của ông Trump là dân “nghiệp dư” khi thảo ra văn bản cốt chỉ mong thỏa mãn cơn giận giữ của Trump ông chủ mới của nhà trắng mà không quan tâm đến lời văn rừng rú như thế là xúc phạm nặng nề đến hệ thống “Tam quyền phân lập” trong hiến pháp Mỹ có thể dẫn đến đối diện với pháp lý, cho đến khi văn bản ban hành thì các luật sư nhà trắng mới được phép biết và nhanh chóng cảnh báo, nên nhà trắng tức thời có văn bản thứ 2 chữa cháy.

Liên quan sự việc, ngày 5/2 Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện, tuyên bố rằng "Việc tổng thống Trump bằng văn bản tấn công thẩm phán liên bang James Robart, người được bổ nhiệm từ thời cựu tổng thống George W. Bush – (được thông qua với 99 phiếu thuận trong số 100 phiếu của Thượng viện), cho thấy thái độ xem thường của nội các Trump đối với nền tư pháp độc lập và sự thiếu tôn trọng hiến pháp. Vì vậy, vai trò của Tòa Tối cao phải giám sát độc lập chính phủ càng quan trọng hơn", ông Schumer cho biết.

Còn Tổng chưởng lý Ferguson đại diện chính quyền bang Washington đệ đơn kiện tuyên bố lệnh cấm nhập cư mà Tổng thống Trump áp đặt với công dân 7 quốc gia Hồi giáo coi sắc lệnh và lời “sỉ nhục” tòa án đó là hành vi phi pháp và vi hiến. "Hiến pháp đã chiến thắng trong ngày hôm nay. Không ai được đứng trên luật pháp, kể cả tổng thống", Tổng chưởng lý bang Washington Bob Ferguson mạnh mẽ nói với báo chí.

Tin mới nhất: Ngày 5/2 Tòa án phúc thẩm liên bang Mỹ (cao hơn tòa của thẩm phán Robart một bậc) đã từ chối và bác bỏ văn bản của TT/ Trump và bộ Tư Pháp gửi đến yêu cầu tòa này đảo ngược phán quyết của thẩm phán Robart, phục hồi lệnh cấm nhập cư đối với người tị nạn và công dân đến từ 7 quốc gia Hồi giáo mà TT/Trump ban hành bằng sắc lệnh trước đó nhưng bị Thẩm phán Robart ngăn chặn. (CNN)

Thẩm phán liêng bang Mỹ James Robart. Ảnh: managingip.com

Thẩm phán Robart sinh năm 1947 tại Seattle. Sau khi tốt nghiệp đại học Whitman ở Walla Walla, Washington và Trung tâm Luật Đại học Georgetown, ông Robart đã làm việc 30 năm tại một công ty luật trước khi được bổ nhiệm làm thẩm phán liên bang bởi tổng thống George W. Bush năm 2004, "Ông ấy đã tích cực đại diện cho những người nghèo khó thông qua công việc với hãng luật Evergreen và làm đại diện độc lập cho người tị nạn Đông Nam Á" ( Reuters.) 

Đây là một đòn “vỗ mặt” khá nặng vào uy tín Donald Trump, người nhiều năm đã quen điều hành doanh nghiệp tư nhân (Tập đoàn Trump Organization) của mình với quyền lực không bị kiểm soát, Trump mang theo cái tư duy kẻ cả này vào nhà trắng, các quân sư “cận thần” chìu theo ý Trump liên tiếp cố vấn cho Trump vội vàng tùy tiện ký các sắc lệnh với mong muốn của Trump là hình thành một loạt luật lệ mới theo ý mình thay vì phải tham khảo hoặc thông qua hệ thống chính trị “tam quyền” Mỹ truyền thống, thậm chí giấu kín nội dung với cả các nghị sĩ cùng phần lớn thành viên nội các, điển hình: Trump ký sắc lệnh cấm nhập cư đang gây tranh cãi hiện nay mà trước đó hầu như không thông báo cho các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm triển khai lệnh này.

Sắc lệnh “cấm nhập cư” của Trump đã liên tục đối mặt với các chỉ trích ngay từ khi được ban hành, bởi trong vai trò của mình nước Mỹ dù muốn hay không vẫn phải biết "Công ước về người tị nạn đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải tiếp nhận người tị nạn chiến tranh trên nền tảng nhân đạo. Đây là vấn đề mà tất cả các bên tham gia công ước đều phải tuân thủ”. Nhiều chuyên gia luật đã chỉ ra những lỗi rất "nghiệp dư" hoàn toàn không nên có trong các sắc lệnh của tổng thống Mỹ (như Trump hiện tại) mà nguyên nhân chính là: Bản thân Trump không đủ kiến thức và tư duy chính trị chuyên nghiệp, như trường hợp mới đây chỉ ra:

Báo The Huffington Post ngày 7-2- 2017 dẫn lời hai nguồn tin thân cận với tướng Mike Flynn cố vấn an ninh quốc gia của Trump cho biết Tổng thống Trump đã gọi điện lúc 3 giờ sáng để hỏi ông:

“Không rõ đồng USD mạnh sẽ có lợi cho nền kinh tế hay đồng USD yếu có lợi,?” 

Câu hỏi đơn giản mà mọi công dân Mỹ bình thường cũng có thể biết được. Một quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao kiêm thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) dưới thời Tổng thống George W. Bush, ông Eliot Cohen, nói: “Với kinh nghiệm 26 năm làm việc, tôi chưa bao giờ thấy điều gì như vậy với một tổng thống". (2)

Kiến thức hạn chế vì vậy Donald Trump đã cất nhắc một dàn nội các thiếu kinh nghiệm nhất lịch sử các đời tổng thống Mỹ. Ông ta có thể hài lòng với ê kíp nhân sự chính quyền mới mà ông chọn, nhưng giới chuyên gia chính trị Mỹ và quốc tế cho rằng đó là điều đáng báo động.

Những công thần buôn nước bọt xung quanh Trump (từ trái qua): “kẻ buôn vua” Steve Bannon, cố vấn chiến lược; Reince Priebus, Chánh văn phòng Nhà Trắng; Jared Kushner, con rể kiêm cố vấn cao cấp; Kellyanne Conway, cố vấn của tổng thống; Sean Spicer, thư ký báo chí; Michael Flynn, cố vấn an ninh quốc gia. Ảnh: CNN. 

“Khổng Minh” Stephen Miller (trái) và “Lã bất Vi- kẻ buôn vua” Steve Bannon của triều đại Donald Trump (Ảnh: Internet)

Cánh tay phải và trái của Trump là 2 nhân vật vô danh trên chính trường nước Mỹ, Stephen Miller - Cố vấn chiến lược cấp cao, cái đầu hói Stephen là bản đồ tổng thể chi tiết cho mọi bước đi trong cuộc hành trình của Trump, thứ đến là “Kẻ buôn vua” Steve Bannon, cựu tổng quản lý chiến dịch tranh cử của ông Trump, Steve Bannon đã trở thành “tai mắt” số một của Trump xếp trên Stephen một bậc nhờ những đóng góp trong suốt chiến dịch tranh cử. Ít xuất hiện trên truyền hình hay trong các cuộc hội họp cấp cao ở Washington, nhưng Steve Bannon được cho là đứng sau hầu hết những quyết định gây tranh cãi của Donald Trump. “Steve Bannon điều khiển tiếng nói của Trump. Ông ấy đưa ra những thứ mà ông ấy biết tổng thống Trump sẽ thích, rồi đặt nó vào trong ngôn từ mà Trump sẽ muốn nói ra, ông ấy biết rất rỏ tại sao ông Trump đắc cử”, cựu thị trưởng New York Rudy Giuliani cho biết. 

Truyền thông Mỹ đã điểm mặt cảnh báo, không một ai trong danh sách này từng làm việc trong bộ máy chính phủ Mỹ. Ngày 23.11, ông Trump chỉ định thống đốc bang South Carolina (Nikki Haley) làm Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc trong khi bà Haley vốn không có bằng cấp liên quan hay kinh nghiệm ngoại giao quốc tế nào. Thông thường, những cá nhân chưa có kinh nghiệm làm việc trong chính phủ thường được bổ nhiệm vào những chức vụ tập sự ít áp lực hơn trước khi họ tiến sâu trong chính trường, ông Galston phân tích. Chuyên gia này thật sự lo ngại về vai trò của quá nhiều “đồng minh” thân hữu trong chiến dịch tranh cử và thành viên gia đình Trump không có năng lực nhưng lại nằm trong chính quyền mới.

Đã vậy Donald Trump lại có cá tính vị kỷ nhỏ nhen không xứng tầm một nhân cách lớn thu hút lòng người trong vai trò tổng thống. Theo Independent, trước khi diễn ra lễ nhậm chức tổng thống vào trưa ngày 20/1, tỷ phú Donald Trump đã đích thân ra lệnh yêu cầu đại sứ Mỹ ở các nước trên thế giới phải từ chức rời nhiệm sở và không được trì hoãn vì bất kỳ lý do gì. (Đây là những vị trí do Tổng thống mãn nhiệm Obama chỉ định trong nhiệm kỳ của ông tại Nhà Trắng).

Đội ngũ “cận thần” chuyển giao quyền lực của Tổng thống Trump ngày 23/12/2016 còn phụ họa thêm sẽ không có “trường hợp ngoại lệ” nào đối với các đại sứ yêu cầu gia hạn thời gian công tác sau ngày nhậm chức của tân tổng thống, kể cả các đại sứ đang có con nhỏ. Theo đó, 80 đại sứ Mỹ ở các nước và các cơ quan trên toàn thế giới đã bị sa thải ngay lập tức theo lệnh của Tổng thống Trump (Independent đưa tin,) Hình như Trump và nội các của ông ta quên rằng quy trình bổ nhiệm đại sứ Mỹ ở nước ngoài thường kéo dài và do lưỡng viện Mỹ thực hiện. 

Hệ lụy của sự việc kéo theo một loạt các quan chức bộ ngoại giao từ nhiệm. Theo Washington Post, 4 quan chức hàng đầu của Bộ Ngoại giao Mỹ, những người chịu trách nhiệm cố vấn cho tổng thống và phụ trách các vấn đề về chính sách đối ngoại, đã đồng loạt xin nghỉ việc sau 5 ngày khi Trump nhậm chức (vào ngày 25/1). Lý do dẫn đến sự ra đi hàng loạt này nhà trắng vẫn còn giữ kín.

Theo đó, 4 nhân sự cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ gồm: Trợ lý Điều hành Patrick Kennedy, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Hành chính Joyce Anne Barr, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề lãnh sự Michele Bond và Giám đốc Văn phòng các nhiệm vụ nước ngoài Gentry O. Smith đều từ chức cách đây 2 ngày. Trong khi đó, Trợ lý Ngoại trưởng về An ninh quốc tế và Kiểm soát vũ khí Thomas Countryman cũng từ chức ngày 27/1, theo Reuters.

Trong số các quan chức cấp cao trên, quyết định từ chức của ông Kennedy được cho là gây bất ngờ nhất vì ông đã có 9 năm công tác trong cương vị trợ lý ngoại trưởng và là người tham gia tích cực vào quá trình chuyển giao quyền lực từ chính quyền của Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama sang chính quyền của Tổng thống Donald Trump. Việc nhiều nhân sự cấp cao cùng xin rời bỏ vị trí công tác cùng một lúc là điều chưa từng thấy trong quá khứ chính phủ Mỹ.

Chính sự lố bịch tự mãn của Trump và sự kiêu căng từ các “công thần” trong nội các đã khiến bộ máy nội chính bất phục, đồng minh quốc tế bất mãn…

Bộ an ninh nội địa Mỹ (DHS) chống lại sắc lệnh Trump. Ngày 4/2 Bộ an ninh nội địa Mỹ (DHS) thông báo đã đình chỉ (bất tuân) toàn bộ hoạt động thực thi sắc lệnh hạn chế nhập cư của Tổng thống Donald Trump – (CNN đưa tin).

Bộ trưởng Bộ an ninh nội địa Mỹ John Kelly (AP)

Quyền thư ký báo chí của DHS, bà Gillian Christensen nêu trong một thông cáo báo chí: "Căn cứ phán quyết của thẩm phán tòa án liên bang James Robart - DHS đã đình chỉ toàn bộ hoạt động thực thi chịu ảnh hưởng từ Sắc lệnh của Tổng thống Trump” - Bà Christensen cho biết DHS sẽ khôi phục cơ chế giám sát du khách như thường lệ họ vẫn thực hiện trước khi Tổng thống Trump ký sắc lệnh hạn chế công dân từ 7 quốc gia Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ.

Bộ Ngoại giao Mỹ tạm dừng lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump

Thông báo khẩn trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ về việc đình chỉ thực thi sắc lệnh của TT/ Donald Trump (cấm nhập cảnh đối với 7 quốc gia có dân theo Hồi giáo chiếm đa số) - Ảnh chụp màn hình

Quyết định của Bộ Ngoại giao Mỹ theo sau việc thẩm phán James Robart của tòa án liên bang Washington ra phán quyết ngày 3-2 đình chỉ việc thực thi sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump trên toàn nước Mỹ.

Tổng cộng đã có hơn 60.000 thị thực đã bị thu hồi sau khi ông Trump ký sắc lệnh gây tranh cãi.

"Nay việc thu hồi tạm thời những thị thực này đã bị dỡ bỏ, và những thị thực này sẽ hoàn trả và được phép đến Mỹ", thông báo khẩn của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ. Quyết định này cũng nối lại việc cấp thị thực mới cho các công dân của 7 quốc gia nằm trong danh sách đen trước đó. Theo đó, việc cấp mới cho những trường hợp hết hạn thị thực hay bị đóng dấu hủy vẫn được tiến hành bình thường tại các đại sứ quán và lãnh sự quán Mỹ ở những nước này.

Cũng nên lưu ý, trước đó Gần 900 giới chức trong Bộ Ngoại giao Mỹ đồng ký tên vào một bản ghi nhớ nội bộ bày tỏ bất đồng, chỉ trích sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump cấm người tị nạn và công dân từ 7 nước có đa số dân theo Hồi giáo nhập cảnh Mỹ, Một giới chức cao cấp trong Bộ Ngoại giao xác nhận rằng bản danh sách đã được đệ trình lên cấp lãnh đạo điều hành của Bộ Ngoại Giao. (Reuters) 

Tổng thống Mỹ Donald Trump sa thải Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates sau khi bà này từ chối bảo vệ lệnh sắc lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân một số nước Hồi giáo do chính ông Trump ký trước tòa liêng bang.

Quyền Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Sally Yates 

Theo Reuters, bà Yates cuối ngày 30-1 (giờ Mỹ) công khai tuyên bố Bộ Tư pháp sẽ không bảo vệ sắc lệnh cấm người tị nạn Hồi giáo của Tổng thống Trump trước tòa. Bà cho rằng bà từ chối thi hành các chính sách của ông Trump về vấn đề dân nhập cư vì cảm thấy nó gây bất lợi cho người tị nạn và hành động như vậy “không phù hợp với nghĩa vụ thiêng liêng của Bộ Tư Pháp qui định trong Hiến pháp Mỹ là tìm kiếm công lý và đứng về lẽ phải”. Ông Bill Baer, một chuyên viên cấp cao làm việc dưới thời ông Obama bày tỏ lo ngại: “Cần tôn trọng sự độc lập của Bộ Tư pháp, cơ quan thực thi pháp luật của nhà nước. Ông Trump đang dần biến Bộ Tư pháp thành vũ khí chính trị để ông loại bỏ những người không thuận theo ý mình”. Một điều nguy hiểm hơn Trump đang ra lệnh cho các cá nhân phải tôn trọng quyền lực tổng thống của mình trong khi chính cá nhân ông ta lại đang không tôn trọng thẩm quyền vốn có của cơ quan tư pháp do hiến pháp qui định khi xúc phạm Thẩm phán tòa liêng bang Robart và sa thải Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates.

Vì sao bà Sally Yates (quyền bộ trưởng tư pháp Mỹ) dứt khoát phản đối sắc lệnh Trump? Em bé 5 tuổi cũng khổ vì Trump - Thứ Tư, ngày 01/02/2017 08:25 AM (GMT+7) Một cậu bé trai 5 tuổi công dân Mỹ có mẹ là người Iran bị cảnh sát bắt giữ còng tay hơn 4 giờ tại sân bay là một trong số hơn 100 người đầu tiên bị bắt giữ theo sắc lệnh cấm nhập cảnh vào Mỹ từ 7 quốc gia Hồi giáo của Donald Trump. Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ Chris Van Hollen cho biết, hai mẹ con sống ở bang Maryland. Ông Hollen cảm thấy "tức giận" khi một đưa bé vô tội bị còng tay tạm giữ lâu đến vậy vì một lý do không chính đáng.

Bé trai bị tạm giữ tại sân bay suốt 4 giờ là công dân Mỹ, có mẹ là người Iran. Hình ảnh từ máy quay cho thấy mẹ cậu bé hạnh phúc như thế nào khi gặp lại con sau khi khổ sở chờ đợi suốt 4 giờ ở sân bay Dulles trước khi được đoàn tụ với con trai.

Phát ngôn viên nhà trắng “cận thần” của ông Trump, Sean Spicer.

Theo Independent, trong cuộc họp báo phát ngôn viên của ông Trump, Sean Spicer lý giải trường hợp bé trai 5 tuổi nói trên rằng: "Dựa vào tuổi và giới tính một người để xác định họ không tạo ra mối đe dọa là sai lầm", ông Spicer nói. Cũng có nghĩa dưới mắt Trump và đám cận thần, em bé 5 tuổi cũng là một mối đe dọa an ninh cho nước Mỹ(!?). 

Trước động thái chưa có tiền lệ này một loạt các cựu quan chức an ninh, ngoại giao các công ty công nghệ lớn và quan chức hành pháp đến từ hơn 15 bang và thủ đô Washington D.C của Mỹ đã và đang khởi kiện chống lại sắc lệnh di trú gây tranh cãi của Tổng thống Donald Trump. Trong số các cựu quan chức ký vào đơn kiện trình lên tòa án có cựu Ngoại trưởng John Kerry, cựu cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice, cựu giám đốc CIA Michael Hayden và Michael Morell, ngoài ra còn có hàng loạt hãng công nghệ lớn của Mỹ vừa bước vào cuộc chiến pháp lý chống lại lệnh cấm di trú của Tổng thống Donald Trump. Theo CNN, tổng cộng 97 công ty, trong đó có những “ông” khổng lồ biểu tượng của nền kinh tế Mỹ như… Apple, Facebook Microsoft, Twitter, Uber, Netflix. Amazon, Expedia v.v... đã đệ đơn kiện lên tòa án vào tối 5.2, Viện dẫn trong đơn kiện cho hay sắc lệnh của ông Trump về nhập cư, du lịch là “vi phạm luật nhập cư và Hiến pháp, với vai trò quan trọng của người nhập cư trong nền kinh tế Mỹ, ông Trump sẽ không thể làm “nước Mỹ vĩ đại trở lại” như đã hứa nếu thiếu họ. Hôm 2.2, Giám đốc điều hành Uber Travis Kalanick cũng rời hội đồng tư vấn kinh doanh trong chính quyền mới của ông Trump để phản đối sắc lệnh này. Đây là động thái mới nhất của ngành công nghiệp công nghệ Mỹ chống lại lệnh cấm mà ông Trump đưa ra. Thật là mai mỉa, Trump hô hào sẽ tạo nên công ăn việc làm, xã hội thêm nhiều của cải để làm cho “nước Mỹ vĩ đại trỡ lại” nhưng ngành công nghệ Mỹ nơi đẻ ra công ăn việc làm thì đang khởi kiện Trump ra tòa vì sắc lệnh của Trump ngáng chân gây khó khăn trở ngại cho họ!? 

Với “đồng chí” trong bộ máy lãnh đạo trong nước thì như vậy - Với “đồng minh” quốc tế còn tệ hơn nữa khi Trump mới chân ướt chân ráo như một sinh viên thực tập tại nhà trắng lại tự cho mình là kẻ cả có quyền chê bai lòng nhân đạo với người nhập cư của thủ tướng nước Đức bà Angela Merkel nhà lãnh đạo kỳ cựu có uy tín nhất châu Âu trên nhiều lĩnh vực. và dè bỉu cả Châu Âu (NaTo) là một liên minh đã “lỗi thời”. Từ khi thành lập Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (năm 1949) đến nay chưa có một tổng thống Mỹ nào xử sự ngoại giao với NaTo một cách “vô học chính trị” như thế, 70 năm Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mà Mỹ là đối tác lãnh đạo hàng đầu luôn đoàn kết gắn bó vì an ninh của Châu Âu và thế giới đang bị Trump “vứt vào sọt rác” – ông Nicholas Burns, nhà ngoại giao lâu năm từng giữ chức thứ trưởng ngoại giao Mỹ, chỉ ra rằng: “Chúng ta có luật bất thành văn trong ngoại giao, đó là chỉ nên tranh cãi với bạn bè trong phòng kín, đừng phô bày bất đồng ra trước công chúng” - Theo ông Burns, làm khó đồng minh cũng chính là tự làm khó mình, đặc biệt là khi Mỹ còn cần đến họ ủng hộ các chính sách quốc tế hay thậm chí là đưa quân trợ chiến với Mỹ khi cần trong tương lai. Hình như gần trọn đời đi kiếm đola Trump còn xa lạ với tư duy ngoại giao chuyên nghiệp này…

Hậu quả nhản tiền của một kẻ chuyên đầu cơ, mua bán tập làm chính trị nói văng mạng cho sướng cái mồm dường như đã thấy ngay…

Hội nghị Thượng đỉnh EU tại Malta. (không mời TT Mỹ, Trump)

Châu Âu loan báo nhất trí đoàn kết đối phó với tân chính quyền Trump (VOA)

Ngày 3/2 Giới lãnh đạo Liên minh Châu Âu, do Tổng thống Pháp Francois Hollande dẫn đầu, chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump trong Hội nghị Thượng đỉnh tại Malta về tương lai của liên minh EU.

Theo CNN, ông Hollande gọi các tuyên bố của Trump"không chấp nhận nổi", trong khi Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi EU xúc tiến các kế hoạch riêng mà không cần quan tâm đến ý kiến của Mỹ.

Tổng thống Pháp chỉ trích Trump ngay khi ông đặt chân tới hội nghị thượng đỉnh tại Malta. "Có cả lời lẽ hăm dọa và thách thức” ông Hollande nói về ngôn từ của Trump.

"Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra một số tuyên bố gây áp lực lên Châu Âu như ra lệnh phải làm điều này hay từ bỏ điều khác là không thể chấp nhận nổi. Chính tương lai của Liên minh Châu Âu đang bị đe dọa," TT/Pháp Hollande.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk. 

Trong một bức thư gửi lãnh đạo các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nói rằng: “Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trở thành một trong những mối đe dọa đối với châu Âu, bên cạnh Trung Quốc, Nga và chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan”. (Nguồn: EPA)

Ứng viên Đại sứ Mỹ tại EU bị ghẻ lạnh 

Ted Malloch, ứng viên Đại sứ Mỹ tại Liên minh châu Âu do Donald Trump tiến cử đang bị các lãnh đạo châu Âu xua đuổi sau những phát biểu nhạy cảm về tương lai của EU.

Ted Malloch, ứng viên Đại sứ Mỹ tại Liên minh EU do Donald Trump tiến cử

Lãnh đạo các nhóm nghị sĩ có tiếng nói quyết định tại Nghị viện châu Âu ngày 2/2 đã kêu gọi Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk không chấp nhận thư ủy nhiệm của Tổng thống Trump do ông Malloch trình lên trong trường hợp ông này được chỉ định làm Đại sứ Mỹ tại EU. Lý do: Như Donald Trump, ông Ted Malloch có những phát ngôn thiếu chuẩn mực không thích hợp với một nhà ngoại giao. Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, “Ted Malloch tuyên bố đồng euro có thể “sụp đổ” trong vòng một năm rưỡi nữa. Một trong những điều tôi sẽ làm vào năm 2017 là bán tháo đồng euro”.

Trump bị tẩy chay, ngăn phát biểu trước quốc hội Anh

Chủ tịch Hạ viện Anh John Bercow phản đối mạnh mẽ việc Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước quốc hội Anh trong chuyến thăm cấp nhà nước sắp tới, Báo Independent cho biết các nghị sĩ Anh vỗ tay không ngớt sau khi Chủ tịch Hạ viện John Bercow khẳng định Donald Trump sẽ không được mời đến phát biểu ở quốc hội.

Chủ tịch Hạ viện Anh John Bercow. Ảnh: Metro

BBC dẫn lời ông Bercow cho rằng việc phát biểu trước Thượng viện và Hạ viện Anh là "một vinh dự" chứ không phải "quyền tự có". Với tư cách là một trong ba lãnh đạo chủ chốt của nghị viện Anh, ông sẽ phản đối không đồng tình cho Donald Trump phát biểu tại “Cung điện Westminster" (ông Bercow muốn nhắc tới tòa nghị viện Anh ở London). “Không chỉ là bây giờ mà Trước khi ông ấy ban hành lệnh cấm nhập cư, tôi đã phản đối ý kiến mời Trump phát biểu tại quốc hội. Sau khi sắc lệnh của Trump được ban hành, sự phản đối của tôi càng mạnh mẽ hơn”, Chủ tịch Bercow cho biết.

Ông Trump sẽ sang thăm nước Anh sau khi gặp Thủ tướng Theresa May ở Washington tháng trước. Tuy nhiên, khoảng hai triệu người Anh đã ký đơn yêu cầu huỷ bỏ chuyến thăm của ông Trump vì tư cách cá nhân ông Trump không đáng được Nữ hoàng Anh Elizabeth tiếp kiến.

Do số lượng người đứng tên quá lớn vượt yêu cầu nên vụ việc đã được quốc hội tiếp nhận và chuẩn bị giải quyết đúng theo qui định của hiến pháp Anh. 

Thật xấu hổ, bởi không còn từ ngữ nào nữa để nói về Trump trong trường hợp này khi mà Anh và Mỹ vốn như “cật ruột” từ bao đời và gần 2 triệu người dân Anh phản đối Trump nói trên không phải là người Hồi Giáo. 

Tự mình vụng về gieo gió, trước các cơn bão thịnh nộ, mới đây Trump phải đi “hai hàng” như một gã hề trước truyền thông quốc tế…

Trong một cuộc phỏng vấn của báo Times ngày 16/1, liên quan đến Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), TT/Trump vẫn nhắc lại quan điểm cho rằng liên minh quân sự này đã “lỗi thời”. Tuy nhiên, liền tiếp theo ngay sau đó tỷ phú New York cho biết: “NATO vẫn đóng vai trò quan trọng đối với tôi (!?) – Thật buồn cười, lời lẽ đúng là của một gã hề: “Lỗi thời nhưng tôi không dám bỏ, bởi tôi rất cần vì nó rất quan trọng”?.

Theo tờ báo Politico, với tính khí bất thường của Trump như nói trên đã gây ra nhiều sóng gió trong đó chỉ trích quyết định của Thủ tướng Merkel cho phép hàng trăm ngàn người tị nạn tuyệt vọng nhập cư vào Đức đã gây ra các tổn hại về mặt chính trị cho chính phủ Đức. Politico đánh giá, quyết định đó của bà Merkel là can đảm đầy lòng nhân đạo, chứ không có gì phải "đáng xấu hổ". Tất nhiên, đó không phải là một quyết định "sai lầm nghiêm trọng" như Trump chỉ trích. Tờ Aljazeera cũng cho rằng, việc Trump phê phán chính sách và đề cập tới những tổn hại mà bà Merkel phải chịu trong vấn đề nhập cư là một hành vi mất lịch sự của một chính khách không chuyên nghiệp, thiếu sự thân thiện, Politico thì bình luận, đó không phải là một thái độ "nên có" với một lãnh đạo quốc gia đồng minh quan trọng, đặc biệt khi Trump lại là lãnh đạo Mỹ - một "đất nước Hợp Chủng Quốc bao gồm những người nhập cư". 

Chỉ vài tuần trước đây, rất nhiều các quan chức lãnh đạo ở châu Âu dường như vẫn còn tin rằng những tuyên bố đáng lo ngại về chính sách đối ngoại của Trump chỉ là thủ đoạn nhất thời trong chiến thuật tranh cử. Giờ thì họ sửng sốt ngạc nhiên vì không còn chắc về điều đó nữa.

Việc tấn công đồng minh và bè bạn này chính xác là những điều khiến các chuyên gia chính sách đối ngoại của đảng Cộng hòa (đảng của Trump) lo ngại từ khi Trump còn tranh cử. Vì điều này mà nhiều người trong số họ đã cho rằng Trump không phù hợp để trở thành một tổng tư lệnh của nước Mỹ.

Trong hơn 25 năm nay, các chính sách đối ngoại của đảng Cộng hòa đã coi các đồng minh của Mỹ ở châu Âu và châu Á là nền tảng của sức mạnh và uy tín quốc tế của Mỹ. Duy trì và tăng cường các liên minh vì thế đã là nguyên tắc đầu tiên của ngoại giao Mỹ và là niềm tự hào cho ba chính quyền Cộng hòa cuối cùng.

Những bài học lịch sử này có vẻ chẳng còn quan trọng đối với Donald Trump. ông ta dường như say men chiến thắng quên mất rằng một trong những bài học đau đớn nhất của cuộc chiến Trung Đông – Iraq mà Mỹ gần như phải “cô đơn” gánh vác trực tiếp thời gian qua là liên quan tới việc đối xử với các đồng minh của Mỹ một cách cao ngạo và ngày hôm nay Donald Trump lại cao ngạo hơn với sắc lệnh “cấm nhập cư” mà chẳng đoái hoài đến làn sóng công luận trong và ngoài nước...

Biểu tình bùng phát khắp thế giới phản đối sắc lệnh của Donald Trump.

Các cuộc biểu tình đã nổ ra ở khắp các châu lục, từ châu Âu, châu Mỹ đến châu Á, để phản đối sắc lệnh di trú gây tranh cãi của tân Tổng thống Mỹ, Trump.

Theo PBS, các cuộc biểu tình phản đối Trmp đã đồng loạt diễn ra hôm 4/2 tại nhiều nơi trên thế giới, như Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Australia, Philippines, Indonesia. (Ảnh: AFP)

Nhiều Nghìn người biểu tình mang các khẩu hiệu phản đối sắc lệnh của Trump tuần hành ở trung tâm thủ đô London, Anh ngày 4/2. (Ảnh: AFP)

Những người biểu tình tập trung bên ngoài phố Downing ở London (Ảnh: Reuters)

Đám đông biểu tình gần tháp Eiffel ở thủ đô Paris, Pháp. (Ảnh: Reuters)

Một cuộc biểu tình phản đối sắc lệnh của ông Trump cũng nổ ra tại Manila, Philippines (Ảnh: Reuters)

Không hẳn 2 tuần sau khi ngồi vào ghế tổng thống Donald Trump mới lộ tính kiêu căng lộng ngôn lộng quyền như vậy, mà ngay thời gian tranh cử cũng như trước, trong và sau ngày nhậm chức nhiều bài báo tại nước Mỹ phải thốt lên rằng trong lịch sử Mỹ chưa có một Tổng Thống nào kiến thức chính trị kém cỏi nhưng thừa tư cách khả ố như Donald Trump. Chúng ta tham khảo tin này để thấy tư cách Trum tệ đến mức nào. Dù chỉ mới thắng cử chưa nhậm chức nhưng ngày 26/12, Trump đăng trên Twitter của mình: “Liên Hiệp Quốc giờ đây chỉ là một câu lạc bộ cho thiên hạ tụ tập, tán chuyện và vui vẻ với nhau”. Ông Trump bảo rằng LHQ là tổ chức có tiềm năng rất lớn nhưng lại trở thành nơi tụ tập, tán chuyện và là chỗ cho thiên hạ vui vẻ với nhau. Rồi ông thêm một câu cảm thán: “Quá buồn!” - Thật hết biết, tư cách lãnh đạo một siêu cường(!?) 

Nhưng vì sao trọc phú nữa người nữa ngợm nữa đười ươi này lại lọt vào “nhà trắng”? Điều khôi hài của hệ thống bầu cử kỳ quặc duy nhất trên thế giới ấy có rất nhiều ẩn khúc riêng của nó mà lịch sử và người dân Mỹ có trách nhiệm giải mã sau này… Chúng ta chỉ điểm lại những cái “khả ố” định hình bản chất của Trump đã diễn ra trước đó không lâu trong chiến dịch tranh cử và hậu bầu cử...

Thế giới phải dè chừng, Donald Trump là “tổng thống” Mỹ khoác lác không biết ngượng mồm…

Sau lễ nhậm chức tổng thống của Donald Trump, hàng loạt hãng truyền thông Mỹ đưa tin lượng người tham dự sự kiện này chỉ ước chừng 250.000, ít hơn rất nhiều so với lượng đám đông (1,5 triệu) người dự lễ nhậm chức của ông Obama vào năm 2009.

Donald Trump không hài lòng, phẫn nộ tuyên chiến ngay với báo chí và lớn tiếng khẳng định con số ước lượng 250.000 người dự lễ nhậm chức của ông mà báo chí Mỹ đưa ra "là một sự dối trá"(!?) “Thực sự mà nói thì phải có đến 1 triệu rưỡi người, những đám đông trải dài suốt đến tượng đài Washington cả một khoảng không gian đầy người chật cứng... và do chẳng may tôi mở đúng kênh truyền hình để thấy họ (truyền thông) chiếu một khu vực trống vắng, rồi họ nói chúng tôi chỉ thu hút được 250.000 người. Điều đó là một sự dối trá." (lời Trump). Thực tế trong đoạn phim timelapse do PBS Hour đăng tải cho thấy không có lúc nào xung quanh thời điểm nhậm chức của Trump quảng trường Quốc gia Washington lấp kín người.

Trump và cái “loa lòng thòng” Sean Spicer của mình trong cuộc họp báo 

Theo đóm ăn tàn, sau tuyên bố của Trump, trong phiên họp báo đột xuất chiều 21/1, Sean Spicer phát ngôn viên Nhà Trắng của Trump đã khẳng định rằng số người tới Quảng trường Quốc gia Mỹ để xem lễ nhậm chức tổng thống của Trump là “cao nhất” trong lịch sử. "Đó là lượng khán giả đông đảo nhất chứng kiến thời khắc nhậm chức, cả về số người có mặt ở Quảng trường quốc gia lẫn trên khắp thế giới", Spicer tuyên bố, dù ông ta không đưa ra bất cứ bằng chứng so sánh nào để gọi là “cao nhất” nhưng ông ta không quên đe dọa sẽ không khoan nhượng với các kênh truyền thông nào cố tình hủy hoại tính chính danh của tân tổng thống Mỹ bằng việc đưa tin sai về số lượng người dự lễ nhậm chức. Lời hăm dọa này được Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus đưa ra trong chương trình Fox News Sunday ngày 22/1.

Trong khi đó, hệ thống truyền thông Mỹ không hề chùn bước khi đồng loạt đưa lên mặt báo và truyền hình những hình ảnh chứng minh cho công chúng Mỹ thấy điều ngược lại với lời khoác lác của Trump…

Hình ảnh lễ nhậm chức của Donald Trump (trái) 2017 và TT/Obama năm 2009 (phải) được nhiều hãng thông tấn Mỹ đưa ra như trực tiếp nói lên bản chất cố hữu hay khoát lác bịp bợm không hề biết ngượng mồm của Trump.

Cũng cần nhắc lại, 2 tuần trước ngày nhậm chức, Donald trump đã khoe mẻ với tờ The New York Times rằng lễ nhậm chức của ông ta sẽ “có số lượng người tham dự nhiều đến khó tin(!?) có thể đạt mức kỷ lục”. Sau đó, hôm 14-1 Trump còn viết trên Twitter của mình rằng: “Lễ nhậm chức sẽ hoành tráng hơn dự kiến và ngày 20-11 cư dân Washington D.C. sẽ tận hưởng niềm vui”(!?) 

Để vượt qua số lượng người tham dự cao kỷ lục tại lễ nhậm chức của cựu tổng thống Barack Obama năm 2009, đám đông chứng kiến lễ nhậm chức của Trump phải vượt qua con số 1,5 triệu người. Tuy nhiên, những hình ảnh chụp từ trên không ngày 20-1 lại cho thấy lễ nhậm chức của Trump thưa thớt người xem hơn nhiều (khoảng 250.000) so với (1.5 triệu) trong lễ nhậm chức của người tiền nhiệm (Obama) 8 năm trước.

Một bức ảnh chụp từ trên cao cho thấy chiếc trực thăng bay tuần tra, quảng trường còn nhiều khoản trống dù hoạt động của buổi lễ nhậm chức đang diễn ra. Ảnh: Reuters

Donald Trump – Diễn viên hài thiếu nhân cách.

Một ngày sau nhậm chức – Donald Trump đến thăm trụ sở CIA ở Langley, Virginia với tư cách Tổng Thống và có bài phát biểu với các nhân viên ở đây hôm 21.1. Tại trụ sở CIA Trump chứng tỏ hoàn toàn không có phẩm chất của một “tổng tư lệnh” cơ quan tình báo lớn nhất thế giới này, một lần nữa Trump lại dành phần lớn thời gian bài phát biểu để tập trung khoác lác nói về quy mô đám đông tụ họp tại buổi lễ nhậm chức của mình ngày hôm qua (20.1), và khoe khoang sự xuất hiện của hình ảnh tân tổng thống Mỹ trên các bìa tạp chí quốc tế và tuyên bố ông “tuyên chiến với giới truyền thông trong nước, Trump lặp lại quan điểm đánh giá thấp của ông ta với truyền thông Mỹ, ông nói các phóng viên báo chí Hoa Kỳ là những người "trong số những người không trung thực nhất trên trái đất"(!?).

Cựu Giám đốc CIA Brennan vô cùng buồn bã và tức giận với sự tự cao tự đại cá nhân của Donald Trump trước Đài tưởng niệm các anh hùng của CIA”, Nick Shapiro, cựu tham mưu phó của ông Brennan nói thêm: “ông Trump nên tự biết xấu hổ về bản thân mình”. Khi Trump bắt đầu chuyển sang các chủ đề chính trị, đám đông ở khu vực chính lác đác vỗ tay, trong khi các lãnh đạo CIA tỏ ra chịu đựng, không vỗ tay. "Ông ấy sẽ phải chuyên nghiệp và làm nhiều hơn là dùng bức tường tưởng niệm làm phông nền, nếu ông ấy muốn có được sự tôn trọng” Adam Schiff, ủy viên ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ, cho biết.

Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Trump sau khi nhậm chức, được xem là một nỗ lực để hàn gắn quan hệ với các quan chức tình báo sau khi trước đó Trump tỏ ra hoài nghi không đồng tình với báo cáo đánh giá của họ rằng Nga đã tiến hành các cuộc tấn công mạng để hạ uy tín ứng cử viên Hillary Clinton giúp ông thắng cử trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ vừa qua (CNN đưa tin).

Donald Trump phát biểu trước bức tường tưởng niệm 117 ngôi sao của CIA. Đã hy sinh vì nước Mỹ - Ảnh: CNN.

Cựu giám đốc CIA Brennan vô cùng buồn bã và tức giận về sự tự cao tự đại cá nhân của Donald Trump trước Đài tưởng niệm các anh hùng của CIA

Theo đúng truyền thống Mỹ, ngày cuối cùng trước khi rời tòa Bạch Ốc vị tổng thống mãn nhiệm sẽ để lại một thư riêng trên bàn làm việc trong phòng bầu dục cho tổng thống kế tiếp. Ông Obama cũng đã làm y như vậy, đây được coi là chuyện riêng tư giữa 2 tổng thống cũ và mới chẳng phải là chuyện đại sự gì quan trọng, tuy nhiên Trump cũng tổ chức một buổi họp báo với toàn thể bộ sậu nhân viên nhà Trắng của mình và khoe khoang: “Tôi vào phòng Bầu Dục và thấy bức thư tuyệt vời này từ Tổng thống Obama để lại”, Trump hào hứng nói với báo giới trong ngày 22.1 và ra vẻ bí mật: “Tuy nhiên chúng tôi sẽ không tiết lộ nội dung bức thư”… Nói rồi Trump cất bức tư vào túi áo và cười hãnh diện như chưa từng được một tổng thống Mỹ nào gửi thư, cánh nhà báo sau đó rất thú vị đăng tải hình ảnh Trump đang cười tự mãn như một… tên hề trong gánh xiếc.

Donald Trump - Sự hãnh diện méo mó và kiêu căng rẻ tiền, hội chứng của những trọc phú không có tố chất và thực tài lãnh đạo thiên hạ nhưng tự cho mình là một vĩ nhân

Theo BBC, ông Trump đương nhiên được thừa kế tài khoản mạng xã hội Twitter chính thức dành cho tổng thống Mỹ sau khi ông tuyên thệ nhậm chức.

Hình ảnh đầu tiên được sử dụng làm ảnh bìa to nhất cho trang Twitter của Trump là hình ảnh đám đông vẫy cờ Mỹ trước Điện Capitol trong lễ nhậm chức kèm theo là hình ảnh Trump. Tuy nhiên, chỉ một giờ sau đó, bức ảnh này đã được gỡ xuống sau khi nhiều người phát hiện chỉ ra rằng đây là bức ảnh được chụp trong lễ nhậm chức của cựu Tổng thống Barack Obama cách đây 8 năm chứ không phải là hình ảnh người dân Mỹ vẫy cờ chào đón Trump nhậm chức.

Ảnh chụp đám đông vẫy cờ trong lễ nhậm chức của cựu Tổng thống Obama được Trump sử dụng làm ảnh bìa trên tài khoản Twitter ghép ảnh của mình (Ảnh: BBC)

Bức ảnh “cầm nhầm” gây tranh cãi trên sau đó đã được gỡ xuống thay thế bằng bức ảnh mới của Trump trong đó Trump đang đứng nhìn ra bên ngoài cửa sổ mà không thấy Trump có lời giải thích nào về sự thay đổi đột ngột này trên trang Twitter của mình. (một hành vi quá tệ của một tổng thống vừa “đắc cử” ).

Ảnh bìa Twitter của Trump đã được đổi lại sau sự cố “cầm nhầm” ảnh ngày nhậm chức của TT/Obama (Ảnh: BBC)

Chỉ một ngày sau khi Donald Trum nhậm chức - Rất nhiều người biểu tình phản đối Trump ở hơn 70 quốc gia trên thế giới, ngoài nước Mỹ… 

Thăm dò của kênh ABC News và tờ Washington Post gần đây cho thấy Trump có tỷ lệ ủng hộ thấp nhất so với bất kỳ tổng thống Mỹ nào nhậm chức từ những năm 1970 đến nay, tỷ lệ ủng hộ Donald Trump thấp vì người dân Mỹ vẫn còn những nghi ngại lớn về tính khí nói láo không bình thường và đường lối lãnh đạo thiếu chuyên nghiệp của ông Trump.

Các chấm màu đỏ thể hiện nơi diễn ra những cuộc "Biểu tình phản đối Trump" Trong và ngoài nước Mỹ. (Women'sMarch)

Riêng tại Mỹ ngày 21-1, ít nhất 3,7 triệu người đã tham gia biểu tình phản đối ông Trump tại hơn 500 thành phố khắp các Bang nước Mỹ (theo Vox). Các nhà khoa học chính trị khẳng định đây có thể là ngày biểu tình lớn nhất trong lịch sử Mỹ và duy nhất Donald Trum đoạt kỷ lục Guness là tổng thống bị nhiều người dân trong nước và thế giới phản đối nhiều nhất khi nhậm chức.

Tại thủ đô Washington, cuộc biểu tình chống ông Trump thu hút hơn 1 triệu người. Trong khi đó, hàng triệu người ở TP Chicago, Boston, New York, Los Angeles, Philadelphia và hơn 600 thành phố khác ở Mỹ và trên toàn thế giới cũng xuống đường biểu tình chống ông Trump.

Theo Daily Mail, số người biểu tình chống ông Trump hôm 21-1 ở Washington còn đông hơn số người có mặt tại buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của ông ta trước đó.

Dĩ nhiên là sự kiện trên khiến ông Trump không hài lòng chút nào. Thông qua Twitter hôm 22-1 Trump chỉ trích hàng triệu người biểu tình – ông nói: “Tôi đã xem hình ảnh biểu tình hôm qua nhưng chẳng phải chúng ta đã tiến hành bầu cử rồi sao! Tại sao những người này không bỏ phiếu?” - Tuy nhiên, khoảng 1 giờ sau đó, (chắc được cố vấn khuyến cáo) Trump đã đăng tải thông điệp nội dung mềm mỏng hơn: “Biểu tình hòa bình là biểu tượng của nền dân chủ. Tuy không phải lúc nào cũng tán thành nhưng tôi công nhận quyền được bày tỏ quan điểm của công dân”.

Trả lời cho ông qua Twitter – Nhiều người nhắc ông Trump rằng đã có nhiều triệu người Mỹ không bỏ phiếu cho ông trong cuộc bầu cử vừa qua. Một số người khác lưu ý ông Trump đừng quên sự thật rằng kết quả cuối cùng cho thấy ông nhận ít phiếu phổ thông của người dân hơn bà Hillary Clinton.

Lượng người tham dự buổi lễ nhậm chức của ông Trump (trong ảnh) còn ít hơn lượng người biểu tình sau đó hai ngày - ngày 22-1.

Ước tính, hơn 3,7 triệu người biểu tình phản đối ông Trump khắp nước Mỹ. Ảnh: Vox

Tính riêng thủ đô Washington, hơn 1 triệu người biểu tình phản đối Trump

Khoảng 750.000 người biểu tình chống ông Trump ở TP Los Angeles. Ảnh: AP

Ở New York, ít nhất 400.000 người xuống phố biểu tình phản đối ông Trump. Ảnh: AP

Quang cảnh cuộc Tuần hành ở Washington nhìn từ nóc tòa nhà của VOA ở Washington, ngày 21 tháng 1, 2017 (B. Allen/VOA)

Cuộc biểu tình phản đối ông Trump hôm 22-1 được xem là cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Mỹ để phản đối một tổng thống vừa nhậm chức 
(Theo Daily Mail, VOX)

Nhà Trắng tuyên bố "quyết chiến" với truyền thông

Tuổi Trẻ - Nhà Trắng tuyên bố sẽ chiến đấu với truyền thông vì cho rằng họ đã không công tâm khi giảm bớt số người tham dự lễ nhậm chức của ông Trump.

Theo hãng tin Reuters, thông báo do Nhà Trắng đưa ra ngày chủ nhật (22-1), cùng với đó một cố vấn cao cấp của ông Trump cho biết chính quyền mới cũng đã nêu ra những thông số khác thay cho những ước đoán thấp về số lượng người dự lễ nhậm chức. Trong ngày làm việc trọn vẹn đầu tiên trên cương vị tổng thống, ông Trump cho biết đang tiến hành một cuộc chiến với truyền thông, cáo buộc báo chí đã giảm bớt số người có mặt trong buổi lễ tuyên thệ của ông.

Rất nhiều cư dân mạng cộng đồng xã hội Mỹ đã phải ngao ngán vô cùng thất vọng trước “phản xạ” của Trump và bộ sậu mới tại nhà trắng trong ngày đầu tiên làm việc trên cương vị tổng thống Mỹ, thay vì ưu tiên dành cho các việc trọng đại rất cần thiết của quốc gia thì Trump và các “cận thần” lại tủm mủn thay nhau thổi phồng hay vo tròn con số người tham dự lễ nhậm chức, thậm chí còn dành thời gian họp báo đe dọa truyền thông báo chí sẽ cấm cửa không cho tiếp cận nhà trắng tờ báo nào hạ thấp số người tham dự buổi lễ. 

Bên cạnh những kỷ lục “hài hước quái đản” mà Trump đạt được nói trên thì không thể không kể đến một kỷ lục “vô tiền khoáng hậu” khác của Trump cũng rất xứng đáng đưa vào Guinness thế giới…. Đó là Trump, một tổng thống Mỹ sẵn sàng đưa một “quí bà” từng kiếm sống bằng nghề trưng bày “vốn tự có” vào nhà trắng làm “mẫu nghi” của 300 triệu dân Mỹ…

Melania Trump một đệ nhất phu nhân “đặc biệt” (Ảnh: SCOTT OLSON)

Đệ nhất phu nhân nước Mỹ, Melania Trump

Từ những trích dẫn nhiều nguồn báo chí quốc tế khác nhau trước, trong và sau kỳ bầu cử TT/Mỹ nói trên, khách quan có thể nhận diện đánh giá được: (Bất chấp việc TT/Trump hay các thẩm phán liên bang Mỹ ai là bên thắng kiện trước sắc lệnh “cấm nhập cư”) thì một sự thật cả thế giới đều nhận thấy ấy là chưa bao giờ hệ thống chính trị Mỹ yếu kém như hiện nay. Nước Mỹ đang chứng kiến sự chia rẽ sâu sắc trong lòng quốc gia và suy giảm nghiêm trọng vị thế lãnh đạo của mình trên toàn thế giới mà nguyên nhân không nhỏ là từ hệ thống bầu cử gián tiếp kỳ quặc nhất thế giới, hàng trăm triệu lá phiếu phổ thông trực tiếp của người dân Mỹ giá trị không bằng 538 lá phiếu của các cá nhân mang cái mác là “đại cử tri” khi mà tại quốc gia này hoạt động vận động hành lang (lobby) đã và đang là một thứ văn hóa chính trị hợp pháp thì một tỷ phú lắm tiền như Donald Trump không cần phải nhúng tay vào mà thông qua những kẻ vô danh tiểu tốt nhưng khéo “buôn vua” như Stephen Miller và Steve Bannon (nói trên) cũng biến cái không thể thành có thể không mấy khó khăn bởi bằng những miếng mồi béo bở không cần đếm (nhiều con số) người ta có thể “đi đêm” vận động hành lang (lobby) mua vài chục lá phiếu “đại cử tri” dễ dàng hơn rất nhiều so với vận động vài chục triệu lá phiếu phổ thông từ cử tri đại chúng và vì vậy bà Hilary Clinton dù đại bộ phận thăm dò độc lập dự đoán 90% sẽ thắng cử (thực tế hơn Donald Trump 3 triệu phiếu phổ thông) cũng đành ngậm ngùi nhìn gã hề này bước vào nhà trắng bằng những lá phiếu “đại cử tri” trội hơn.

Đáng tiếc hơn nữa, trước và trong bầu cử các cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (kể cả CIA) chỉ tập trung lo chống khủng bố bầu cử mà như ngũ quên, xem nhẹ không đánh giá hết những động thái của các kẻ thù lớn đễ cho TT/Nga Putin (con cáo già cựu giám đốc cơ quan tình báo KGB Nga) thoải mái nhúng tay vào chính trường nước Mỹ ngấm ngầm phá bĩnh tung tin gây bất lợi cho ứng viên Hilary một chính khách dày dạn kinh nghiệm chính trị mà Putin rất kỵ rơ khi đối đầu, để hổ trợ cho “con cừu” non nớt chính trị Donald Trump - một kẻ ưa sống thác loạn mà Putin có thể đã nắm thóp (Trong một hồ sơ do CIA truy được có chứa những chi tiết “tục tĩu” gây sốc về hoạt động tình dục của Trump khi ông ta cư ngụ ở một khách sạn tại Moscow, do điệp viên Nga thu thập bằng cách ghi âm và quay video) (3) Hồ sơ còn đưa ra những cáo buộc các thành viên trong đội ngũ phục vụ tranh cử của Trump có trao đổi với các quan chức Nga trong quá trình bầu cử Mỹ diễn ra. 

Putin: “Chúc mừng Trump con cờ mới của nước Nga trên bàn cờ di động”

Đến đây thì có thể hiểu được phần nào vì sao Donald Trump trước, trong bầu cử và sau khi đắc cử thường chỉ trích một cách vô trách nhiệm với đồng minh NATO và liên minh EU nhưng ngược lại luôn ca ngợi Putin và nước Nga, thật kỳ lạ Donald Trump liên tục bày tỏ hoài nghi về kết quả điều tra của cơ quan tình báo Mỹ CIA (mà nay đương nhiên Trump là “tư lệnh”) một công cụ an ninh quốc gia quan trọng mà mọi tổng thống Mỹ đều tuyệt đối tin dùng . Hôm 2-1-2017 Trump bất chấp lời một vị cố vấn cấp cao của chính mình cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) James Woolsey, cố vấn mới của Trump trong các vấn đề an ninh quốc gia, đưa ra với đài CNN, phản ánh một quan điểm hoàn toàn khác với Trump. Theo lời ông Woolsey, ông tin rằng Nga và có thể những đối tượng khác nữa có dính líu đến vụ tấn công mạng liên quan tới cuộc bầu cử vừa qua tại Mỹ.

Riêng Trump một mực cho rằng sự can thiệp từ các thế lực bên ngoài, Nga, nếu có, không ảnh hưởng đến kết quả bầu cử tổng thống vừa qua tại nước này. Thậm chí ông Trump còn cho rằng việc cáo buộc Nga đứng sau vụ tấn công mạng là một hành động vô trách nhiệm.(!?) Cũng có nghĩa sau khi CIA đã có kết luận chính thức về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 nhằm giúp ông Trump trở thành Tổng thống, Tổng thống Barack Obama ra lệnh trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga ra khỏi nước Mỹ vào ngày 29.12.2016 với lý do Moscow đứng sau vụ tấn công mạng can thiệp vào kết quả bầu cử Mỹ vừa qua, đó là “vô trách nhiệm” theo Trump? (1 tuần sau đó với áp lực của các chứng cứ Trump phải miễn cưỡng chấp nhận Nga can thiệp bầu cử Mỹ là có thật).

Và rất thú vị, như để tưởng thưởng khuyến khích cho quan điểm này của Trump, nước Nga thay vì trục xuất 35 viên chức Mỹ tương đương thì lại quyết định không trả đũa “không trục xuất” bất cứ nhà ngoại giao Mỹ nào tại Moskva, một điều rất lạ và hiếm thấy theo công thức “một đổi một” trong đối đầu tranh chấp ngoại giao.

Dù không rõ ràng nhưng “con cáo già cựu GĐ tình báo KGB Nga” Putin cũng lộ diện trong nước đi cao kiến “nhất cử lưỡng tiện” của mình. Không trả đũa trục xuất bất cứ nhà ngoại giao Mỹ nào là gửi sẳn trước một hình ảnh khác của nước Nga và Putin hiếu hòa để theo Donald Trump ra trước lưỡng viện Mỹ mà đảng Cộng Hòa (của Trump) đang thâu tóm để Trump thuyết phục dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga sớm nhất có thể và sau đó những viện trợ quân sự cho Nato từ Mỹ sẽ hạn chế hơn dưới triều đại Trump và Quốc Hội Mỹ hiện nay, thứ đến là nương theo đà “Brexit” (nước Anh rời châu Âu) Putin muốn gửi đến toàn thể công dân EU hình ảnh thân thiện của Mátxcơva (giữa lúc Mỹ và EU đang cơm không lành canh không ngọt) hầu làm cho 28 cái mắc xích Nato lõng lẽo hơn nữa (điều mà Putin và nước Nga luôn mong muốn).

Tóm lại, chưa đầy tháng tuổi, còn quá sớm để người ta tin rằng một tay chuyên kinh doanh và đầu cơ cổ phiếu đang tập sự làm chính trị trong vai trò Tổng Thống một siêu cường, Donald Trump có đưa được “nước Mỹ vĩ đại trở lại” (theo lời Trump) hay không? Nhưng người ta có thể nhìn thấy con đại bàng Mỹ không còn sãi cánh hùng dũng làm chủ bầu trời thế giới như xưa, nó đang thấm mệt ủ rủ trên tàng cây khô mà dưới gốc con gấu đông (Nga) và con gấu trúc (TQ) đang vờn quanh muốn leo lên, bất cứ lúc nào có thể, nhưng với Trump điều đó không quan trọng miễn sao “ta là tổng thống Mỹ chủ nhân nhà trắng bất cứ ai gặp ta cũng phải cúi đầu” đó mới chính là điều quan trọng nhất. 



___________________________________________

Chú thích:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo