Trần Hạ Long (Danlambao) - Tại sao trước khi hành động ông Chung và UBNDTPHN không tham khảo ý kiến từ bộ/sở pháp lý, Tòa Án, Viện Kiểm Sát và nhất là từ các Đoàn Luật Sư TP Hà Nội và các Văn phòng Luật trong nước để lắng nghe những phân tích về khía cạnh pháp lý khi giải quyết những tranh chấp đất đai trong quản hạt THHN?...
*
Lần đầu tiên ở Việt Nam đã có sự đối đầu gay gắt giữa nhân dân và nhà cầm quyền đương thời. Máu đã đổ và mấy mạng người đã chết oan uổng vì chế độ cai trị không tìm ra một phương hướng thích đáng để giải quyết những tranh chấp đất đai tại xã Đồng Tâm thuộc địa bàn thành phố Hà Nội. Để rộng đường tìm hiểu, phân tích và đưa ra những nhận định chính xác dựa vào khung pháp lý, sau đây là tóm lược vụ việc:
Tranh chấp đất đai tại xã Đồng Tâm (ĐT) đã âm ỷ bùng phát từ tháng 3, 2017. Qua nhiều lần đối đầu căng thẳng, rồi điều đình, hứa hẹn không kết quả. Bỗng vào ngày 9/1/2020, Công An-Cảnh sát (CACS) của chế độ đã thẳng tay đàn áp đưa đến kết quá là có ba công an tử vong. Phía nhân đân xã Đồng Tâm chết mất một người, cùng mốt số bị thương, nhiều người bị bắt.
Nội vụ chỉ xoay quanh 54 hecta đất canh tác, mà trước đó nhà nước đã trưng thu từ nông dân xã Đồng Tâm để xây phi trường quân sự. Nhưng lâu rồi dự án này không thực hiện. Nội vụ sau đó chìm vào quên lãng.,
Phần đất trên được chuyển trao cho một đơn vị quân đội quản lý. Đơn vị này sau đó, lại cho những hộ nông dân trong xã Đồng Tâm thuê mướn. Hằng năm, họ phải đóng tiền thuê đất, giống như nông nô phải đóng địa tô cho địa chủ thời phong kiến.
Nhưng sự khác biệt ở đây là nông dân Đồng Tâm bị trưng thu đất do mồ hôi xương máu mình tạo nên. Rồi sau đó, lại trở thành kẻ làm thuê ở mướn trên chính mảnh đất của mình.
Thân phận làm thuê ở mướn cũng đâu có yên. Khoảng tháng ba 2017, Công An địa phương và thành phố Hà Nội thình lình xuống cưỡng chế thu hồi đất đai, nói là sẽ trao lại cho công ty viễn thông quốc phòng Viettel.
Nhân dân Đồng Tâm đã chống trả lại lệnh cưỡng chế vì cho đó là bất công. Nhân dân Đồng Tâm sẵn lòng nhường đất cho nhà nước vì lý do quốc phòng, nhưng không muốn trao đất ấy vào tay doanh nghiệp làm cơ sở kinh doanh.
Vụ trưng thu đất này đã gây nên một làn sóng công phẫn từ dư luận trong và ngoài nước về cách thức sử dụng vũ lực thô bạo của nhà cầm quyền Hà Nội. Đến nỗi, chính ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội (UBNDTPHN), đại diện phe cưỡng chế đất phải thân hành xuống xã Đồng Tâm ủy lạo, vỗ về và hứa hẹn người dân.
Mọi việc tạm lắng trong một thời gian. Tưởng đâu đã êm xuôi. Bỗng nhiên vào dịp ngày 9/1/2020, nhà cầm quyền Hà Nội lợi dụng bóng đêm xua công an cảnh sát bao vây và tấn công vào Đồng Tâm. Người dân nơi đây chống trả quyết liệt. Kết quả phe công an cưỡng chế có ba người chết cháy, dân ĐT một chết cùng nhiều người bị bắt, rồi bị truy tố ra tòa
Hướng giải quyết tranh chấp đất đai của nhà cầm quyền
Cách thức gỉai quyết vụ tranh chật đất đai trong vụ ĐT vừa qua đã nói lên xu thế sử dụng vũ lực của nhà cầm quyền, để hù dọa, trấn áp và nếu cần triệt hạ phe chống đối/nhân dân thấp cổ bé miệng.
Họ dùng cánh tay đắc lực là Công an - Cảnh sát để thu hồi, trưng thu đất đai, ruộng vườn trong tầm nhắm mang lại lợi lộc cho phe nhóm quyền lực cai trị.
Trong hiện vụ, ông Nguyễn Đức Chung, CTUBNHTPHN là phe đi đòi đất/ thay vì Bộ Quốc Phòng, sở hữu chủ mảnh đất. Có thể vì đất tranh chấp xã ĐT trực thuộc quản hạt TP Hà Nội, nên ông Chung nghĩ rằng chính quyền Hà Nội có quyền đòi lại đất? Từ suy nghĩ đó ông Chung/ Đại diện TP Hà Nội đã liên tục hành xử quyền đòi đất từ năm 2017 cho đến nay.
Câu hỏi đầu tiên là ông Chung có xuất trình giấy ủy quyền của bộ Quốc Phòng hay không? Vì đất tranh chấp nguyên thủy thuộc BQP. Vậy chỉ có BQP mới có quyền này.
Giả dụ, ông Chung có trong tay giấy ủy quyền từ BQP, thì việc đòi đất có liên quan gì đến quyền lợi của TP Hà Nội, vì tương lai mảnh đất tranh chấp sẽ thuộc quyền xử dúng của hãng truyền thông VIETEL tức thuộc BQP?
Sao ông Chủ Tịch UBTPHN Nguyễn Đức Chung lại đâm đầu vào một vụ tranh chấp không có căn bản pháp lý, cũng không mang lại một chút lợi lộc nào cho THHN mà ông là đại diện?
Tại sao trước khi hành động ông Chung và UBNDTPHN không tham khảo ý kiến từ bộ/sở pháp lý, Tòa Án, Viện Kiểm Sát và nhất là từ các Đoàn Luật Sư TP Hà Nội và các Văn phòng Luật trong nước để lắng nghe những phân tích về khía cạnh pháp lý khi giải quyết những tranh chấp đất đai trong quản hạt THHN?
Vấn đề ở đây là, trước khi bị nhà nước trưng dụng cho nhu cầu quốc phòng/ xây phi trường, đất thuộc về xã Đồng Tâm. Sau khi không xây phi trường, dân ĐT đã thuê lại đất này để canh tác.
Đây không phài là sự chiếm đất bất hợp pháp, nên không thể sử dụng Công an-Cảnh sát để cưỡng chế thu hồi lại đất. Muốn thu hồi phải thông qua những thủ tục pháp lý. Việt Nam có hay không những quy định này?
Thực tế ông Chung chỉ làm theo khung pháp lý của thời 1954-1975, thời Cộng Sản mới chiếm trọn được quyền hành. Ông đã sử dụng bạo lưc bằng cách xua Công an- Cảnh sát vây làng cưỡng chế đòi đất. Nhân dân chống đối, ông cho bắt bớ, giam cầm, tù tội. Mà thật ra mảnh đất này đâu có thuộc chủ quyền của TP Hà Nội!
Vào năm 2017, sau khi không thể cưỡng chế dân ĐT để giành lại đất, lại bị nhân dân bắt giữ hàng chục công an, ông Chung vội vã chạy xuống ĐT xoa dịu, hứa hẹn sẽ giải quyết êm đẹp tranh chấp.
Nội vụ kéo dài thêm hai năm, tưởng chừng như xong. Không ngờ đến tháng 9, năm 2020, lợi dụng màn đêm ông xua CACS bao vây trấn áp, cưỡng chê dành lại đất. Hậu quả có bốn người chết ở cả hai phe. Một số lớn bị bắt bớ truy tố như đã tường thuật ở đoạn trên.
Cách thức giải quyết thô bạo của nhà cầm quyền thành phố đã đấy lên làn sóng công phẫn trong và ngoài nước. Cách giải quyết như vậy có hợp pháp không? Có theo đúng thủ tục pháp lý không? Có thích hợp với xã hội văn minh tiến bộ không?
Hướng giải quyết thô bạo cực đoan đã đẫn đến đổ máu không cần thiết cho hai phe. Từ đó, sự công phẫn trong dư luận ngày một tăng. Nó đã đào sâu hố chia cách giữa nhân dân và nhà cầm quyền.
Hướng giải quyết tranh chấp theo khung pháp lý
Ở tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước rất gần Việt Nam như Thái Lan, Singapore, Đài Loan..., họ đều có cơ chế giải quyết những vụ tranh tụng về quyền sở hữu đất đai tương tự như vụ ĐT theo đúng thủ tục pháp lý:
Bên nguyên đơn muốn thu hồi đất thuê mướn, sang nhượng, họ sẽ thông báo cho bên thuê mướn ý định thu hồi đất. Nếu quá thời gian luật định, người thuê không chịu trao trả, chủ nhân hay người đại diện sẽ nhờ Tòa Án can thiệp.
Bên nguyên đơn/ chủ đất thông thường sẽ thuê một văn phòng luật sư chuyên môn về luật bất động sản đệ đơn kiện trước Tòa Án sở tại để đòi lại đất.
Sau đó đơn kiện sẽ được tống đạt cho bị đơn/người bị đòi đất. Họ sẽ có một thời hạn theo luật định để trả lời.
Tòa Án căn cứ vào sự kiện, xem xét luận cứ của hai bên nguyên bị, so chiếu với luật lệ và án lệ hiện hành. Cuối cùng tòa sẽ đưa ra một bản án phân xử vụ tranh chấp.
Hai bên nếu không đồng ý, họ đều có quyền kháng cáo lên tòa trên để yêu cầu xét xử lại.
Thêm nữa, muốn đi xa, họ còn có quyền đưa nội vụ lên Tòa Phá Án (Luật Âu Châu), hay lên Tối Cao Pháp Viện (Luật Hoa Kỳ).
Trải qua một chuỗi những thủ tục pháp lý, chắc chắn quyền của hai bên nguyên bị sẽ được giải quyết công bằng, minh bạch và hợp pháp.
Trở lại vụ đuổi đất Đồng Tâm, tại sao Chủ Tịch UBNDTP Hà Nội là Nguyễn Đức Chung không tham vấn Bộ/Sở Tư Pháp, các Đoàn Luật Sư Thành Phố, các giáo sư Luật học trước khi mang Công an-Cảnh sát xuống ĐT đòi đất? Việt Nam hiện hành có các bộ Luật về bất Động sản hay không?
Tại sao thiếu vắng tiếng nói của những giáo sư tiến sĩ trong ngành Luật học VN, những luật sư trong nước cho một giải pháp công bình theo khung pháp lý cho sự tranh chấp này?
Kết luận:
Đồng Tâm chỉ là một vụ tranh chấp đất đai cỏn con mà đã có bốn người vô tội mạng vong. Thêm một số bị bắt. Tang tóc đổ xuống nhân dân ĐT và gia đình mất người thân trong dịp xuân về.
Hậu quả của việc sử dụng vũ lực thô bạo của nhà cầm quyền Hà Nội đã dấy lên làn sóng công phẫn của dư luận trong và ngoài nước.
Một tâm trạng hoang mang đang trùm phủ khắp nơi tại VN. Người dân VN đang tự hỏi bao giờ sự kiện tương tự sẽ xảy đến cho mình?
Phương thức giải quyết sự kiện Đồng Tâm vừa qua của nhà đương cuộc Hà Nội đã phơi bày ra nhiều sơ hở và thiếu xót trong hệ thống Tư Pháp hiện hành tại VN.
Dù đã trải qua gần nửa thế kỷ kể từ ngày Bắc Nam thống nhất, nền Tư Pháp VN vẫn còn phôi thai, thiếu tính minh bạch. Tư duy của nhà cầm quyền và nhân dân về tính công bằng, bình đẳng còn hạn chế. Tinh thần tôn trọng nhân quyền, dân quyền và thượng tôn luật pháp chưa phổ quát. Nhà cầm quyền còn cố tình lẫn lộn giữa vi phạm dân sự và hình sự. Họ thường giải quyết những tranh chấp giữa nhà nước và nhân dân theo phương cách trấn áp, độc đoán và độc tôn.
Nếu cứ tiếp tục hành xử theo chiều hướng này, sẽ còn nhiều vụ ĐT xảy ra trong tương lai tại VN.
23.01.2020