* Nguyễn Thị Cỏ Mây - Chúc mừng sinh nhật lần thứ 9 của DLB
* Em Bụi - Tản mạn sau 6 năm là thành viên Dân Làm Báo
* Phạm Văn - Sức mạnh của tính trung thực, thẳng thắn, quyết liệt của DLB
* Trần Quốc Việt - Cảm ơn người đã mở đường và những người đi trên đường
* Em Bụi - Tản mạn sau 6 năm là thành viên Dân Làm Báo
* Phạm Văn - Sức mạnh của tính trung thực, thẳng thắn, quyết liệt của DLB
* Trần Quốc Việt - Cảm ơn người đã mở đường và những người đi trên đường
* Vũ Đông Hà - Dân Làm Báo, Đ.A., Bụi và Bobby
* Mẹ Nấm - Dân Làm Báo thêm tuổi - Một quãng đường nhìn lại
* Nguyên Thạch - Nỗi buồn năm tháng!
__________________________________
Nguyễn Ngọc Già - Ngày này, chín năm về trước, Nguyễn Ngọc Già đã viết:
"...Dân Làm Báo dành cho tôi - một kẻ "tay ngang" trong viết lách - vinh dự để tâm tình cùng độc giả nhân ngày trang blog này tròn 4 tuổi: 22/8/2010 - 22/8/2014, dù tôi viết trên đây chỉ hơn một năm..."
Bốn tháng sau đó, Nguyễn Ngọc Già nằm chèo queo trong xà lim sau 2 lớp cửa bằng thép lá nặng nề... Mỗi khi cai ngục lục đục mở khóa, cánh cửa lại rên lên, nghe thật kẽo kẹt và đầy ai oán, nhất là những đêm khuya, nếu xà lim kế bên "động đậy", "tiếng than vãn" đó lại rên lên "não nề" để "đón" hoặc "đưa" những thân phận tù đày mới, cũ!
Những đêm đầu trong xà lim tăm tối, chật hẹp với mỗi một bóng đèn compact vàng vỏ và âm u cùng với một tên "nhảy xô", tôi thật trằn trọc rồi thiếp đi trong mộng mị....
Cho đến khi bàn chân có cảm giác nhột nhạt như ai đang "cù lét", tôi mới giật mình tỉnh thức và nhìn xuống...
Hai chú gián ngo ngoe với những chiếc râu dài cùng những "bàn chân" đầy lông lá đang "khều nhè nhẹ" vào lòng bàn chân tôi...
Hai chú gián chui từ miệng của hố xí - nơi mà tôi cần phải đặt chân mình vào "sát sàn sạt" đó, nếu không muốn sáng ra cả đôi chân tê dại vì khoảng không gian bé tí 1m x 1,5m cùng với việc nằm xéo qua để tạo cho thân mình nghiêng thành cạnh dài nhất, khi lấy vách tường xà lim và hố xí làm 2 cạnh kia của một tam giác vuông!
Hai chú gián vội vàng bỏ chạy về nơi "cư ngụ" của chúng một cách nhanh nhẹn và mất tăm, sau cái lỗ đen thùi và sâu hoắm kia...
Không ngủ được, tôi nhớ rất nhiều về những ngày bên ngoài song sắt...
Một trong những nỗi nhớ đó là... nhớ về thôn Dân Làm Báo!
Tôi nhớ nhiều bài báo của mình và những người bạn trong thôn.
Tôi không quen biết ai trong thôn Dân Làm Báo, kể cả anh Vũ Đông Hà.
Một hôm "đi cung", sau khi dông dài về những bài bình luận (của tôi) trên Dân Làm Báo, viên an ninh hỏi:
- Anh viết cho Dân Làm Báo lâu rồi có nhận tiền không?
- Không - Tôi trả lời
- Không thật à?
- Các ông có đủ phương tiện điều tra mà! Cứ coi tài khoản của tôi thì biết.
- Rủi họ đưa anh bằng tiền mặt thì sao chúng tôi biết được.
- Há há há! Họ đưa tiền mặt cho tôi mà các anh không biết thì các anh làm an ninh để làm gì?!
- Vậy anh có biết Vũ Hà Đông không? - Viên an ninh chuyển đề tài với vẻ hơi thẹn.
- Không! Tôi không biết Hà Đông - Hà Tây gì cả.
- Trời! Vũ Hà Đông là chủ trang Dân Làm Báo mà anh nói không biết!
- À! Tôi nhớ rồi!
Đến đây thì viên an ninh chồm sát cạnh bàn đối diện tôi, với vẻ hớn hở “cá cắn câu rồi”.
- Nghe nói… Hà Đông hợp với Hà Tây về Hà Nội rồi mà?! Tôi tiếp lời.
Viên an ninh tiu ngỉu!
Mục đích của câu hỏi này chỉ chờ tôi nói:
- Làm gì có Vũ Hà Đông, chỉ có Vũ Đông Hà thôi!
Và thế là “dính bẫy”...
Sau 3 năm tù, tôi cam đoan (chắc nịch): Người CS không bao giờ tin ai, ngay cả với đồng chí của họ cũng thế. Do đó, cái gọi là “đoàn kết” chỉ là “xảo ngôn ngụy ngữ”. Cho nên, việc họ “chiến thắng” không phải từ đó!
Mà nói thiệt! Cho đến bây giờ tôi cũng chưa một lần nói chuyện với anh Vũ Đông Hà, dù đã hơn sáu năm, kể từ dạo ấy.
Tôi vẫn "như ngày xưa", dù viết ít hơn vì điều kiện thời gian không cho phép. Tuy nhiên, điều đó không hề trở thành hàng rào ngăn cách tình cảm của tôi với Dân Làm Báo.
Mang tiếng là "thôn", nhưng ở Dân Làm Báo có nhiều "tay viết" thật "cự phách" với nhiều bài đạt độ uyên thâm về chuyên môn, cả về tính thẩm mỹ trong bút pháp. Tôi học được nhiều từ các bậc đàn anh trong nghề: Tưởng Năng Tiến, Mai Thanh Truyết, Đào Tăng Dực, Nguyên Thạch, Trần Quốc Việt, Cao Đắc Tuấn v.v...
Và thú thật, trong những "đàn anh" kể trên, tôi cũng chưa bao giờ quen biết hay tiếp xúc với bất kỳ một ai!
Dân Làm Báo - vậy đã đủ, cần gì biết thêm, khi "Văn Là Người" và những "cây viết" trong thôn cũng như tôi, tự nhận thấy trách nhiệm của mình đối với quê hương. Tôi yêu quý họ bởi sự giản dị như vậy đó!
Khi mỗi người trong thôn đều nhận thấy bổn phận làm người Việt Nam trước hiện tình đất nước điêu linh để làm cho tròn trách nhiệm của mình, vậy là... đã đủ để cùng nhau "đón bạn về thôn" - một lần nữa...
Những âm thanh nhè nhẹ, man mác nỗi niềm lại đầy tin tưởng, sắt son của những người bạn thân vẫn đọng lại cho đến mai sau, để kể cho thế hệ trẻ về những ngày "Dân Làm Báo".
Hồi xưa, không ai biết Nguyễn Ngọc Già. Bây giờ, Nguyễn Ngọc Già được bảo bọc, được tin tưởng, được thương mến. Vậy hà cớ gì, Nguyễn Ngọc Già không hát rằng:
Ngày mai khi xuân về khắp nơi
(Bà già trầu, quê Cần Giuộc, (gạo Nàng thơm), tỉnh Chợ lớn).
Em Bụi - Thế là Bụi đã theo gót chân của Dân Làm Báo được 6 năm. 6 năm cộng tác với Dân đã giúp Bụi trưởng thành hơn rất nhiều, Bụi đã được nhiều hơn mất, ngoài mái ấm nhỏ, Bụi còn có thêm những người Anh Chị hết lòng vì những đứa em trời ơi đất hỡi.
Bụi đã thấy những giọt nước mắt của Anh Chị khi nghe tin 1 người em của mình bị bắt và kết án.
Bụi thấy những giọt nước mắt vui mừng và hạnh phúc của Chị khi những nỗ lực vận động đạt được những mục đích như Chị đã đặt ra... sau đó Chị lại âm thầm làm những công việc cần làm trước mặt, cho những người mà Chị chưa một lần gặp mặt hay nói chuyện.
6 năm, Bụi học được 1 chân lý từ Anh Chị đó là đấu tranh không phải để được khen thưởng và tung hô:
“Hạnh phúc và phần thưởng không nằm ở chỗ "được nhắc tới" mà là ở chỗ mình sống một cuộc đời có ý nghĩa và làm những việc có ý nghĩa.
Ngày nào mà mình hoạt động vì có được lời khen, ngày đó mình còn làm nô lệ dư luận và không bao giờ trở thành một người tự do đích thực.”
6 năm, Bụi càng thấy rõ hơn sự dấn thân, hy sinh âm thầm cho đất nước của các Anh Chị.
Bụi thực sự cảm phục sức làm việc của những người Anh người Chị của Bụi, họ làm việc không kể ngày đêm, làm việc như thể ngày mai cộng sản sẽ sập.
6 năm, Bụi đã khôn ra nhiều, đã biết rạch ròi giữa đúng là sai, đã biết khi nào nên dừng lại, biết im lặng khi cần thiết.
6 năm, Bụi cảm nhận rõ hơn về sức mạnh của truyền thông đại chúng, mỗi chúng ta thật sự là những Chiến sĩ Thông tin, đấu tranh âm thầm nhưng thật hiệu quả.
6 năm, cũng cho Bụi nhìn thấy mặt trái của một số người trong hàng ngũ đấu tranh. Có những người ở nhà sẵn sàng đánh đập vợ con, cháu chắt nhưng ra đường vẫn rao giảng điều hay lẽ phải và được cộng đồng mạng ca tụng. Có người thì ở nhà bỏ bê vợ con, ra ngoài bồ bịch. Có những người phản bội, hại chính những người đã từng cưu mang giúp đỡ mình. Cũng có những người chia bè kết phái để nói xấu, lăng mạ, xỉ nhục thậm chí vu tiếng oan cho người vô tội... nhưng chỉ cần ai động tới hoặc lên án thì sẽ bị cho là đánh phá, là cộng sản, rồi sau đó tất cả đều được cho chìm xuồng và bị “cấm” lên tiếng vì “đại cục” vì con đường đường đấu tranh - lật đổ chế độ độc tài CS. Nếu vậy chẳng khác nào họ đã nhân danh đấu tranh để có quyền phỉ báng những người có quan điểm bất đồng, họ nhân danh đấu tranh để có quyền trà đạp lên nhân phẩm của người khác hay sao? Họ nhân danh đấu tranh để có quyền đánh đập vợ con người thân trong gia đình?
Để lật đổ chế độ độc tài mỗi người chúng ta cần phải bịt mắt, bịt miệng, bịt tai lại trước những tật xấu của chính những người hoạt động?... điều đó chẳng khác nào khi một chế độ độc tài chết đi thì một chế độ độc tài khác sẽ lại nảy sinh và nhiều khi còn tệ, ác hơn chế độ cũ.
Nếu nhân quyền trong chính gia đình của mình không được tôn trọng và đảm bảo thì đừng nói đến việc đấu tranh nhân quyền cho những người khác hay rộng lớn hơn cho đất nước.
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 9 của Dân Làm Báo. "Bà giáo già chưa chồng khó tính" xin “tri ân” DLB đã là cầu nối xe duyên cho Bụi và anh bạn cùng nhà. Chúng tôi đã gặp nhau trong ngôi nhà của Dân Làm Báo, và gia đình nhỏ của Bụi được gầy dựng lên từ Dân Làm Báo. Với một “phản động nhí” mới chào đời, Bụi đã và đang là một trong những người có được hạnh phúc trọn vẹn như lời Anh Chị cả đã nhắn nhủ gia đình Bụi trong ngày cưới: “Điều hạnh phúc nhất là tìm được người bạn đồng hành để đi suốt con đường cuộc sống, tụi em đã tìm được nhau và nguyện đi cùng nhau đến trọn con đường...” “Trong đời có 3 điều quý, Tình Yêu, Hy Vọng, Đức Tin. 2 em có cả 3, Tình Yêu cho nhau & Hy Vọng cho đất nước và Đức Tin sẽ giúp gìn giữ 2 em để mãi sống phụng sự...”.
Có thể nói, được gặp Anh Chị và được làm chung với các anh chị trong thôn Dân là một trong những điều may mắn nhất của cuộc đời Bụi.
Đối với Anh Chị, niềm vui là khi thấy các em của mình được hạnh phúc, tuy nhiên nhiều khi tụi em đã không hiểu được lòng Anh Chị, còn đòi hỏi thế này thế kia, khiến Anh Chị phải buồn phiền... Anh Chị cho tụi em xin lỗi nghen.
Em cũng cám ơn Anh Chị đã giúp em có một cuộc đời đáng sống hơn, giúp “khai quật” những khả năng còn tiềm ẩn trong con người em, giúp em trở thành một người biết sống tử tế hơn, có trách nhiệm hơn. Cám ơn vì tất cả những tình cảm mà Anh Chị đã giành cho cả gia đình đứa em này.
Để thay cho lời kết, và những điều em muốn nói, em xin dẫn lại một đoạn của bài viết cách đây 4 năm em từng viết, em thấy nó vẫn thích hợp trong thời điểm này.
“Tới đây, tôi chợt nhớ tới một người Anh - người mà tôi hết lòng kính yêu. Tôi hiểu được sự hy sinh của Anh cho đất nước này, tôi hiểu được những gì mà anh đã dành cho những người em thân yêu của Anh, nhưng rồi, từng người, từng người một rời anh (tôi gọi đó là sự bội bạc, còn nhiều người cho đó là sự lựa chọn), họ chỉ quan tâm tới những cảm xúc của cá nhân họ, họ cho đó là quyền và sự lựa chọn của họ, ừ thì đó là “quyền tự do của họ”. Nếu họ nghĩ đó là “quyền tự do của họ” mà không đếm xỉa gì tới những người xung quanh, những người đã từng coi họ là anh em trong một nhà thì... Bức xúc, buồn... tôi đã chia sẻ lên Facebook cá nhân của mình.
Anh,
Cái "tội" lớn nhất của anh là "tội" giỏi hơn nhiều người khác, đàng hoàng hơn nhiều người khác, tử tế hơn nhiều người khác. Cái "tội" sẵn sàng chấp nhận để người khác phụ mình chứ không bao giờ phụ người. Những lúc như thế anh luôn chọn thái độ im lặng và tôn trọng đối phương. Em hiểu anh, em cảm nhận được nỗi niềm tận sâu trong đáy lòng anh...
Người như anh sẽ không được đám đông bát nháo đón chào. Em muốn nói với anh rằng: Em sẽ mãi là người em, người bạn đồng hành thủy chung của anh trên con đường đầy chông gai, nguy hiểm này. Nhiều người hỏi em, anh là người thế nào? Làm việc với anh có căng thẳng không? Có bị áp lực không? v.v... Em có thể thẳng thắn nói rằng, em chưa bao giờ bị áp lực bởi anh, có chăng chỉ đôi lúc quá nhiều việc khiến em bị căng thẳng, nhưng rồi nó cũng tan biến hết... và còn lại là Tình Anh Em.
Ngay từ ban đầu em làm việc, em chưa bao giờ nghĩ vì anh mà em nhận nó, em cũng không làm việc cho anh, không làm việc "dưới trướng" của anh. Đó là tâm lý của người yếm thế, tự ti và mang bản ngã quá lớn, họ không đủ sức mạnh tinh thần để vượt qua được...
Với em, em không làm việc cho anh hay cho bất cứ cá nhân nào khác. Em làm việc vì chính em, vì em muốn được tự do. Và không ai khác ngoài anh sẽ cho em cảm giác an toàn để bước trên con đường đầy trông gai nhưng chắc chắn sẽ chạm đến được tự do.
Có thể anh chưa thực sự hoàn hảo (trên đời này không có một ai là hoàn hảo cả) nhưng anh rất nghiêm khắc với chính bản thân và những đứa em của mình.
Bên anh luôn có em, và nhiều người em nữa. Mong rằng anh, em và tất cả chúng ta luôn can trường và nghị lực nghe anh. We are a Family.
Và đến tận bây giờ, chính cái "giỏi", cái ‘"đàng hoàng" của anh lại làm nhiều người ghét hơn nữa, họ sẵn sàng suy diễn anh đủ thứ trên đời, nói anh thế này nói anh thế kia... nhưng trên hết anh luôn lựa chọn cho mình một thái độ im lặng và tiếp tục bước đi trên con đường anh đã chọn.
Trước những lời chửi tục tĩu, những gán ghép vu khống nhau một cách vô duyên, anh nói "Mình đi làm những thay đổi tốt đẹp thì không thể nuôi dưỡng chấp nhận những rác rưởi trong nằm ngay trong nhà mình... Anh không thể nhắm đến một điều tốt đẹp, có đông người ủng hộ mình mà chân đạp cứt, trong túi quần toàn đồ phế thải, miệng dính toàn đồ dơ... Nếu đến lúc phải như vậy thì anh từ giã mọi người...". Anh đúng.
Cuộc sống này để yêu thương và chia sẻ. Tình yêu của Anh Chị chính là một phần hành trang cho em bước tiếp trong quãng đời còn lại, và em sẽ đem Tình Yêu đó đi lan toả tới những người đang cần được yêu thương và sẻ chia...
Sức mạnh của tính trung thực, thẳng thắn và quyết liệt của trang Dân Làm Báo
Phạm Văn
Hôm nay, ngày 22 tháng Tám năm 2019, một ngày mà có lẽ đối với rất nhiều người chỉ là một ngày bình thường như nhiều ngày khác, nhưng đối với tôi, đây là một ngày rất quan trọng và có ý nghĩa, đó là ngày sinh lần thứ Chín của trang Dân làm báo. Tôi thường hướng đến ngày này với niềm vui, tự hào và cả sự trân trọng - kính trọng. Tôi đặc biệt ấn tượng về những tính chất, đúng hơn, những giá trị của trang báo này, đó là tính trung thực, thẳng thắn và quyết liệt. Dĩ nhiên, đây không phải là tính chất riêng, chỉ của trang báo này, điều tôi muốn nói là Dân làm báo cùng với trang Basàm Nguyễn Hữu Vinh, là những trang báo mới, nói lên tiếng nói Tự do - Dân chủ mà đầu tiên tôi đọc được, nhưng Dân làm báo đã trở thành bến đỗ tinh thần và suy nghĩ của tôi. Tôi không chỉ đọc mà còn, cho đến nay sau hơn một năm, đã viết được khá nhiều bài cho trang này.
Trước hết, xin nói ngắn về tính trung thực, thẳng thắn và quyết liệt: - Trung thực là nói đúng sự thật, nói được bản chất của sự việc; - Thẳng thắn là không quanh co, mập mờ, là nói yêu là yêu, ghét là ghét, xây là xây, chống là chống, xóa bỏ là xóa bỏ; - Quyết liệt là can đảm, nhằm thẳng vào đối tượng là chế độ độc tài cộng sản giả hiệu để phê phán, vạch trần những tội lỗi của chúng. Tuy vậy, ở đây tôi muốn tập trung nói về sức mạnh thực sự bên trong những giá trị này.
Cách đây hai ngày tôi có nghe một livestream nói về một em bé gái gốc Việt Nam sinh ra đã không có hai tay và được cha mẹ người Mỹ nhận nuôi dạy. Em đã tập vẽ bằng đôi chân của mình và đã dùng những đồng tiền thu được nhờ bán những bức tranh gửi tặng những người nghèo. Đương nhiên, chỉ như thế câu chuyện đã làm ta rất cảm động, nhưng nếu chỉ như thế thì có thể thấy ở Việt Nam cũng đã có Nguyễn Ngọc Ký viết bằng hai chân, trên thế giới có rất nhiều người có tấm lòng hào hiệp bao la. Điều rất đáng lưu ý là ở chỗ khi người ta hỏi về việc em không có hai tay (hẳn có ý rằng em có buồn vì điều này không), em đã trả lời rằng “Chúa sinh ra như thế!” Đây là điều làm tôi thật sự cảm động và ấn tượng.
Thực ra, Chúa về bản chất là vấn đề của tâm hồn, của cái tinh thần, tư tưởng, là vấn đề tận cùng của tồn tại, của sự sống, đời sống con người. Tôi thường nói với nhiều người trong các buổi thảo luận liên quan đến các đề tài về tôn giáo, về triết học nói chung rằng tôi tin vào Chúa không (hoặc có thể chưa phải) theo nghĩa Chúa là đấng thiết kết-sáng tạo ra mọi vật, vũ trụ, mà theo nghĩa là cái vô cùng vô tận của tồn tại. Đối với tôi, điều này thật sự trở thành chỗ dựa về tinh thần, tư tưởng trong cuộc sống. Tôi thấy mình trở nên khiêm nhường, thanh thản, tư duy không còn cứng nhắc, một chiều, trái lại cởi mở, và dễ tiếp cận hơn đối với những vấn đề mà trước đây đối với tôi là rất khó như tự do, giá trị, ý nghĩa cuộc sống v.v...
Cho nên, theo tôi sức mạnh thực sự của tính trung thực, thắn thắn, quyết liệt của trang Dân làm báo, cụ thể hơn của các anh chị em trong Ban biên tập, những cộng tác viên của trang báo này chính là ý thức trách nhiệm trước Nhân dân, Dân tộc và Tổ quốc Việt Nam yêu dấu của chúng ta. Nhân dân, Dân tộc Việt Nam chúng ta - một Nhân dân, Dân tộc rất kiên cường bất khuất trước lũ giặc ngoại xâm truyền kiếp phương Bắc, một Nhân dân, Dân tộc mà về tiềm năng sức mạnh (phải chăng chỉ cần nghĩ đơn giản về em bé gái như đã nói trên kia?) chắc chắn không kém gì các dân tộc tiến bộ, vĩ đại và văn minh khác nhưng đã bị giam hãm trong chế độ quân chủ gia trưởng kiểu Trung Quốc, bây giờ còn nặng nề, tăm tối, thảm khốc hơn dưới chế độ độc tài cộng sản mà hiện giờ là giả hiệu, đó là chế độ quân chủ gia trưởng biến dạng-thối nát, một chế độ ngu tối, hèn nhát, tham lam, tàn ác và bán nước.
Một người yêu nước thật sự, chân chính không thể không thấy và không yêu những tiềm năng lớn lao của Nhân dân, Dân tộc - con người Việt Nam. Vì, nếu không có cái tiềm năng ấy thì mọi tài nguyên, đất đai, điều kiện vật chất phỏng có ích gì? Điều này còn cho phép ta suy nghĩ, thấy rõ hơn sự khốn cùng ngu tối và man rợ của kẻ bán nước, của những kẻ đầy đọa dân tộc, nhân dân mình chính là ở chỗ đã và đang bóp chết những tiềm năng, tương lai của dân tộc, giống nòi.
Các anh, các chị trên trang Dân Làm Báo và tất cả chúng ta trên tất cả các phương tiện, hình thức truyền thông lề dân - nhân dân đã và đang làm tất cả để thức tỉnh các tiềm năng lớn lao của Nhân dân, Dân tộc Việt Nam. Chúng ta “cần đến” và đồng thời phải làm những “cái hích” mạnh mẽ để tạo nên sự gặp gỡ, kết hợp giữa những tiềm năng lớn lao của con người Việt Nam với những giá trị lớn lao, phổ quát của nhân dân, các dân tộc và nhân loại tiến bộ nói chung. Trang Dân làm báo và mọi người làm báo, những người trực tiếp hoặc gián tiếp làm công việc khai trí yêu nước đang cổ vũ cho những giá trị con người, để làm người, cho Tự do.
Lịch sử văn minh nhân loại, của những dân tộc tiên tiến, văn minh đã chứng minh rất rõ rằng, thực ra linh hồn, cái tinh thần mới là cái đặc trưng cho con người, mới là cái làm nên sức mạnh thật sự của nó. Cái sức mạnh ấy càng mạnh mẽ hơn, thậm chí không giới hạn, khi nó hướng đến Thiên Chúa. Hướng đến Thiên Chúa, đến được với Thiên Chúa là đến cái thiện lớn lao, là đi đến tận cùng của lẽ sống chết ở đời. Đi đến cùng lẽ sống chết ở đời là thấy ra được ý nghĩa thực sự của cuộc sống, đó là sống đem lại cuộc sống cho mình và cho người khác, cho đồng loại. Một sức mạnh như thế chỉ có thể tồn tại nơi tâm hồn, trong tinh thần của con người. Tự do, đó là cái tinh thần lớn lao nhất. Tự do, trước hết là tự do tinh thần, tư tưởng.
Em bé gái thân thương của chúng ta đã sớm cảm nhận được ý nghĩa ấy của cuộc đời. Chỗ dựa làm cho em có thể sống bình thản với sự khuyết thiếu, thua thiệt của mình, không những thế còn tràn đấy ý chí làm được những điều có ích cho cuộc đời, làm cho cuộc sống-sự sống trở nên có ý nghĩa, không trở thành vô vị, sống thừa, chính là cái sức mạnh bên trong em, sức mạnh tâm hồn. Em bảo Chúa sinh ra em như thế! Em không có đủ lý trí và sự trải nghiệm như chúng ta, như những người trưởng thành để lý giải, để hiểu sâu sắc về điều này, nhưng em có sự cảm nhận, ý thức ban đầu trong sáng của tuổi thơ về cái sức mạnh, sự thật lớn lao ấy. Tôi tin vào điều này khi đặt em vào điều kiện nền giáo dục Mỹ-phương Tây, khi trẻ em lớn lên với lòng tin vào những điều cao cả, thiêng liêng. Có lẽ em đã cảm nhận, ý thức một cách trực tiếp nhất điều này từ chính tâm hồn, tình cảm của những người cha mẹ Mỹ đã nhận nuôi dạy em!
Bởi vậy, tôn thờ những giá trị kinh tế-vật chất trần trụi mà thực chất là tôn thờ cái thân xác chính là điều căn bản, nguyên nhân sâu xa làm cho con người trở nên yếu đuối, nhu nhược. Nhưng vay mượn, áp đặt tâm hồn, tư tưởng thì cũng chẳng hơn gì, hơn thế còn thảm hại hơn, nếu đó là tâm hồn, tư tưởng sai lầm, hoang tưởng, dối trá, hủ bại mà thực chất là được lấy để che đậy cho những kẻ vô hồn, thực sự không có linh hồn, cho những con quỷ đội lốt người. Vậy, để cho những giá trị con người, giá trị Tự do gặp gỡ, kết hợp được với những tiềm năng của con người Việt Nam, để con người Việt Nam có thể đứng thẳng làm người, nhất định phải thực hiện Dân chủ. Các anh chị trên Dân làm báo và tất cả những người làm báo, làm công việc khai trí yêu nước cũng đang làm tất cả vì điều đó.
Nhưng về bản chất, Dân chủ không phải là mục đích, mà chỉ là hình thức, cách thức để thực hiện Tự do. Tự do báo chí là tự do tư tưởng, là một hình thức của dân chủ. Đối với Việt Nam (chứ không phải ở Việt Nam) hiện nay không có tự do báo chí, không có hình thức dân chủ này, nhưng người tự do làm báo thì luôn tồn tại, xuất hiện và không ngừng lớn mạnh. Tuy nhiên, nếu người tự do làm báo không hướng đến chế độ Dân chủ, không quyết tâm thực hiện chế độ Dân chủ thì tự do ấy chỉ là hình thức, thậm chí là giả tạo. Chỉ trong chế độ Dân chủ, con người mới có được những quyền con người đầy đủ, mới thực sự Tự do và do đó mới có thể thực sự làm người. Trong chế độ ấy báo chí thực sự là phương tiện, hình thức mạnh mẽ thúc đẩy sự lớn mạnh của con người Việt Nam về tâm hồn, tư tưởng và tinh thần nói chung. Nhưng tự mình, báo chí không thể lật đổ chế độ cộng sản độc tài để thiết lập chế độ Tự do - Dân chủ.
Theo tôi hiểu, lĩnh vực báo chí là lĩnh vực sinh hoạt tư tưởng, tinh thần có quan hệ trực tiếp nhất đối với đời sống, cho nên nó là yêu tố trực tiếp đưa tâm hồn, tư tưởng, tinh thần đến với tâm hồn, tư tưởng, tinh thần của con người. Tôi rất tin rằng những tiềm năng lớn lao, đầy sức sống của con người Việt Nam sẽ được đánh thức, được giải phóng, nếu chúng gặp gỡ và tiếp nhận được những giá trị con người phổ quát của văn minh phương Tây và cùng với những giá trị ấy, sức mạnh, giá trị của con người Việt Nam có thể, không phải có thể, mà chắc chắn còn được nhân lên bội phần không phải để chúng ta “sánh vai với các cường quốc năm châu”, mà để sống chung với nhân loại tiến bộ-văn minh, bảo vệ, nhân lên những giá trị con người, xứng đáng với kiếp người của mình. Vì tôi tin rằng với sứ mệnh của người làm báo chúng ta sẽ góp phần quan trọng vào quá trình này.
Xin được nói thêm. Sau những bài viết cho Dân làm báo, ít nhất hai lần chính thức tôi bị đám bồi bút “dọa” là sẽ “nghiêm trị trước pháp luật”. Tôi thừa hiểu pháp luật của bọn chúng là gì và rất khinh bỉ thứ pháp luật ấy. Tôi cũng khinh bỉ những “lập luận” phản bác của chúng đối với những bài viết của tôi, vì bản chất là để bảo vệ chế độ, những quyền lợi tanh tưởi của chúng, chúng không có khả năng tiếp cận sự thật, chân lý. Chúng vô tri-vô trí-vô đạo. Tôi đã sẵn sàng: nếu phải ra trước tòa án cộng sản giả hiệu độc tài, tôi sẽ nói công khai, thẳng thắn, không có gì phải quanh co, mập mờ, là tôi chống và muốn xóa bỏ chế độ cộng sản giả hiệu độc tài và sẽ chống đến cùng dựa trên những hiểu biết, tinh thần của mình và tôi sẽ không nhận là có tội, vì rằng đấu tranh cho Tự do - Dân chủ, để giải phóng, phát triển những tiềm năng, sức mạnh con người, dân tộc, đất nước Việt Nam, để làm cho đất nước Việt Nam thực sự giàu mạnh thì không hề có tội.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn Dân Làm Báo, nhất là các anh chị trong BBT. Không có Dân Làm Báo chắc chắn những bài viết (không hẳn, chưa hẳn là “báo”) của tôi không thể đăng ở đâu được. Nhờ trang báo này mà tôi thể hiện được những tâm tư, tình cảm và suy nghĩ tích cực, tốt đẹp của mình đối với Nhân dân, Dân tộc, Tổ quốc Việt Nam vô vàn thân yêu nhưng đầy đau thương, bất hạnh. Nhân dịp tròn 9 năm ngày sinh của Báo, xin trân trọng gửi đến các anh chị cùng toàn thể các cộng tác viên và cả những người quan tâm đến trang báo này lời kính chúc sức khỏe, niềm vui, hạnh phúc. Chúc những thành công mới của chúng ta, cầu chúc nền Tự do - Dân chủ của Nhân dân, Dân tộc Việt Nam đến gần hơn.
Phạm Văn
Cảm ơn người đã mở đường và những người đi trên đường
Tôi lại đón bạn về thôn
Nguyễn Ngọc Già - Ngày này, chín năm về trước, Nguyễn Ngọc Già đã viết:
"...Dân Làm Báo dành cho tôi - một kẻ "tay ngang" trong viết lách - vinh dự để tâm tình cùng độc giả nhân ngày trang blog này tròn 4 tuổi: 22/8/2010 - 22/8/2014, dù tôi viết trên đây chỉ hơn một năm..."
Bốn tháng sau đó, Nguyễn Ngọc Già nằm chèo queo trong xà lim sau 2 lớp cửa bằng thép lá nặng nề... Mỗi khi cai ngục lục đục mở khóa, cánh cửa lại rên lên, nghe thật kẽo kẹt và đầy ai oán, nhất là những đêm khuya, nếu xà lim kế bên "động đậy", "tiếng than vãn" đó lại rên lên "não nề" để "đón" hoặc "đưa" những thân phận tù đày mới, cũ!
Những đêm đầu trong xà lim tăm tối, chật hẹp với mỗi một bóng đèn compact vàng vỏ và âm u cùng với một tên "nhảy xô", tôi thật trằn trọc rồi thiếp đi trong mộng mị....
Cho đến khi bàn chân có cảm giác nhột nhạt như ai đang "cù lét", tôi mới giật mình tỉnh thức và nhìn xuống...
Hai chú gián ngo ngoe với những chiếc râu dài cùng những "bàn chân" đầy lông lá đang "khều nhè nhẹ" vào lòng bàn chân tôi...
Hai chú gián chui từ miệng của hố xí - nơi mà tôi cần phải đặt chân mình vào "sát sàn sạt" đó, nếu không muốn sáng ra cả đôi chân tê dại vì khoảng không gian bé tí 1m x 1,5m cùng với việc nằm xéo qua để tạo cho thân mình nghiêng thành cạnh dài nhất, khi lấy vách tường xà lim và hố xí làm 2 cạnh kia của một tam giác vuông!
Hai chú gián vội vàng bỏ chạy về nơi "cư ngụ" của chúng một cách nhanh nhẹn và mất tăm, sau cái lỗ đen thùi và sâu hoắm kia...
Không ngủ được, tôi nhớ rất nhiều về những ngày bên ngoài song sắt...
Một trong những nỗi nhớ đó là... nhớ về thôn Dân Làm Báo!
Tôi nhớ nhiều bài báo của mình và những người bạn trong thôn.
Tôi không quen biết ai trong thôn Dân Làm Báo, kể cả anh Vũ Đông Hà.
Một hôm "đi cung", sau khi dông dài về những bài bình luận (của tôi) trên Dân Làm Báo, viên an ninh hỏi:
- Anh viết cho Dân Làm Báo lâu rồi có nhận tiền không?
- Không - Tôi trả lời
- Không thật à?
- Các ông có đủ phương tiện điều tra mà! Cứ coi tài khoản của tôi thì biết.
- Rủi họ đưa anh bằng tiền mặt thì sao chúng tôi biết được.
- Há há há! Họ đưa tiền mặt cho tôi mà các anh không biết thì các anh làm an ninh để làm gì?!
- Vậy anh có biết Vũ Hà Đông không? - Viên an ninh chuyển đề tài với vẻ hơi thẹn.
- Không! Tôi không biết Hà Đông - Hà Tây gì cả.
- Trời! Vũ Hà Đông là chủ trang Dân Làm Báo mà anh nói không biết!
- À! Tôi nhớ rồi!
Đến đây thì viên an ninh chồm sát cạnh bàn đối diện tôi, với vẻ hớn hở “cá cắn câu rồi”.
- Nghe nói… Hà Đông hợp với Hà Tây về Hà Nội rồi mà?! Tôi tiếp lời.
Viên an ninh tiu ngỉu!
Mục đích của câu hỏi này chỉ chờ tôi nói:
- Làm gì có Vũ Hà Đông, chỉ có Vũ Đông Hà thôi!
Và thế là “dính bẫy”...
Sau 3 năm tù, tôi cam đoan (chắc nịch): Người CS không bao giờ tin ai, ngay cả với đồng chí của họ cũng thế. Do đó, cái gọi là “đoàn kết” chỉ là “xảo ngôn ngụy ngữ”. Cho nên, việc họ “chiến thắng” không phải từ đó!
Mà nói thiệt! Cho đến bây giờ tôi cũng chưa một lần nói chuyện với anh Vũ Đông Hà, dù đã hơn sáu năm, kể từ dạo ấy.
Tôi vẫn "như ngày xưa", dù viết ít hơn vì điều kiện thời gian không cho phép. Tuy nhiên, điều đó không hề trở thành hàng rào ngăn cách tình cảm của tôi với Dân Làm Báo.
Mang tiếng là "thôn", nhưng ở Dân Làm Báo có nhiều "tay viết" thật "cự phách" với nhiều bài đạt độ uyên thâm về chuyên môn, cả về tính thẩm mỹ trong bút pháp. Tôi học được nhiều từ các bậc đàn anh trong nghề: Tưởng Năng Tiến, Mai Thanh Truyết, Đào Tăng Dực, Nguyên Thạch, Trần Quốc Việt, Cao Đắc Tuấn v.v...
Và thú thật, trong những "đàn anh" kể trên, tôi cũng chưa bao giờ quen biết hay tiếp xúc với bất kỳ một ai!
Dân Làm Báo - vậy đã đủ, cần gì biết thêm, khi "Văn Là Người" và những "cây viết" trong thôn cũng như tôi, tự nhận thấy trách nhiệm của mình đối với quê hương. Tôi yêu quý họ bởi sự giản dị như vậy đó!
Khi mỗi người trong thôn đều nhận thấy bổn phận làm người Việt Nam trước hiện tình đất nước điêu linh để làm cho tròn trách nhiệm của mình, vậy là... đã đủ để cùng nhau "đón bạn về thôn" - một lần nữa...
Những âm thanh nhè nhẹ, man mác nỗi niềm lại đầy tin tưởng, sắt son của những người bạn thân vẫn đọng lại cho đến mai sau, để kể cho thế hệ trẻ về những ngày "Dân Làm Báo".
Hồi xưa, không ai biết Nguyễn Ngọc Già. Bây giờ, Nguyễn Ngọc Già được bảo bọc, được tin tưởng, được thương mến. Vậy hà cớ gì, Nguyễn Ngọc Già không hát rằng:
Ngày mai khi xuân về khắp nơi
Người người trong tiếng cười
Tôi đón bạn về chơi...
Trong những ngày này, bên cạnh lời chúc bà con trong thôn Dân Làm Báo vui khỏe, tôi thật mong Trần Huỳnh Duy Thức được trả tự do vô điều kiện!
Chúc mừng sinh nhật lần thứ 9 Dân Làm Báo
Cách nay 2 hôm, Cỏ May tôi nhận được ngỏ ý của DLB muốn Cỏ May tôi về thôn DLB nhân sinh nhựt 9 năm của DLB. Tiếng thôn DLB, chớ không phải làng, làm cho Cỏ May tôi không khỏi ngạc nhiên. Tại sao không nói làng? Thông thường, người ta vẫn nói "Làng báo" kia mà. Nhưng trong lúc đó, lòng Cỏ May tôi thật sụ tràn ngập niềm vui.
Vui vì Cỏ May tôi chỉ vừa mới chập chủng bước vào DLB mà nay nhân sinh nhật năm thứ 9, Anh Chị DLB đã không quên.
Tôi nói ngạc nhiên khi được mời về thôn? Đúng vậy. Vì sinh hoạt xã thôn là văn hóa truyền thống dân tộc.
Việt Nam không có Thị xã, càng không có Thành phố, như Thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn không có trong văn hóa và cả văn minh Việt Nam. Một hiện tượng quái gở cần phải được xóa sạch, càng sớm càng tốt. Mà chắc sẽ bị thanh toán thôi.
Trong văn hóa Việt Nam, nơi gọi là thị xã hay thành phố chỉ là nơi cơ quan hành chánh làm việc. Xã thôn mới là nơi cộng đồng dân tộc sinh hoạt. Đơn vị kinh yế, văn hóa, chánh trị... nhất nhất đều phát xuất từ xã thôn.
Ngày xưa, người ta nói luật vưa thua lệ làng, không có nghĩa là luật pháp của nhà vua không có quyền lực bằng lệ của làng, tức xã thôn, mà ý muốn nói luật quốc gia bắt nguồn từ cách sinh hoạt tự quản của xã thôn.
Cách tổ chức và quản trị đời sống xã thôn từ ngàn năm trước đã toát lên tinh thần dân chủ đích thực, là nguyên lý chánh trị dân chủ tự do ngày nay. Ở Việt Nam ngày nay, người ta suu tầm được vài ngàn bản Hương ước còn giá trị về mặt tổ chức dân chủ (xin hiểu cho không phải là thứ dân chủ xhcn). Mà Hương ước chính là Hiến pháp của thôn vậy.
Về sau này, xuất hiện phố thị, có buôn bán, công kỷ nghệ, người ta lằm ăn ở phố thị, khi có tiền, cũng vể quê, xã thôn, mua ruộng đất, cất nhà cửa, làm nơi gốc gác của mình ở đó. Một cách gìn giử nguồn gốc. Không phải gốc của những người làm ăn thành công, mà điều đó bắt nguồn từ tâm thức dân tộc. Bởi cái gốc đó chính là cái gốc dân tộc. Cái gốc của lòng yêu nước, giử nước. Khi mất nước, chính là mất mảnh đất nơi mình sinh sống, nơi chôn cất mồ mả tổ tiên.
Trước đây, Tây tới, lập ra phố thị, ý muốn bứng gốc dân tộc Việt Nam, để làm cho người Việt Nam phải vong thân. Khi cộng sản tới, thì họ nổ lực bứng tận gốc đem vứt đi, nhận chìm cả dân tộc xuống độ sâu của hố vong thân hơn Tây cả ngàn lần. Tình trạng xã hội Việt Nam ngày nay là bằng chứng rỏ ràng cho điều đó.
Xã thôn là cái gốc, là nơi phát huy sức sống, tinh thần đoàn kết dân tộc. Truyện Phù Đổng là biểu tượng đẹp trong văn hóa dân tộc. Ông xuất hiện từ thôn, lớn mạnh từ thôn, đi dẹp giặc cúu nước.
DLB chọn cái nơi làm báo của mình là thôn. Cỏ May tôi, tối hôm qua, mở viết để viết lời chúc mừng nhân sinh nhựt làn thứ 9 cho DLB nhưng thấy nhiều Anh Chị trong DLB viết kỷ niệm với DLB. Cỏ May tôi mải mê đọc rồi không còn thì giờ để viết. Đọc thấy người mình như lâng lâng, cuốn theo con đường dẫn về thôn. Thấy như vậy đã đủ rồi, viết thêm làm chi nữa?
Rồi hôm nay, sau khi trạng thái "phê" đó qua đi, chợt nghĩ chắc phải viết vài lời, viết gì cũng được, miễn thật lòng mình mà thôi, để xin Anh Chị lập nghiệp trước ở thôn, là thôn dân có chứng minh thư rồi, một hôm nào đó, mở rộng vòng tay cho mình che một cái chái để cấm dùi chờ làm thôn dân thiệt thọ.
Mà tại sao Anh Chị chọn làm báo? Không phải vì làm báo, nói láo ăn tiền. Có nói láo cũng chưa chắc ăn tiền được khi làm báo, mà báo Việt Nam, ngày nay.
Ai cững biết, cũng tự hào, Việt Nam là nước có hơn 4 ngàn năm văn hiền. Việt Nam có hơn 90 triệu dân, có đằy người khoa bảng. Làm báo Việt Nam là chọn đúng nghề, đúng hướng. Còn gì nữa?
Thưa ngày nay, ở Âu châu không có báo Việt Nam xứng với tầm vóc một cộng đồng có hơn nửa triệu cư dân sống xa xứ. Riêng ở Pháp, có lối 125000 đồng bào mà không có 1 tờ báo tuần cả báo tháng (báo giấy) trong lúc đó, người Tàu có 2 nhật báo, tuần báo, báo tháng, và một số tạp chí cùng bày bán trên các sạp báo Tây. Cỏ May tôi có biết một cô xẩm làm bồi phòng trong một khách sạn ở Paris. Sáng tới làm việc, cô cặp theo 1 tờ báo ngày, để lúc nghỉ xả hơi, lấy ra đọc. Hỏi ra thì cô xẩm này không có cử nhân hay tiến sĩ gì hết.
Nhật Bản có lối 30000 người, có 2 tiệm sách rất lớn ở Paris, báy bán nhiều thứ sách báo, từ mẫu giáo cho tới hết trung học. Sách các thể loại khác không kể. Và họ tổ chức cho trẻ con kiều dân Nhật học theo chương trình Nhật cho hết Trung học. Ỏ Hoa Kỳ, báo chí, sách vở, học tiếng việt khá hơn nhờ có điều kiện thuận lợi hơn.
Riêng ở tại Việt Nam, với hơn 90 triệu dân, có bao nhiêu người đọc sách báo? Theo kết quả điều tra gần đây, Việt Nam ngày nay có 0,12 % người đọc sách báo.
Ít người đọc không phải vì Việt Nam không có sách báo. Về báo, Việt Nam ta có đủ thứ, báo ngày, báo tuần, báo kỳ... và có hơn 700 tít.
Sách và báo ở Việt Nam không có nhiều độc giả không phải vì báo nói láo ăn tiền, sách viết sai dối. Tất cả đều viết đúng sự thất, toàn sự thật, do nhà xuất bản Sự thật xuất bản.
Trong tình hình sách báo như vậy mà Anh Chị chọn làm báo! Mà tới nay lại được những 9 năm. Dài lắm so với tuổi thọ của sách báo Việt Nam. Anh Chị học gồng nên không sợ gì hết? Hay có bí quyết gì khác?
Rồi nay, trong môt phút hồ hởi phấn khởi, Cỏ May tổi lần bước tới thôn, mong sẽ được làm thôn dân, mà thiệt tình chưa được tôi luyện bùa phép gì cả.
Thôi thì 12 bến nước, nay cũng đành nhắm mắt đưa chân.
Chỉ mong mỗi năm, thôn ta tổ chức sinh nhựt. Và cứ thế cho tới ngày, sinh nhựt sẽ tổ chức ở thôn xưa.
Thân quý.
Em Bụi - Thế là Bụi đã theo gót chân của Dân Làm Báo được 6 năm. 6 năm cộng tác với Dân đã giúp Bụi trưởng thành hơn rất nhiều, Bụi đã được nhiều hơn mất, ngoài mái ấm nhỏ, Bụi còn có thêm những người Anh Chị hết lòng vì những đứa em trời ơi đất hỡi.
6 năm, có quá nhiều sóng gió và thay đổi, Bụi cảm nhận rõ hơn bao giờ hết tình cảm của Anh Chị dành cho những đứa em của mình, dù đôi lúc tụi em có sai, dù đôi khi tụi em có làm Anh Chị muộn phiền.
Bụi đã thấy những giọt nước mắt của Anh Chị khi nghe tin 1 người em của mình bị bắt và kết án.
Bụi thấy những giọt nước mắt vui mừng và hạnh phúc của Chị khi những nỗ lực vận động đạt được những mục đích như Chị đã đặt ra... sau đó Chị lại âm thầm làm những công việc cần làm trước mặt, cho những người mà Chị chưa một lần gặp mặt hay nói chuyện.
6 năm, Bụi học được 1 chân lý từ Anh Chị đó là đấu tranh không phải để được khen thưởng và tung hô:
“Hạnh phúc và phần thưởng không nằm ở chỗ "được nhắc tới" mà là ở chỗ mình sống một cuộc đời có ý nghĩa và làm những việc có ý nghĩa.
Ngày nào mà mình hoạt động vì có được lời khen, ngày đó mình còn làm nô lệ dư luận và không bao giờ trở thành một người tự do đích thực.”
6 năm, Bụi càng thấy rõ hơn sự dấn thân, hy sinh âm thầm cho đất nước của các Anh Chị.
Bụi thực sự cảm phục sức làm việc của những người Anh người Chị của Bụi, họ làm việc không kể ngày đêm, làm việc như thể ngày mai cộng sản sẽ sập.
6 năm, Bụi đã khôn ra nhiều, đã biết rạch ròi giữa đúng là sai, đã biết khi nào nên dừng lại, biết im lặng khi cần thiết.
6 năm, Bụi cảm nhận rõ hơn về sức mạnh của truyền thông đại chúng, mỗi chúng ta thật sự là những Chiến sĩ Thông tin, đấu tranh âm thầm nhưng thật hiệu quả.
6 năm, cũng cho Bụi nhìn thấy mặt trái của một số người trong hàng ngũ đấu tranh. Có những người ở nhà sẵn sàng đánh đập vợ con, cháu chắt nhưng ra đường vẫn rao giảng điều hay lẽ phải và được cộng đồng mạng ca tụng. Có người thì ở nhà bỏ bê vợ con, ra ngoài bồ bịch. Có những người phản bội, hại chính những người đã từng cưu mang giúp đỡ mình. Cũng có những người chia bè kết phái để nói xấu, lăng mạ, xỉ nhục thậm chí vu tiếng oan cho người vô tội... nhưng chỉ cần ai động tới hoặc lên án thì sẽ bị cho là đánh phá, là cộng sản, rồi sau đó tất cả đều được cho chìm xuồng và bị “cấm” lên tiếng vì “đại cục” vì con đường đường đấu tranh - lật đổ chế độ độc tài CS. Nếu vậy chẳng khác nào họ đã nhân danh đấu tranh để có quyền phỉ báng những người có quan điểm bất đồng, họ nhân danh đấu tranh để có quyền trà đạp lên nhân phẩm của người khác hay sao? Họ nhân danh đấu tranh để có quyền đánh đập vợ con người thân trong gia đình?
Để lật đổ chế độ độc tài mỗi người chúng ta cần phải bịt mắt, bịt miệng, bịt tai lại trước những tật xấu của chính những người hoạt động?... điều đó chẳng khác nào khi một chế độ độc tài chết đi thì một chế độ độc tài khác sẽ lại nảy sinh và nhiều khi còn tệ, ác hơn chế độ cũ.
Nếu nhân quyền trong chính gia đình của mình không được tôn trọng và đảm bảo thì đừng nói đến việc đấu tranh nhân quyền cho những người khác hay rộng lớn hơn cho đất nước.
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 9 của Dân Làm Báo. "Bà giáo già chưa chồng khó tính" xin “tri ân” DLB đã là cầu nối xe duyên cho Bụi và anh bạn cùng nhà. Chúng tôi đã gặp nhau trong ngôi nhà của Dân Làm Báo, và gia đình nhỏ của Bụi được gầy dựng lên từ Dân Làm Báo. Với một “phản động nhí” mới chào đời, Bụi đã và đang là một trong những người có được hạnh phúc trọn vẹn như lời Anh Chị cả đã nhắn nhủ gia đình Bụi trong ngày cưới: “Điều hạnh phúc nhất là tìm được người bạn đồng hành để đi suốt con đường cuộc sống, tụi em đã tìm được nhau và nguyện đi cùng nhau đến trọn con đường...” “Trong đời có 3 điều quý, Tình Yêu, Hy Vọng, Đức Tin. 2 em có cả 3, Tình Yêu cho nhau & Hy Vọng cho đất nước và Đức Tin sẽ giúp gìn giữ 2 em để mãi sống phụng sự...”.
Có thể nói, được gặp Anh Chị và được làm chung với các anh chị trong thôn Dân là một trong những điều may mắn nhất của cuộc đời Bụi.
Đối với Anh Chị, niềm vui là khi thấy các em của mình được hạnh phúc, tuy nhiên nhiều khi tụi em đã không hiểu được lòng Anh Chị, còn đòi hỏi thế này thế kia, khiến Anh Chị phải buồn phiền... Anh Chị cho tụi em xin lỗi nghen.
Em cũng cám ơn Anh Chị đã giúp em có một cuộc đời đáng sống hơn, giúp “khai quật” những khả năng còn tiềm ẩn trong con người em, giúp em trở thành một người biết sống tử tế hơn, có trách nhiệm hơn. Cám ơn vì tất cả những tình cảm mà Anh Chị đã giành cho cả gia đình đứa em này.
Để thay cho lời kết, và những điều em muốn nói, em xin dẫn lại một đoạn của bài viết cách đây 4 năm em từng viết, em thấy nó vẫn thích hợp trong thời điểm này.
“Tới đây, tôi chợt nhớ tới một người Anh - người mà tôi hết lòng kính yêu. Tôi hiểu được sự hy sinh của Anh cho đất nước này, tôi hiểu được những gì mà anh đã dành cho những người em thân yêu của Anh, nhưng rồi, từng người, từng người một rời anh (tôi gọi đó là sự bội bạc, còn nhiều người cho đó là sự lựa chọn), họ chỉ quan tâm tới những cảm xúc của cá nhân họ, họ cho đó là quyền và sự lựa chọn của họ, ừ thì đó là “quyền tự do của họ”. Nếu họ nghĩ đó là “quyền tự do của họ” mà không đếm xỉa gì tới những người xung quanh, những người đã từng coi họ là anh em trong một nhà thì... Bức xúc, buồn... tôi đã chia sẻ lên Facebook cá nhân của mình.
Anh,
Cái "tội" lớn nhất của anh là "tội" giỏi hơn nhiều người khác, đàng hoàng hơn nhiều người khác, tử tế hơn nhiều người khác. Cái "tội" sẵn sàng chấp nhận để người khác phụ mình chứ không bao giờ phụ người. Những lúc như thế anh luôn chọn thái độ im lặng và tôn trọng đối phương. Em hiểu anh, em cảm nhận được nỗi niềm tận sâu trong đáy lòng anh...
Người như anh sẽ không được đám đông bát nháo đón chào. Em muốn nói với anh rằng: Em sẽ mãi là người em, người bạn đồng hành thủy chung của anh trên con đường đầy chông gai, nguy hiểm này. Nhiều người hỏi em, anh là người thế nào? Làm việc với anh có căng thẳng không? Có bị áp lực không? v.v... Em có thể thẳng thắn nói rằng, em chưa bao giờ bị áp lực bởi anh, có chăng chỉ đôi lúc quá nhiều việc khiến em bị căng thẳng, nhưng rồi nó cũng tan biến hết... và còn lại là Tình Anh Em.
Ngay từ ban đầu em làm việc, em chưa bao giờ nghĩ vì anh mà em nhận nó, em cũng không làm việc cho anh, không làm việc "dưới trướng" của anh. Đó là tâm lý của người yếm thế, tự ti và mang bản ngã quá lớn, họ không đủ sức mạnh tinh thần để vượt qua được...
Với em, em không làm việc cho anh hay cho bất cứ cá nhân nào khác. Em làm việc vì chính em, vì em muốn được tự do. Và không ai khác ngoài anh sẽ cho em cảm giác an toàn để bước trên con đường đầy trông gai nhưng chắc chắn sẽ chạm đến được tự do.
Có thể anh chưa thực sự hoàn hảo (trên đời này không có một ai là hoàn hảo cả) nhưng anh rất nghiêm khắc với chính bản thân và những đứa em của mình.
Bên anh luôn có em, và nhiều người em nữa. Mong rằng anh, em và tất cả chúng ta luôn can trường và nghị lực nghe anh. We are a Family.
Và đến tận bây giờ, chính cái "giỏi", cái ‘"đàng hoàng" của anh lại làm nhiều người ghét hơn nữa, họ sẵn sàng suy diễn anh đủ thứ trên đời, nói anh thế này nói anh thế kia... nhưng trên hết anh luôn lựa chọn cho mình một thái độ im lặng và tiếp tục bước đi trên con đường anh đã chọn.
Trước những lời chửi tục tĩu, những gán ghép vu khống nhau một cách vô duyên, anh nói "Mình đi làm những thay đổi tốt đẹp thì không thể nuôi dưỡng chấp nhận những rác rưởi trong nằm ngay trong nhà mình... Anh không thể nhắm đến một điều tốt đẹp, có đông người ủng hộ mình mà chân đạp cứt, trong túi quần toàn đồ phế thải, miệng dính toàn đồ dơ... Nếu đến lúc phải như vậy thì anh từ giã mọi người...". Anh đúng.
Cuộc sống này để yêu thương và chia sẻ. Tình yêu của Anh Chị chính là một phần hành trang cho em bước tiếp trong quãng đời còn lại, và em sẽ đem Tình Yêu đó đi lan toả tới những người đang cần được yêu thương và sẻ chia...
Sức mạnh của tính trung thực, thẳng thắn và quyết liệt của trang Dân Làm Báo
Phạm Văn
Hôm nay, ngày 22 tháng Tám năm 2019, một ngày mà có lẽ đối với rất nhiều người chỉ là một ngày bình thường như nhiều ngày khác, nhưng đối với tôi, đây là một ngày rất quan trọng và có ý nghĩa, đó là ngày sinh lần thứ Chín của trang Dân làm báo. Tôi thường hướng đến ngày này với niềm vui, tự hào và cả sự trân trọng - kính trọng. Tôi đặc biệt ấn tượng về những tính chất, đúng hơn, những giá trị của trang báo này, đó là tính trung thực, thẳng thắn và quyết liệt. Dĩ nhiên, đây không phải là tính chất riêng, chỉ của trang báo này, điều tôi muốn nói là Dân làm báo cùng với trang Basàm Nguyễn Hữu Vinh, là những trang báo mới, nói lên tiếng nói Tự do - Dân chủ mà đầu tiên tôi đọc được, nhưng Dân làm báo đã trở thành bến đỗ tinh thần và suy nghĩ của tôi. Tôi không chỉ đọc mà còn, cho đến nay sau hơn một năm, đã viết được khá nhiều bài cho trang này.
Trước hết, xin nói ngắn về tính trung thực, thẳng thắn và quyết liệt: - Trung thực là nói đúng sự thật, nói được bản chất của sự việc; - Thẳng thắn là không quanh co, mập mờ, là nói yêu là yêu, ghét là ghét, xây là xây, chống là chống, xóa bỏ là xóa bỏ; - Quyết liệt là can đảm, nhằm thẳng vào đối tượng là chế độ độc tài cộng sản giả hiệu để phê phán, vạch trần những tội lỗi của chúng. Tuy vậy, ở đây tôi muốn tập trung nói về sức mạnh thực sự bên trong những giá trị này.
Cách đây hai ngày tôi có nghe một livestream nói về một em bé gái gốc Việt Nam sinh ra đã không có hai tay và được cha mẹ người Mỹ nhận nuôi dạy. Em đã tập vẽ bằng đôi chân của mình và đã dùng những đồng tiền thu được nhờ bán những bức tranh gửi tặng những người nghèo. Đương nhiên, chỉ như thế câu chuyện đã làm ta rất cảm động, nhưng nếu chỉ như thế thì có thể thấy ở Việt Nam cũng đã có Nguyễn Ngọc Ký viết bằng hai chân, trên thế giới có rất nhiều người có tấm lòng hào hiệp bao la. Điều rất đáng lưu ý là ở chỗ khi người ta hỏi về việc em không có hai tay (hẳn có ý rằng em có buồn vì điều này không), em đã trả lời rằng “Chúa sinh ra như thế!” Đây là điều làm tôi thật sự cảm động và ấn tượng.
Thực ra, Chúa về bản chất là vấn đề của tâm hồn, của cái tinh thần, tư tưởng, là vấn đề tận cùng của tồn tại, của sự sống, đời sống con người. Tôi thường nói với nhiều người trong các buổi thảo luận liên quan đến các đề tài về tôn giáo, về triết học nói chung rằng tôi tin vào Chúa không (hoặc có thể chưa phải) theo nghĩa Chúa là đấng thiết kết-sáng tạo ra mọi vật, vũ trụ, mà theo nghĩa là cái vô cùng vô tận của tồn tại. Đối với tôi, điều này thật sự trở thành chỗ dựa về tinh thần, tư tưởng trong cuộc sống. Tôi thấy mình trở nên khiêm nhường, thanh thản, tư duy không còn cứng nhắc, một chiều, trái lại cởi mở, và dễ tiếp cận hơn đối với những vấn đề mà trước đây đối với tôi là rất khó như tự do, giá trị, ý nghĩa cuộc sống v.v...
Cho nên, theo tôi sức mạnh thực sự của tính trung thực, thắn thắn, quyết liệt của trang Dân làm báo, cụ thể hơn của các anh chị em trong Ban biên tập, những cộng tác viên của trang báo này chính là ý thức trách nhiệm trước Nhân dân, Dân tộc và Tổ quốc Việt Nam yêu dấu của chúng ta. Nhân dân, Dân tộc Việt Nam chúng ta - một Nhân dân, Dân tộc rất kiên cường bất khuất trước lũ giặc ngoại xâm truyền kiếp phương Bắc, một Nhân dân, Dân tộc mà về tiềm năng sức mạnh (phải chăng chỉ cần nghĩ đơn giản về em bé gái như đã nói trên kia?) chắc chắn không kém gì các dân tộc tiến bộ, vĩ đại và văn minh khác nhưng đã bị giam hãm trong chế độ quân chủ gia trưởng kiểu Trung Quốc, bây giờ còn nặng nề, tăm tối, thảm khốc hơn dưới chế độ độc tài cộng sản mà hiện giờ là giả hiệu, đó là chế độ quân chủ gia trưởng biến dạng-thối nát, một chế độ ngu tối, hèn nhát, tham lam, tàn ác và bán nước.
Một người yêu nước thật sự, chân chính không thể không thấy và không yêu những tiềm năng lớn lao của Nhân dân, Dân tộc - con người Việt Nam. Vì, nếu không có cái tiềm năng ấy thì mọi tài nguyên, đất đai, điều kiện vật chất phỏng có ích gì? Điều này còn cho phép ta suy nghĩ, thấy rõ hơn sự khốn cùng ngu tối và man rợ của kẻ bán nước, của những kẻ đầy đọa dân tộc, nhân dân mình chính là ở chỗ đã và đang bóp chết những tiềm năng, tương lai của dân tộc, giống nòi.
Các anh, các chị trên trang Dân Làm Báo và tất cả chúng ta trên tất cả các phương tiện, hình thức truyền thông lề dân - nhân dân đã và đang làm tất cả để thức tỉnh các tiềm năng lớn lao của Nhân dân, Dân tộc Việt Nam. Chúng ta “cần đến” và đồng thời phải làm những “cái hích” mạnh mẽ để tạo nên sự gặp gỡ, kết hợp giữa những tiềm năng lớn lao của con người Việt Nam với những giá trị lớn lao, phổ quát của nhân dân, các dân tộc và nhân loại tiến bộ nói chung. Trang Dân làm báo và mọi người làm báo, những người trực tiếp hoặc gián tiếp làm công việc khai trí yêu nước đang cổ vũ cho những giá trị con người, để làm người, cho Tự do.
Lịch sử văn minh nhân loại, của những dân tộc tiên tiến, văn minh đã chứng minh rất rõ rằng, thực ra linh hồn, cái tinh thần mới là cái đặc trưng cho con người, mới là cái làm nên sức mạnh thật sự của nó. Cái sức mạnh ấy càng mạnh mẽ hơn, thậm chí không giới hạn, khi nó hướng đến Thiên Chúa. Hướng đến Thiên Chúa, đến được với Thiên Chúa là đến cái thiện lớn lao, là đi đến tận cùng của lẽ sống chết ở đời. Đi đến cùng lẽ sống chết ở đời là thấy ra được ý nghĩa thực sự của cuộc sống, đó là sống đem lại cuộc sống cho mình và cho người khác, cho đồng loại. Một sức mạnh như thế chỉ có thể tồn tại nơi tâm hồn, trong tinh thần của con người. Tự do, đó là cái tinh thần lớn lao nhất. Tự do, trước hết là tự do tinh thần, tư tưởng.
Em bé gái thân thương của chúng ta đã sớm cảm nhận được ý nghĩa ấy của cuộc đời. Chỗ dựa làm cho em có thể sống bình thản với sự khuyết thiếu, thua thiệt của mình, không những thế còn tràn đấy ý chí làm được những điều có ích cho cuộc đời, làm cho cuộc sống-sự sống trở nên có ý nghĩa, không trở thành vô vị, sống thừa, chính là cái sức mạnh bên trong em, sức mạnh tâm hồn. Em bảo Chúa sinh ra em như thế! Em không có đủ lý trí và sự trải nghiệm như chúng ta, như những người trưởng thành để lý giải, để hiểu sâu sắc về điều này, nhưng em có sự cảm nhận, ý thức ban đầu trong sáng của tuổi thơ về cái sức mạnh, sự thật lớn lao ấy. Tôi tin vào điều này khi đặt em vào điều kiện nền giáo dục Mỹ-phương Tây, khi trẻ em lớn lên với lòng tin vào những điều cao cả, thiêng liêng. Có lẽ em đã cảm nhận, ý thức một cách trực tiếp nhất điều này từ chính tâm hồn, tình cảm của những người cha mẹ Mỹ đã nhận nuôi dạy em!
Bởi vậy, tôn thờ những giá trị kinh tế-vật chất trần trụi mà thực chất là tôn thờ cái thân xác chính là điều căn bản, nguyên nhân sâu xa làm cho con người trở nên yếu đuối, nhu nhược. Nhưng vay mượn, áp đặt tâm hồn, tư tưởng thì cũng chẳng hơn gì, hơn thế còn thảm hại hơn, nếu đó là tâm hồn, tư tưởng sai lầm, hoang tưởng, dối trá, hủ bại mà thực chất là được lấy để che đậy cho những kẻ vô hồn, thực sự không có linh hồn, cho những con quỷ đội lốt người. Vậy, để cho những giá trị con người, giá trị Tự do gặp gỡ, kết hợp được với những tiềm năng của con người Việt Nam, để con người Việt Nam có thể đứng thẳng làm người, nhất định phải thực hiện Dân chủ. Các anh chị trên Dân làm báo và tất cả những người làm báo, làm công việc khai trí yêu nước cũng đang làm tất cả vì điều đó.
Nhưng về bản chất, Dân chủ không phải là mục đích, mà chỉ là hình thức, cách thức để thực hiện Tự do. Tự do báo chí là tự do tư tưởng, là một hình thức của dân chủ. Đối với Việt Nam (chứ không phải ở Việt Nam) hiện nay không có tự do báo chí, không có hình thức dân chủ này, nhưng người tự do làm báo thì luôn tồn tại, xuất hiện và không ngừng lớn mạnh. Tuy nhiên, nếu người tự do làm báo không hướng đến chế độ Dân chủ, không quyết tâm thực hiện chế độ Dân chủ thì tự do ấy chỉ là hình thức, thậm chí là giả tạo. Chỉ trong chế độ Dân chủ, con người mới có được những quyền con người đầy đủ, mới thực sự Tự do và do đó mới có thể thực sự làm người. Trong chế độ ấy báo chí thực sự là phương tiện, hình thức mạnh mẽ thúc đẩy sự lớn mạnh của con người Việt Nam về tâm hồn, tư tưởng và tinh thần nói chung. Nhưng tự mình, báo chí không thể lật đổ chế độ cộng sản độc tài để thiết lập chế độ Tự do - Dân chủ.
Theo tôi hiểu, lĩnh vực báo chí là lĩnh vực sinh hoạt tư tưởng, tinh thần có quan hệ trực tiếp nhất đối với đời sống, cho nên nó là yêu tố trực tiếp đưa tâm hồn, tư tưởng, tinh thần đến với tâm hồn, tư tưởng, tinh thần của con người. Tôi rất tin rằng những tiềm năng lớn lao, đầy sức sống của con người Việt Nam sẽ được đánh thức, được giải phóng, nếu chúng gặp gỡ và tiếp nhận được những giá trị con người phổ quát của văn minh phương Tây và cùng với những giá trị ấy, sức mạnh, giá trị của con người Việt Nam có thể, không phải có thể, mà chắc chắn còn được nhân lên bội phần không phải để chúng ta “sánh vai với các cường quốc năm châu”, mà để sống chung với nhân loại tiến bộ-văn minh, bảo vệ, nhân lên những giá trị con người, xứng đáng với kiếp người của mình. Vì tôi tin rằng với sứ mệnh của người làm báo chúng ta sẽ góp phần quan trọng vào quá trình này.
Xin được nói thêm. Sau những bài viết cho Dân làm báo, ít nhất hai lần chính thức tôi bị đám bồi bút “dọa” là sẽ “nghiêm trị trước pháp luật”. Tôi thừa hiểu pháp luật của bọn chúng là gì và rất khinh bỉ thứ pháp luật ấy. Tôi cũng khinh bỉ những “lập luận” phản bác của chúng đối với những bài viết của tôi, vì bản chất là để bảo vệ chế độ, những quyền lợi tanh tưởi của chúng, chúng không có khả năng tiếp cận sự thật, chân lý. Chúng vô tri-vô trí-vô đạo. Tôi đã sẵn sàng: nếu phải ra trước tòa án cộng sản giả hiệu độc tài, tôi sẽ nói công khai, thẳng thắn, không có gì phải quanh co, mập mờ, là tôi chống và muốn xóa bỏ chế độ cộng sản giả hiệu độc tài và sẽ chống đến cùng dựa trên những hiểu biết, tinh thần của mình và tôi sẽ không nhận là có tội, vì rằng đấu tranh cho Tự do - Dân chủ, để giải phóng, phát triển những tiềm năng, sức mạnh con người, dân tộc, đất nước Việt Nam, để làm cho đất nước Việt Nam thực sự giàu mạnh thì không hề có tội.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn Dân Làm Báo, nhất là các anh chị trong BBT. Không có Dân Làm Báo chắc chắn những bài viết (không hẳn, chưa hẳn là “báo”) của tôi không thể đăng ở đâu được. Nhờ trang báo này mà tôi thể hiện được những tâm tư, tình cảm và suy nghĩ tích cực, tốt đẹp của mình đối với Nhân dân, Dân tộc, Tổ quốc Việt Nam vô vàn thân yêu nhưng đầy đau thương, bất hạnh. Nhân dịp tròn 9 năm ngày sinh của Báo, xin trân trọng gửi đến các anh chị cùng toàn thể các cộng tác viên và cả những người quan tâm đến trang báo này lời kính chúc sức khỏe, niềm vui, hạnh phúc. Chúc những thành công mới của chúng ta, cầu chúc nền Tự do - Dân chủ của Nhân dân, Dân tộc Việt Nam đến gần hơn.
Phạm Văn
Cảm ơn người đã mở đường và những người đi trên đường
Trần Quốc Việt - Con đường tranh đấu của trang mạng Dân Làm Báo xây nên từ những hoài bão, tâm huyết, và rất nhiều nỗ lực tập thể và cá nhân cùng với bao hy sinh thầm lặng để hôm nay Dân Làm Báo trở thành địa chỉ quen thuộc trong lòng hàng muôn triệu độc giả người Việt trong và ngoài nước.
Điều mừng nhất cho chúng ta hôm nay là Dân Làm Báo vẫn đang lớn và sắp bước vào tuổi thiếu niên tràn trề sinh lực. Và đấy cũng chính là mối lo âu trĩu nặng của giới cai trị trước ảnh hưởng và sức mạnh tinh thần ngày càng lan tỏa của tác nhân thay đổi chính trị hàng đầu này.
Triết gia Nietzscheviết: "Con rắn phải chết nếu không thể nào lột da. Tương tự tinh thần bị ngăn cản không cho thay đổi tư tưởng thì không còn là tinh thần nữa."
Dân Làm Báo qua bao nỗ lực kiên trì của mình đã và đang tháo gỡ những hàng rào thép gai giăng mắc dày dặc lên tinh thần và tâm hồn con người dưới bóng chế độ toàn trị. Những hàng rào thép gai ấy chưa hẳn là bạo lực và trấn áp mà chính là sự dối trá phổ quát vô cùng tận trong hơn bảy mươi năm dằng dặc. Mỗi ngày từng mẩu thép gai của dối trá được gỡ ra để con người ngước lên nhìn thấy khoảng trời sự thật trong xanh mở rộng ra thêm một chút. Sự thật chung cuộc sẽ chiến thắng dối trá chính là nhờ những trang kiên trì như Dân Làm Báo. Rồi khi mọi người nhận chân ra tất cả sự thật thì sự tồn tại của chế độ hại dân hại nước này chỉ là vấn đề thời gian.
Lý thuyết gia chính trị Hannah Arendt nói về dối trá như sau:
"Ngay khi chúng ta không còn có tự do báo chí nữa thì mọi thứ đều có thể xảy ra. Chế độ toàn trị hay bất kỳ chế độ độc tài nào khác có thể cai trị được là vì nhân dân không biết; làm sao ta có ý kiến nếu ta không biết? Nếu mọi người luôn luôn nói láo với ta, hậu quả không phải là ta tin những lời nói láo ấy, mà đúng ra là không ai còn tin bất kỳ điều gì nữa. Điều này là vì những lời nói láo, theo chính bản chất của chúng, cần phải được thay đổi, và một chính quyền nói láo phải thường xuyên viết lại lịch sử của mình. Là người nhận, ta nhận không chỉ một lời nói láo... mà rất nhiều lời nói láo, phụ thuộc vào gió chính trị thổi như thế nào. Và người mà không còn tin bất kỳ điều gì nữa thì không thể quyết định. Họ bị tước đi không chỉ khả năng hành động mà cả khả năng suy nghĩ và phán xét. Đối với những người như vậy lúc ấy ta muốn làm gì chẳng được."
Cho nên độc giả thấy Dân Làm Báo thường xuyên vạch trần vô vàn dối trá của cộng sản không những trong hiện tại mà trong cả quá khứ.
Tinh thần của rất nhiều người hiện nay đã trở nên yếu đuối vì họ sống quá lâu dưới chế độ toàn trị và trải nghiệm hay chứng kiến bao cảnh khủng bố, đàn áp, và bạo lực của tà quyền. Từ đấy họ trở nên sợ hãi và vô cảm và buông xuôi. Đây cũng là lớp rào thép gai khác ngăn cản sự phát triễn tinh thần của con người. Dân Làm Báo qua những bài viết đã và đang chỉ ra rằng tội ác lớn nhất là không phải giết người hay bạo lực hay tàn ác mang tính cá nhân. Tội ác lớn nhất nói chung của toàn xã hội là vô cảm và cam phận mà về lâu về dài sẽ gây ra những hậu quả hủy diệt và tai hại cho sự tồn vong của giống nòi và quốc gia.
Nỗ lực tháo bỏ những hàng hàng lớp lớp thép gai giam kín tâm hồn con người vẫn đang tiếp tục kiên trì không ngừng ở Dân Làm Báo như trong chín năm qua. Nhận thức như vậy cho nên bây giờ là lúc chúng ta hãy vui mừng và cùng nhau gởi lời chúc và cảm ơn chân thành:
Chúc mừng sinh nhật Dân Làm Báo!
Vũ Đông Hà - Căn phòng nhỏ. Một cái giường, không bàn, không ghế, không cửa sổ. Chỗ ngồi làm việc của 2 anh em chỉ có 2 chiếc gối dựa vào tường. Mùa hè oi ả, mở máy lạnh thì ồn và Đ.A. bị cảm lạnh vì không quen, tắt máy thì tôi muốn bệnh vì quá oi bức. Đó là nơi mà chúng tôi gọi là "văn phòng" làm việc. "Văn phòng" đầu tiên của Dân Làm Báo.
Mùa hè năm trước Chi và Hải, 2 chị em mồ hôi nhễ nhại lang thang đi tìm phòng cho Hải và Thoạt mới "phát hiện" ra chỗ này. Nó là một khu nhà trọ. Phía trước bà chủ để bàn ghế trong một khoảnh vườn nhỏ và bán cơm trưa bình dân. Chúng tôi ngày qua ngày ăn ở đó. Có món cánh gà chiên mà Nấm rất thích, cứ đòi bác Hà và chú Đ.A. mua cho ăn khi ghé thăm. Lúc đó Nấm mới 5 tuổi.
Đ.A. ngày ấy tóc dài, ngơ ngác bước vào "cuộc chiến truyền thông" với phong trào Dân Báo cùng với các anh, các chị. Lấy ngày làm đêm, đêm làm ngày, Đ.A. lặng lẽ sống với Dân Làm Báo và trở thành Admin của trang blog, là người được anh em phong là sư phụ giựt tít hay nhất của ban biên tập. Suốt nhiều năm, người bạn gần gũi nhất của Đ.A. là sự cô đơn. Có nhiều lúc bà chủ phòng trọ len lén dùng chìa khoá riêng để mở cửa phòng vì đã mấy ngày không thấy Đ.A. ra ăn cơm, không biết thằng nhỏ này còn sống hay chết trong căn phòng ngày đêm đóng cửa im lìm đó.
Vì lý do an ninh, chúng tôi chuyển "văn phòng" nhiều lần. Nơi chốn thích nhất là "văn phòng" có cây xoài nhiều bóng mát trước sân. Ở đó, chúng tôi có nhiều kỷ niệm. Ở đó, cây đàn sinh viên của tôi nhiều đêm đã được cùng với những giọng hát cất lên bởi người từ Hà Nội, người ở Nghệ An, người ở Nha Trang, người ở Sài Gòn... cùng nhau đi trên những Con đường tình ta đi, những con đường Duy Tân cây dài bóng mát và những Ngày xưa thân ái của miền Nam kiếp trước. Ở đó chúng tôi ngồi bên lò than và suýt xoa với đặc sản thịt chó từ quê của Phượng (xin lỗi các bạn yêu động vật này, tôi cũng là người yêu chó và có 2 con rất thương!). Và ở đó tôi tìm thấy được một gia đình nhỏ thứ hai.
Bụi đến. Mang một bông hồng vào tim Đ.A. và mang một... cây chổi vào "văn phòng" Dân Làm Báo cũng như "thôn" Dân Làm Báo. Nơi làm việc sạch ra. Đ.A... sạch ra. Và thôn Dân Làm Báo cũng sạch ra. Bạn đọc Người Đưa Tin đoán mò và đặt tên cho người dọn dẹp comment rác trong thôn là "bà giáo già khó tính phơi mông ngoài biển". Không đúng! Bụi còn rất trẻ, líu lo và dễ thương.
Với nhiều áp suất và tình hình trở nên "nóng", Dân Làm Báo phải dời nơi làm việc về một vùng quê. Chung quanh "văn phòng" là những thửa ruộng và tiếng dế kêu bao phủ về đêm. Đây là những tháng ngày cô độc nhất của Đ.A. và Bụi, là giai đoạn thử thách nhất từ công việc, an ninh, đời sống cho đến tình yêu của 2 em. Hai năm sau, từ giã chốn khỉ ho cò gáy, hai em về lại thành phố. Văn phòng mới của Dân Làm Báo khang trang hơn. Đ.A và Bụi làm đám cưới.
Đám cưới của 2 em được tổ chức ngoài vườn. Chỉ có bố mẹ, anh chị và bạn bè thân quen. Thức ăn do chị Trang và bạn bè tự nấu. Khách vừa ngồi xuống bắt đầu ăn thì trời đổ mưa xối xả. Đứng dưới tàng cây với anh Tưởng Năng Tiến và đĩa cơm ướt mèm, tôi nhìn 2 em của mình và hạnh phúc lây với niềm hạnh phúc của 2 em. Dưới cơn mưa tầm tả, em Bụi vẫn cười.
Năm sau, Bobby ra đời. Văn phòng ấm cúng hơn, rộn rã hơn với tiếng cười của Bobby. Bụi vừa lo cho con vừa chu toàn công việc cho Dân Làm Báo. Cô bé liến thoắng năm nào, từng lo lắng không biết làm được gì với các anh chị trong Dân Làm Báo, bây giờ đã trở thành một người mẹ chững chạc, một người quản trị trang báo đầy tự tin và quán xuyến. Bụi làm tất cả, từ việc nhỏ đến việc lớn của Dân Làm Báo. Và với thiên thần nhỏ bé Bobby, Bụi đem hết những ước mơ, khát vọng mà Bụi muốn có cho những em bé Việt Nam khác vào Bobby. Chưa làm được cho đất nước, Bụi làm từng bước cho chính đời sống của con mình.
9 năm trôi qua. Sinh nhật Dân Làm Báo. Tôi muốn viết những giòng này để gởi đến các em thân yêu của tôi. Cho dù một ngày nào đó, Dân Làm Báo không còn nữa như quy luật đến rồi đi của cuộc sống nhưng các em vẫn luôn là một phần của đời tôi. Gởi đến Đ.A., Bụi và Bobby một mảnh đời nhìn lại, khởi đi từ căn phòng trọ nhỏ bé mà anh chị em mình dùng đó làm văn phòng cho đến bây giờ trong cái văn phòng khang trang với tiếng cười rộn rã của Bobby. Chúng ta đã đi một quãng đường dài. Gửi đến các em thương mến cảm nhận về những gì đã trải qua: Anh em mình đang sống một cuộc đời đáng sống.
Mẹ Nấm - 9 năm. Con số không dài với một đời người, nhưng với một diễn đàn, nơi những con người yêu tự do gặp nhau trên con đường suy tư - nhận thức - hành động lại là chuỗi ngày đầy ắp những kỷ niệm đáng nhớ. Chúc mừng Dân Làm Báo tròn 9 tuổi. Chúc cho những trái tim xanh luôn vững tay phím, chắc câu văn góp để phần cho một tương lai tươi sáng của Việt Nam.
Không chỉ là một trang tin, hay là một diễn đàn, Dân Làm Báo với tôi là nơi chứa chan tình thương sau hai năm vắng bóng, để rồi khi quay lại mới nhận ra tôi được anh chị em, những người biết tên mà chưa một lần gặp mặt đã yêu quý mình biết dường nào.
Tôi hãnh diện, vì mình là một phần của Dân Làm Báo và được góp sức cùng tất cả cô chú, anh chị em khác biến mặt trận thông tin không trở thành nơi độc diễn của đảng Cộng sản.
Nếu có ai đó hỏi tôi rằng, họ có thể làm gì để góp sức cho công cuộc chung. Câu trả lời của tôi đã và sẽ luôn là: hãy biến suy nghĩ, sự phẫn nộ của mình thành câu chữ, thành hành động và chia sẻ với thế giới. Bởi chính sự lên tiếng của mỗi người là một vết khắc lên bộ mặt dối trá gian xảo của chế độ và mọi nỗ lực truyền tải thông tin là phương thức bóc trần sự bưng bít của Cộng sản. Chúng ta phải là vừa là chứng nhân vừa là người viết sử trong cuộc bể dâu này.
Không kiểm duyệt không có nghĩa là chúng ta muốn viết gì cũng được. Điều tôi trân trọng và yêu quý nhất ở Dân Làm Báo là sự chỉnh chu trong từng comment. Một ngôi nhà đẹp, là ngôi nhà không có rác. Với sự tấn công của đội ngũ DLV, để giữ cho trang Dân Làm Báo không bị bôi bẩn chắc hẳn là những nỗ lực thầm lặng mà không phải ai cũng thấy và ghi nhận mỗi khi vào Dân Làm Báo. Đây là điểm mạnh và cũng chính là điểm thu hút nhất đối với tôi.
“CHÚNG TA - Mỗi người là một chiến sĩ thông tin” không còn là slogan của riêng Dân Làm Báo, mà đó là công việc, là hành động cụ thể mà bất kỳ cá nhân nào với bàn phím trong tay cùng trận địa mạng xã hội đều có thể góp sức để làm suy yếu các trụ cột quyền lực mà đảng Cộng sản dày công tạo dựng để kéo dài sự cai trị của họ.
9 năm trôi qua, nhiều con người miệt mài thầm lặng xây dựng một mặt trận tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam vẫn đang tiếp tục công việc của mình.
Dân Làm Báo là một trang blog được đóng góp, xây dựng bởi các tác giả trực tiếp gửi bài vỡ và không copy, đăng lại bài vở từ các trang mạng, Facebook khác. Điều đó nói lên tính độc lập và nỗ lực tự chủ của Dân Làm Báo. Từ đội ngũ biên tập đa dạng này tôi thấy mình được tiếp thêm sức mạnh, được học hỏi thêm từ các anh chị rất nhiều.
Niềm tin mà Dân Làm Báo gầy dựng từ những ngày đầu bằng việc vun đắp cho những khát vọng tự do thông tin, tự do tiếp cận thông tin đã được chứng minh bằng những nỗ lực đóng góp của bạn đọc trong thôn khiến trang ngày càng trưởng thành. Đó là thành quả mà tôi tin là bất kỳ ai khi tham gia phong trào Dân Báo đều nhận ra.
Cam kết truyền tải thông tin một cách độc lập, không bị lệ thuộc hay bị ảnh hưởng từ bất kỳ thế lực, đảng phái nào là cam kết của tự do. Và chính bạn đọc, những người dù phải vất vả trèo tưởng lửa, vượt rào cản để đọc tin, chia sẻ thông tin... là những người bạn đồng hành tiếp sức với Dân Làm Báo chống lại sự độc quyền thông tin. Một chặng đường 9 năm, là thành quả của tất cả CHÚNG TA, chứ không riêng một cá nhân nào.
Chúc mừng sinh nhật Dân Làm Báo, chúc cho những ước vọng tự do sớm thành hiện thực, để CHÚNG TA, các chiến sĩ thông tin sớm có thể mỉm cười ngay trên chính “miền chiến sự thứ 5” này!
Nguyên Thạch (Danlambao) - Giật mình, mới đó mà đã 9 năm! 9 năm với bao trăn trở với nỗi lòng đau đáu cho một quê hương luôn chìm ngập trong bóng đêm dầy đặc tưởng chừng như không còn lối thoát. 9 năm với những nỗi lo Việt tộc rồi sẽ ra sao, sẽ về đâu khi Tổ Quốc vẫn còn đang bị ngự trị bởi một lũ đần độn và hèn nhát.
9 năm với bao hy sinh thầm lặng của những con người còn có lòng với đất nước mà không quản ngại thời gian cùng sự suy nghĩ đốt cháy cả tâm can để mong tìm một con đường, một lối thoát cái thứ cơ chế tồi tệ hiện hành. Những con người ấy là ai? Họ là Ban biên tập Dân Làm Báo, những tác giả của nhiều bài viết, những còm sĩ của cả khối ý kiến nhận định và đóng góp cho một con đường hy vọng trong tương lai của cả dân tộc.
Chỉ có TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG chân thật mới là động lực thúc đẩy để con người ta hòa mình lâu bền với dòng thời gian dài.
Vâng 9 năm, 9 năm với bao nỗi niềm, mà buồn nhiều hơn vui, đổ vỡ tan nát lấn át cả hy vọng. Dân cư trong thôn thì có kẻ già người trẻ, người luống tuổi thì tóc ngã màu theo dòng thời gian, rồi cũng sẽ ra đi trong cảm giác buồn bã cho một quê hương chưa được may mắn đến hồi quang phục. Tuổi trẻ thì phải sống trong đau đáu lo âu cho tương lai của cuộc đời không biết rồi sẽ về đâu khi guồng máy cai trị hung tàn và bạo ngược với thái độ hèn hạ đầy ích kỷ của ĐCSVN.
Có những buổi chiều bên bờ biển Thái Bình để trải lòng với đại dương mông mênh, nỗi u hoài chìm ngập trong tôi theo ngàn cơn sóng cuộn. Thượng Đế ơi, mau cứu vớt đất nước tôi, dân tộc tôi sớm thoát khỏi cảnh đọa đày.