Coronavirus làm suy yếu bộ máy tuyên truyền hùng hậu của Trung Quốc - Dân Làm Báo

Coronavirus làm suy yếu bộ máy tuyên truyền hùng hậu của Trung Quốc

Bắc Kinh đang thúc đẩy những mẫu chuyện về sự kiên trì, nhưng nhiều người trẻ đang công khai đặt vấn đề với những thông điệp của Đảng Cộng sản.

Li Yuan - CTV Danlambao lược dịch - Những nhân viên y tế kiệt sức với những vết hằn trên mặt sau nhiều giờ đeo kính bảo hộ và khẩu trang phẫu thuật. Những người phụ nữ với đầu cạo trọc như là một thể hiện cho lòng tận tụy. Những người về hưu quyên góp tiền tiết kiệm cả đời để đóng góp ẩn danh cho các văn phòng chính phủ.

Bắc Kinh đang khai thác màn kịch tuyên truyền cũ kỹ trong cuộc chiến chống lại sự bùng phát không ngừng nghĩ của coronavirus - một thách thức lớn nhất trong nhiều thập kỷ đối với tính hợp pháp của nhà cầm quyền. Phương tiện truyền thông nhà nước đang trang bị thật nhiều những điện thoại thông minh và những làn sóng phát thanh đăng tải những hình ảnh và câu chuyện về sự đoàn kết và hy sinh nhằm tạo sự đoàn kết đối với những người đứng sau sự thống trị của Bắc Kinh. Thậm chí truyền thông còn cung cấp ngắn gọn các linh vật hoạt hình có tên Jiangshan Jiao và Hongqi Man, các nhân vật có ý nghĩa khuấy động tình cảm yêu nước trong giới trẻ đối diện với cuộc khủng hoảng.

Vấn đề cho các lãnh đạo Trung Quốc là: Lần này, nó không còn hoạt động hiệu quả được nữa.

Trên mạng xã hội trực tuyến, người dân đang công khai chỉ trích bộ mày truyền thông nhà nước. N người đã lên án gay gắt những câu chuyện về sự hy sinh cá nhân trong khi nhân viên y tế tuyến đầu vẫn thiếu những vật dụng cơ bản như mặt nạ. Họ đả đảo 2 nhân vật hoạt hình Jiang Sơn Jiao và Hongqi Man. Họ dè bỉu những hình ảnh của những người phụ nữ với đầu cạo trọc và hỏi liệu rằng những người phụ nữ ấy có bị áp lực phải làm điều đó không và tự hỏi tại sao lại không có những hình ảnh tương tự của đàn ông.

Một bài viết đăng trên một trang blog quan trọng có tiêu đề "Truyền thông nên dừng việc biến đám ma thành đám cưới."

Daisy Zhao, 23 tuổi, một cư dân Bắc Kinh cho biết cô từng tin tưởng các phương tiện truyền thông chính thức. Bây giờ cô ấy đã giận đến bốc khói bởi những thông tin chụp mũ tám nhân viên y tế đã cố gắng cảnh báo về mối đe dọa coronavirus là những kẻ phao tin đồn. Hình ảnh và những video về các phản biện công khai của họ đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng.

Một người dân - bà Zhao cho biết bộ máy tuyên truyền của chế độ đã mất rất nhiều uy tín.

Bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc với những hoạt động ngày càng tinh vi đã giúp Đảng Cộng sản nắm quyền trong nhiều thập kỷ, đang đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất của nó.

Nhà cầm quyền đã chậm trễ trong việc tiết lộ mối đe dọa của coronavirus và ra tay đàn áp tiếng nói của những người cố gắng cảnh báo dư luận. Khi làm như vậy, nhà cầm quyền đã làm suy yếu thỏa thuận ngầm với người dân của họ, trong đó người dân đã đánh đổi các quyền cá nhân của mình cho những lời hứa hẹn của chế độ về vấn đề an ninh.

Để chế ngự sự phẫn nộ của công chúng, Bắc Kinh quyết tâm tạo dựng một môi trường dư luận màu hồng. Nhà cầm quyền đã cử hàng trăm nhà báo được nhà nước bảo trợ đến Vũ Hán và các nơi khác để dựng nên những câu chuyện thương tâm về các bác sĩ và y tá tuyến đầu cũng như sự ủng hộ đầy vị tha của quần chúng.

Bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc đã đối diện với những cạnh tranh mạnh mẽ từ thực tế. Người dân Trung Quốc đã nhìn thấy hình ảnh một phụ nữ trẻ đang khóc than - Mẹ! Mẹ ơi! khi mẹ cô bị bắt đem đi. Họ đã nhìn thấy một người phụ nữ đập một chiếc chiêng tự chế từ ban công của mình trong khi cầu xin có được một chiếc giường bệnh viện. Họ đã nhìn thấy một y tá kiệt sức gục xuống và hú lên.

Và tất cả họ đã nhìn thấy khuôn mặt của Li Wenliang, người bác sĩ đã nỗ lực lên tiếng cảnh báo về chính loại virus đã giết chết anh ta.

Cuộc khủng hoảng đã mở mắt nhiều người, đặc biệt là giới trẻ nhìn thấy những khía cạnh đáng lo của cuộc sống dưới chế độ độc tài. Trong sự việc bịt miệng những người như bác sĩ Li, người dân đã thấy sự nguy hiểm của chính sách kìm nén quyền tự do ngôn luận. Từ những lời yêu cầu đầy đau khổ được tán phát trên mạng bởi các bệnh nhân và bệnh viện để có được sự giúp đỡ của chính quyền, người dân đã nhìn xuyên qua mặt nạ của một chính phủ tự xưng là toàn năng và có thể làm được mọi thứ.

Bắc Kinh đang làm mọi thứ có thể để lấy lại phiên bản màu hồng của chế độ. Truyền thông quốc doanh đang đều đặn cung cấp thông tin về việc quần chúng để lại quyên góp tại văn phòng chính phủ và sau đó bỏ đi trước khi được ghi nhận về nghĩa cử cao đẹp. Một bản tin tổng hợp có đến 41 người đóng góp âm thầm đó.

Những câu chuyện khác là các cấp cứu viên gia nhập tiền tuyến sau khi mẹ của họ vừa qua đời, hoặc một phụ nữ vừa mới sinh xong cũng xông pha tiền tuyến. Theo từng nhịp điệu, những câu chuyện đều na ná như nhau.

Một số câu chuyện thì không thể nào tin được. Một tờ báo ở thành phố Diên An đã xin lỗi sau khi đăng tải bài viết về 2 bé sinh đôi của một y tá. Vừa mới sinh ra đã hỏi mẹ là cha của chúng đang ở đâu! Tờ báo nói rằng đó là lỗi trong quá trình chỉnh sửa bài viết. Một tờ báo khác viết rằng sau khi một y tá đi ra tiền tuyến, chồng cô, người đã lâm vào tình trạng thực vật từ năm 2014 đã mỉm cười bất cứ khi nào tên của cô được nhắc đến như thể anh biết rằng vợ mình đã tham gia vào một nỗ lực tuyệt vời. Bài báo này này sau đó đã bị xóa.

Ở Trung Quốc, sự ngưỡng mộ của các nhân viên y tế tuyến đầu là phổ biến và chân thành. Nhưng truyền thông nhà nước đã không phản ảnh thực tế rằng nhiều người trong số họ không có đồ bảo hộ. Hơn 3.000 người trong số họ đã bị nhiễm bệnh.

Một người dân đã viết trên trang mạng phổ biến nhất của Trung Quốc là Weibo - "Những sự hy sinh của họ nên được ghi nhớ". "Chúng ta nên bảo đảm rằng những bi kịch sẽ không xảy ra lần nữa, và đừng làm nổi bật cái gọi là "Hy sinh là vinh quang".

Deng Xueping, một luật sư đã viết bài "Đám ma thành đám cưới" trên blog, trích dẫn một câu chuyện về một nữ bệnh nhân xuất viện từ một bệnh viện tạm thời tại trung tâm của vụ dịch là Vũ Hán. Nữ bệnh nhân này quá thích bệnh viện đến nỗi cô ấy đã miễn cưỡng rời nhà thương.

Luật sư Deng Xueping viết tiếp - Khi nhiều bệnh nhân ở Vũ Hán đang vật lộn để được điều trị, máy quay TV của chế độ đã chọn chuyển sang thâu hình một bệnh nhân rất hạnh phúc. Bằng cách phóng đại hạnh phúc của một cá nhân trong khi che giấu sự đau khổ của hầu hết mọi người khác ở đó thì thật khó để nói rằng thông tin như vậy là đúng đắn về tình trạng của đại dịch.

Người dân cũng phẫn nộ đối với thông tin của truyền thông nhà nước về một nữ nhân viên y tế cạo đầu. Trong một video lan truyền, hơn một chục nữ nhân viên bệnh viện ở phía tây bắc tỉnh Cam Túc đang trên đường đến tỉnh Hồ Bắc, trung tâm của vụ dịch, đã cạo trọc đầu. Một số phụ nữ này đã khóc.

Điều đó đặt ra câu hỏi trên mạng xã hội về việc phụ nữ có bị áp lực phải cạo trọc đầu hay không và tại sao đàn ông lại không làm chuyện đó. Bệnh viện ở tỉnh Cam Túc trả lời rằng những người phụ nữ đã tự nguyện làm điều đó.

Thất bại lớn nhất cho bộ máy tuyên truyền của đảng xảy ra vào tuần trước khi Đoàn Thanh niên Cộng sản công bố Jiang Sơn Jiao và Hongqi Man - hai hình tượng hoạt hình trong trang phục truyền thống của Trung Quốc. Tên của họ - "Giang Sơn" mang ý nghĩa là quốc gia Trung Quốc và "Mạnh Hồng" tượng trưng cho lá cờ đỏ của đảng - được lấy từ một bài thơ của Chủ tịch Mao Trạch Đông.

“Hãy cổ vũ cho các thần tượng của đoàn thanh niên" - Bộ máy tuyên truyền đã hối thúc quần chúng.

Người dân đã không cỗ vũ! Đoàn Thanh niên cộng sản đã phải xóa các bài đăng sau khi bị phê bình là tổ chức của đảng đã tìm cách biến mối quan hệ giữa đất nước và công dân thành mối quan hệ giữa thần tượng giải trí và giới hâm mộ. Một nhận xét trên mạng "Tôi là công dân không phải người hâm mộ" - đã nhận được hơn 50.000 lượt thích.

Phản ứng ngược này có thể đã thể hiện một thái độ mới của thế hệ trẻ đối với nhà cầm quyền.

Stephanie Xia, 26 tuổi, sống ở Thượng Hải cho biết trong tháng vừa qua, nhiều người trẻ đã đọc rất nhiều thông tin trực tiếp và các báo cáo chuyên sâu về dịch bệnh trên internet và cô nói "họ vừa tức giận vừa bối rối bởi những gì họ tìm hiểu được".

Cô Xia cũng cho biết thêm là có một số khoảng cách giữa những gì mà giới trẻ ưa chuông và những gì mà giới cầm quyền tin rằng giới trẻ thích.

Mặc dù sự hoài nghi của quần chúng ngày càng tăng, đảng và nhà nước vẫn nhận được sự hỗ trợ rộng rãi. Trong khi đa số là những người già chỉ dựa vào truyền thông quốc doanh, đảng vẫn dựa vào sự ủng hộ của những người trẻ tuổi như Lu Yingxin, người mà tôi đã viết vào tháng 10 như một ví dụ về tuổi trẻ yêu nước.

Cô Lu cho biết cô rất cảm động trước những tường thuật về sự hy sinh của các nhân viên y tế tuyến đầu và những người bình thường quyên góp tiền cho Vũ Hán. Cô rất buồn về sự ra đi của bác sĩ Li và không vui khi công an cáo buộc anh ta tung tin đồn.

Tuy nhiên, cô vẫn không thất vọng với chính phủ và cô viện lý do rằng nhà nước có quá nhiều thứ để đối phó. Cô nói - "Ngay cả khi tôi nói rằng tôi không tin vào chính phủ, tôi có thể làm gì? Có vẻ như không có một điều gì mà tôi có thể làm được."

Không có một phương thức khoa học nào để đánh giá tình cảm của công chúng ở Trung Quốc. Nhưng thái độ của cô Lu có lẽ là một thái độ phổ quát và là thái độ mà đảng và nhà nước Trung Quốc muốn nuôi dưỡng.

Để đạt được điều đó, Bắc Kinh đã tăng cường kiểm duyệt internet trong vài tuần qua. Tài khoản truyền thông xã hội đã bị xóa hoặc bị đình chỉ. Bắt đầu từ thứ bảy, các nền tảng trực tuyến sẽ phải tuân theo các quy định mới có thể bảo đảm các giới hạn thậm chí còn chặt chẽ hơn.

Một số người thuộc thế hệ già đang lo lắng rằng dịch bệnh sẽ bị lãng quên giống như nhiều thảm kịch khác ở Trung Quốc.

Nhà văn Yan Lianke đã nói trong một buổi thuyết giảng tại Đại học Khoa học và Kỹ Thuật Hồng Kông - "Nếu chúng ta không thể trở thành một người thổi còi như Li Wenliang, thì hãy là người có thể nghe thấy tiếng thổi còi đó."

Ông nói - "Nếu chúng ta không thể nói lớn thì hãy trở nên một người thầm thì, nếu chúng ta không thể thầm thì thì hãy trở thành một người im lặng nhưng phải nhớ và phải giữ gìn ký ức... Hãy trở thành một người có những mộ huyệt trong tim".

Trong nỗ lực xây dựng ký ức tập thể, hàng ngàn thanh niên đang xây dựng kho lưu trữ kỹ thuật số các bài đăng, video và câu chuyện truyền thông trực tuyến về dịch bệnh đã hoặc sẽ có khả năng xóa và họ đã đăng những bài vỡ, video này lên internet bên ngoài Trung Quốc.

Một số người trẻ đã có "những ngôi mộ trong tim" và họ muốn những người trẻ khác cũng có như họ.

Cô Zhao, một cư dân Bắc Kinh, cho biết sau khi chứng kiến các cuộc thảo luận trực tuyến đầy phân cực trong thời gian bệnh dịch bùng phát, cô đã quyết định theo đuổi sự nghiệp giáo dục. "Quan tâm về thế giới. Quan tâm đến những người trong đó".

Cô Xia, người có tài khoản Weibo đã bị đình chỉ 30 ngày vì các bài đăng liên quan đến dịch bệnh, cho biết cô quyết tâm tiếp tục lên tiếng cho dù kiểm duyệt có chặt chẽ đến mức nào để thế hệ tiếp theo có thể nhớ đến những gì đã xảy ra. Và cô viết - "Hãy nói lên thật nhiều như sự can đảm của bạn cho phép. Cuối cùng, nó vẫn tốt hơn là không nói gì."


Nguồn: Coronavirus Weakens China’s Powerful Propaganda Machine


Lược dịch:




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo