Ngoại Hình
NT Thành và Hồ Chí Minh bút tích khác nhau. Bắt chước dù hay, vẫn sai sót. (1) Cũng tương tự, giả mạo người, mày mặt dễ chỉnh hình, tầm vóc cao thấp khó sửa đổi.
Nguyễn Ái Quốc cao 1m62, gầy chắc, môi dày theo hồ sơ của sở Mật thám Bắc Kỳ.
Ảnh dưới: Nguyễn Tất Thành mặc sơ mi trắng tay dài, thắt ca vat, ngồi góc phải.
1) Chép lại có chua nghĩa: OF THE CRIMINAL POLICE IN TONKIN (của sở Cảnh sát hình sự Bắc Kỳ)
No. 39 - NGUYỄN-ÁI-QUỐC, Nguyễn-Tất-Thành, or (hoặc) Nguyễn-Văn-Thành, also known as (còn được biết như là) Nguyễn-Sinh-Con or Nguyễn-Bé-Con, also known as Lý-Thụy, born in 1892 in (sinh năm, tại) Kim-Liên (Nghê-An), son of deceased (con của người quá cố) Nguyễn-Sinh-Huy, also known as Nguyễn-Xuân-Sắc.
PHYSICAL CHARACTERISTICS: Height 1m62.* lean build, thick lips.
(ĐẶC ĐIỂM NHÂN DẠNG: Chiều cao 1m62,* vóc gầy chắc, cặp môi dày). [Chính xác!]
*Chú ý: Chiều cao trung bình của người VN: nam 1m621, nữ 1m522 (số liệu 25/7/2017). Chiều cao tối đa là ở tuổi 20-22. Khi về già, chiều cao mọi người đều giảm tổng cọng từ 2,5 đến 7,5 cm so với hồi còn trẻ, bắt đầu giảm chậm từ tuổi 40, giảm nhanh sau tuổi 70. Sáng vừa ngủ dậy chiều cao lớn hơn trong ngày 1-2 cm.
2) Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp trên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin, đưa Người ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. (Ảnh tư liệu). (http://hanoi.vietnamplus.vn/Utilities/PrintView.aspx?ID=4919)
(http://hiec.org.vn/bo-anh-trien-lam-chu-tich-ho-chi-minh-va-dao-duc-thoi-dai) Chú ý: Thành thắt ca vát.
HCM phải cao mấp mé trên dưới 1m70? theo các hình chụp (1946-1950) với cộng sự.
1) Chính phủ VNDCCH được bầu ngày 3.11.1946.
2) Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Nguyễn Chí Thanh, Hồ Chí Minh, Việt Bắc 1950.
NAQ (Lý Thụy) người VN, tầm thước, song HCM là người tương đối có chiều cao.
Tuổi tác sửa đổi tầm vóc, trước 20-22 và quá tuổi 50. Đi giày đế cao, nhón chân hoặc cúi đầu, rụt cổ còng lưng, gập gối... và giờ giấc trong ngày cũng tạm thời có tác dụng.
NHÂN CÁCH.
Bức thư Nguyễn Tất Thành gửi Pháp viết và trình bày mỹ thuật.
NT Thành xin học trường thuộc địa là chuyện thường tình thời đó, “chim khôn đậu nóc nhà quan”. Hai cha con, cụ Sắc và Tất Thành tất đã bàn soạn kỹ từ trước.
Di chúc HCM được CSVN khoe hàng quá lố như sau:
“Nhìn lại mới thấy thiên tài của Bác, mới thấy bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tài sản vô giá của nhân dân ta. Người tượng trưng cho tinh hoa dân tộc Việt Nam, là nhà văn hóa kiệt xuất thế giới, là người thầy vĩ đại.
Có thể nói, với Hồ Chí Minh, tư tưởng gắn liền với đạo đức...”
Hàng năm CS tổ chức học tập thực hiện tốt theo Di chúc của Hồ Chủ Tịch.
“Trường đồ tri mã lực, sự cửu kiến nhân tâm”,
(Đường dài hay sức ngựa, việc lâu thấy lòng người).
Ở lâu biết CS phường gian dối. Hiện tại mạng Internet cung cấp thông tin đa chiều tùy chọn.
Có 3 chứng cứ dựa trên việc làm cụ thể, vạch mặt trái con người HCM là như thế nào:
1) Tư tưởng HCM cộng sản tàn ác, độc tài: “Cải cách ruộng đất 1954-1956”.
2) Đạo đức HCM dâm ô bẩn thỉu: Công du Indonesia 1959, hôn bừa gái trẻ, báo chí lên án.
3) Phong cách HCM thiếu tự trọng, đáng khinh, là kẻ độc nhất trên cõi đời cầm giấy đọc, trả lời báo chí xin phỏng vấn!
Tư tưởng ấy, đạo đức ấy, phong cách ấy buộc toàn dân học tập ư?
Viết tiếng Việt thì HCM bỏ ra 4 năm, viết một di chúc ngắn không tôn trọng chính tả Việt ngữ.
Nói tiếng Việt thì HCM ngắc ngứ trước đám đông; được phỏng vấn thì HCM trả lời trên giấy.
Năm 1966, Nhật Bản xin phỏng vấn quay phim màu nên “họa lai thần ám”, HCM chấp thuận.
Lâm sự, ngồi đối thoại với người Nhật, than ôi! HCM nhìn vào giấy đọc từng câu trả lời chép sẵn, có thông dịch viên tiếng Nhật. Thật trò hề với Nhật Bản! Bêu nhục quốc thể.
Nếu là Nguyễn Tất Thành thì chẳng làm vậy.
Bản di chúc ấy, cuộn phim màu Nhật Bản phỏng vấn HCM năm ấy cùng các hình ảnh ngoại hình, chính là tài sản vô giá giúp vén màn bí ẩn về thân thế HCM, khác NT Thành, người VN, rành tiếng Việt.
________________________________
Chú Thích:
(1) Thư Nguyễn Tất Thành Đối Chiếu Di Chúc Hồ Chí Minh.