Giấc mơ Tập Cận Bình là gì? - Dân Làm Báo

Giấc mơ Tập Cận Bình là gì?

Thành Đỗ (Danlambao) - Cũng vì Hong Kong đang và đã trở thành khúc xương quá khó nuốt cho anh Tập Cận Bình mà chúng ta nên cùng nhau tìm hiểu xem giấc mơ Tập Cận Bình là gì và sẽ đi về đâu và anh Tập còn có thể làm được gì để thực hiện nó.

Từ tháng 6/2019 đến nay, giới thạo tin nhiều khi phải đứng tim trước các nguy cơ leo thang xung đột giữa nhà cầm quyền thân Bắc Kinh và dân tại Hong Kong. 

Đằng sau các phát biểu nặng ký do Bắc Kinh đưa ra như: Chụp mũ người dân Hong Kong biểu tình là khủng bố và hăm dọa sẽ không ngần ngại mạnh tay với người dân để dập tắt phong trào có nguy cơ đòi độc lập cho mảnh đất trù phú và giàu có này. Rồi nào là cơ động tập trận tại Thẩm Quyến sát biên giới, nào là di động qua lại một lực lượng hùng hậu về chiến xa chống biểu tình, mục đích để cho satellite Mỹ chiêm ngưỡng, nếu không ai thấy thì phải dùng chính satellite của mình chụp hình gởi lên mạng làm quảng cáo luôn. 

Nhưng Bắc Kinh tính toán gì mà càng ngày càng bất chấp và còn muốn cân cả dư luận thế giới như thế kia.

Niềm tin hoàn toàn không thể có giữa chế độ độc tài cộng sản Trung hoa lục địa và người dân Hong Kong? Bắc Kinh còn có thể làm được gì sao tại Hong Kong.

Trong bối cảnh mà nay Bắc Kinh đang bị bủa vây bởi một loạt những sự kiện do các thế lực thù địch phương tây bày ra mà ta có thể liệt kê như sau.

- Chiến tranh kinh tế với Mỹ từ tháng giêng 2018, làm kinh tế Trung Quốc khá tê liệt.

- Áp lực Đài Loan muốn tuyên bố độc lập, tách rời TQ và được sự ủng hộ của thế giới tự do, Mỹ và phương tây.

- Áp lực của phán quyết tòa trọng tài (Permanent Court of Arbitration "PCA") tại La Haye ngày 12/07/2016 vẫn còn đó, chặn con đường tơ lụa hàng hải.

- Áp lực con đường Nhất Đới Nhất Lộ bị chặn và phản đối khắp nơi.

- Quyết sách China Twenty, twenty five (China 2025) đã tuyên bố trước dân.

- Thằng em "con hoang phương Nam" lâu lâu lại tỏ vẻ hỗn láo, tuy không đáng lo lắm nhưng làm bực mình nhất là chúng phản bội, muốn chạy theo Mỹ.

- Nay lại thêm bọn trẻ Hong Kong không chịu ngủ yên chờ tháng 6 năm 2047, ngày Hong Kong hoàn toàn trở về trong vòng tay siết chặt của đảng cộng sản.

Trong lịch sử Trung Hoa, đã có rất nhiều vị hoàng đế cũng có tham vọng rất lớn, nhưng chưa có vị nào có tham vọng to lớn đến mức của hoàng đế đỏ Tập Cận Bình, nào là China vô địch vào năm 2025, chiếm ngự kinh tế hoàn cầu, đô hộ kinh tế cả năm châu, vượt trội và đè bẹp quân sự cả thế giới, mơ cả việc di dân tỏa ra và thế giới chỉ còn nói tiếng Hán là ngôn ngữ duy nhất.

Tất cả các đế chế từng nổi lên và thịnh vượng trên Trái Đất này, kể ra thì có 5 đế chế hùng mạnh nhất? Sự lựa chọn ra 5 đế chế trong hàng trăm đế chế từng ngự trị trong 5.000 năm qua không phải chỉ là thời gian cai trị hay sức mạnh bởi lẽ tất cả các đế chế đều có thời vinh quang và có tầm ảnh hưởng theo cách riêng của mình.

Nhưng nếu xét trên nhiều tiêu chí thì có một số đế chế nổi bật hẳn lên vì chúng rất mạnh, lớn và có ảnh hưởng trên một phạm vi rộng lớn của lịch sử nên xứng đáng được gọi là vĩ đại nhất. Cây bút Akhilesh Pillalamarri trên tạp chí National Interest (Mỹ) đã lựa ra 5 đế chế như thế và đã loại Trung Quốc và Ấn Độ ra khỏi “top 5 đế chế” này, bởi theo tác giả, tầm ảnh hưởng của đế chế Trung Hoa và Ấn Độ chỉ ở mức khu vực.

1.) Đế chế Ba Tư 

Đế chế Ba Tư của triều đại Achaemenid được Cyrus Đại đế thành lập vào khoảng năm 550 trước Công nguyên. Vị vua này có tước hiệu Vua của các Vua (Shahanshah). Mặc dù Đế chế Ba Tư có kết thúc bi thảm trong tay Alexander Đại đế (của Vương quốc Macedonia) vào năm 330 trước Công nguyên, đế chế này vẫn để lại di sản dài lâu cho sự phát triển sau này của các nền văn minh thế giới và các đế chế tương lai. Đế chế Ba Tư là một đế chế chủ chốt trong lịch sử loài người, bởi lẽ đây là đế chế thực sự đầu tiên – nó đã đặt ra các chuẩn mực về thế nào là đế chế cho các đế chế tương lai. 

2.) Đế chế La Mã 

Đế quốc La Mã trải dài qua 16 thế kỷ, được xem như bắt đầu từ năm 27 TCN với sự lên ngôi của hoàng đế Augustus[1] và có nhiều mốc kết thúc khác nhau, bao gồm sự phân chia cuối cùng thành Tây La Mã và Đông La Mã vào năm 395, sự diệt vong của Đế quốc Tây La Mã vào năm 476 và cuối cùng là sự diệt vong của Đế quốc Đông La Mã vào năm 1453. Cũng chưa thấm thía gì với giấc mơ China twenty, twenty five (China 2025) của hoàng đế Tập.

3.) Đế chế Caliphat (Arab)

Đế chế Arab, còn được biết đến với cái tên Caliphate, là một thể chế chính trị do nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad sáng lập. Đế chế này bao gồm hầu hết bán đảo Arabia vào thời điểm Muhammad qua đời vào năm 632. Gọi nó là Đế chế Arab sẽ hợp lý hơn gọi là Đế chế Hồi giáo, bởi lẽ trong khi đạo Hồi có gốc gác và lan truyền rộng ra từ đế chế này, về sau có thêm nhiều đế chế của người Hồi giáo và do người Hồi giáo thống trị nhưng không phải là Arab.

4.) Đế chế Mông Cổ

Đây là đế chế có lãnh thổ liên tục lớn nhất thế giới và là đế chế sử dụng đòn khủng bố với tất cả các kẻ thù. Đế chế do thủ lĩnh Mông Cổ Temujin lập ra. Thủ lĩnh này nắm tước hiệu Thành Cát Tư Hãn vào năm 1206. Đế chế Mông Cổ đầu tiên mở rộng bằng cách “tỉa dần” từng phần của lãnh thổ Trung Hoa như các bộ lạc thảo nguyên từng làm trước đó.

Nhưng khoảnh khắc bước ngoặt của Đế chế Mông Cổ là khi các sứ giả của họ bị các lãnh đạo của Đế chế Khwarazmian láng giềng (bao gồm Iran, Afghanistan, và Trung Á) giết chết. Thành Cát Tư Hãn coi đây là một sự sỉ nhục lớn và sự trả thù sau đó của Mông Cổ đã phá hủy hoàn toàn Trung Á, chấm dứt kỷ nguyên vàng của nó. Các cuộc xâm lược do Mông Cổ tiến hành cộng với việc thiết lập các tuyến hàng hải châu Âu sau đó (giúp tránh phải đi qua Con đường Tơ lụa) đã đặt dấu chấm hết cho vài trò quan trọng của khu vực Trung Á.

5.) Đế chế Anh quốc 

Người Anh thực sự góp phần quan trọng tạo nên thế giới hiện đại. Các thể chế dân chủ đại diện của Anh truyền cảm hứng cho các triết gia khai sáng Pháp như là Montesquieu sáng tạo ra các học thuyết chính trị hiện đại có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến các quốc gia châu Âu hiện đại.

Các đặc điểm chính của Mỹ và phương tây là sự gắn bó chặt với chủ nghĩa tự do, tư tưởng pháp trị, quyền dân sự và thương mại – được kế thừa từ người Anh và nay đã lan rộng ra thế giới. 

Hầu hết các đặc điểm này đều tiến hóa một cách hợp lý qua lịch sử dài lâu của nước Anh và các quốc gia mà nó áp dụng mà trong đó Hong Kong cũng được thừa hưởng tư tưởng pháp trị Anh quốc như Mỹ và phương tây đến 150 năm. 

Chính các tiến bộ pháp trị này đang tạo khó khăn cho hoàng đế Tập Cận Bình và đảng cộng sản Trung Hoa ngày nay, bởi những gì mà đảng cộng sản Trung quốc, cho dù có mạnh đến mức nào về quân sự hay kinh tế cũng không đủ sức để thay thế hay đẩy ngược trào lưu tiến bộ của nhân loại. 

Giấc mộng của hoàng đế Tập Cận Bình rồi cũng sẽ được xem là một ảo mộng và tắt lịm, đào thải theo dòng lịch sử nếu nó chỉ muốn thống trị thế giới trong thế kỷ thứ 21 bằng sức mạnh quân sự và kinh tế mà không đột phá ra được một tư tưởng mới mà chỉ vay mượn một phần của tư tưởng Karl Marx, xào nấu thêm vào đó một ít tư tưởng không rõ rệt của Đặng tiểu Bình và Tập cận Bình. 

Rõ ràng là cho đến nay, đảng cộng sản trung Hoa đã không đem đến được cho nhân loại một giá trị phổ quát nào khác để có thể đánh bại được những gì đang tạo ra trật tự hiện tại cho thế giới loài người.

Vào đầu thế kỷ 19, một tư tưởng sáng tạo như Karl Marx - Enghien cũng chỉ quật khởi được hơn 70 năm, huống chi nay Tập cận Bình lại không có tư tưởng gì mới khi giới thiệu với thế giới viện Khổng Tử, lỗi thời, phong kiến mà lại nuôi mộng bá chủ thế giới China 2025. 

Có lẽ nay chỉ còn có vài đứa trong đám con hoang phương Nam, trong đảng cộng sản Việt Nam là còn tin vào con đường Nhất đới Nhất Lộ do họ Tập hứa hẹn nhưng đừng mong chờ gì ở Hong Kong, Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu tin và xuôi theo con đường Tập đề nghị.

Người Cộng sản nói chung, đến nay vẫn không hiểu được một đạo lý bất hủ theo thời gian về nghệ thuật cai trị dân là:

Cai trị bằng sức mạnh chỉ đem đến đối kháng.
Cai trị bằng tư tưởng sẽ cảm hóa và thay đổi xã hội.

15.08.2019



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo