Trung Quốc ngăn dòng Mekong, các quốc gia khác bị hạn hán - Dân Làm Báo

Trung Quốc ngăn dòng Mekong, các quốc gia khác bị hạn hán

Hannah Beech (NYT) * Mẹ Nấm (Danlambao) lược dịch - Nghiên cứu mới cho thấy có vẻ như các kỹ sư Bắc Kinh đã trực tiếp làm mức nước bị xuống thấp kỷ lục tại Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.


Cuối tháng 2, khi Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi coronavirus, bộ trưởng ngoại giao của quốc gia này đã nêu vấn đề và bày tỏ mối quan ngại tại hội nghị ở Lào, nơi nông dân và ngư dân trên khắp khu vực sông Mekong đang phải đối mặt với nạn hạn hán tồi tệ chưa từng thấy trong lịch sử.

Ngoại trưởng Vương Nghị đã đưa ra thông điệp: "Chúng tôi cảm nhận được nỗi đau của các bạn. Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng một trong những con sông có năng suất nhất thế giới khô cằn".

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới từ các nhà khí hậu học Hoa Kỳ cho tại khu vực cao nguyên Tây Tạng thuộc Trung Quốc, nơi bắt nguồn của sông Mê Kông hoàn toàn không gặp phải khó khăn tương tự. Thay vào đó, dường như các kỹ sư của Bắc Kinh đã trực tiếp hạn chế dòng chảy khiến mực nước thấp kỷ lục.

"Dữ liệu vệ tinh không nói dối và cao nguyên Tây Tạng có rất nhiều nước, ngay cả khi các quốc gia như Campuchia và Thái Lan đang bị khủng hoảng nặng nề" - trích lời Alan Basist, đồng tác giả của bản báo cáo từ Eyes On Earth, tổ chức quan sát tài nguyên nước phát hành hôm thứ Hai.

"Trung Quốc giữ lại một lượng nước khổng lồ", ông Basist cho hay.

Sông Mekong là một trong những con sông màu mỡ nhất trên trái đất, nuôi dưỡng hàng chục triệu dân cư với nguồn nước và nghề cá dồi dào. Nhưng một loạt các con đập, chủ yếu ở Trung Quốc, đã cướp đi dòng sông trù phú.

Những dân chài địa phương nói rằng sản lượng đánh bắt của họ sụt giảm nhanh chóng. Hạn hán dai dẳng và lũ lụt bất ngờ đã khiến nông dân bị vùi dập.

Việc Bắc Kinh kiểm soát sông Mekong, nơi cung cấp tới 70% lượng nước hạ nguồn trong mùa khô, đã gây ra nhiều tranh cãi, mặc dù các quốc gia Đông Nam Á phụ thuộc vào thương mại với Trung Quốc. Trong khi Trung Cộng quảng bá cho chương trình phát triển toàn cầu mà theo họ sẽ có lợi cho các đối tác thương mại nghèo hơn, một phản ứng dữ dội đang gia tăng giữa các quốc gia cảm thấy rằng họ đang thua cuộc.

"Vấn đề là giới thượng lưu Trung Quốc coi nước là thứ độc quyền chứ không phải là hàng hóa dùng chung" - theo Brian Eyler, giám đốc chương trình Trung tâm Kích thích Đông Nam Á và là tác giả của quyển "Những ngày cuối cùng của sông Mekong".

Khi vị trí chính trị của Trung Quốc tăng lên, các nhà lãnh đạo đã biến quốc gia này thành một loại siêu cường khác, đây là điều đáng lo ngại, nhất là khi Trung Quốc áp dụng mối quan hệ cùng thắng (win-win) với các quốc gia khác.

Các quốc gia, như Sri Lanka và Djibouti, đã rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc khi các dự án chiến lược kết thúc là điều mà các nhà phê bình lo ngại. Các quốc gia châu Phi và châu Á khác lo lắng rằng Trung Quốc chỉ đơn giản là một đế quốc khác mong muốn hút sạch tài nguyên thiên nhiên mà không cần quan tâm đến cư dân địa phương.

"Đây là một phần chiến lược phát triển kinh doanh của Trung Quốc. Những cư dân mà nguồn sống và thu nhập phụ thuộc vào tài nguyên từ dòng Mekong sẽ tự động bị loại trừ." - Chainarong Setthachua, một giảng viên và là chuyên gia về Mekong tại Đại học Mahasarakham ở phía đông bắc Thái Lan cho biết.

Mô hình dữ liệu do ông Basist và đồng nghiệp Claude Williams tạo ra đo lường nhiều yếu tố khác nhau của dòng chảy như từ lượng tuyết và băng tan, đến mưa và độ ẩm của đất. Các nhà khoa học nhận thấy rằng theo quy luật tự nhiên trong hầu hết các năm, theo dõi mực nước đo được ở hạ lưu Thái Lan. dòng chảy không bị ảnh hưởng từ thượng nguồn sông Mekong. Trường hợp ngoại lệ xảy ra khi các hồ đập ở Trung Quốc được đóng hoặc xả.

Khi có một đợt hạn hán theo mùa ở Trung Quốc, 5 quốc gia năm ở hạ nguồn là Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng. Khi Trung Quốc chứa quá nhiều nước, lũ lụt xảy ra ở lưu vực sông Mekong.

Tuy nhiên trong suốt mùa mưa năm ngoài, sự thịnh vượng của dòng sông chuyển thành hai hướng. Khi khu vực Mekong (Trung Quốc) đón một lượng nước trên trung bình, các quốc gia ở hạ lưu bị ảnh hưởng bởi hạn hán đến nỗi nhiều nhánh sông khô cạn, khiến cho lòng sông nứt nẻ lộ ra trong một mùa đánh bắt cá.

Theo thước đo tại Chiang Saen, phía bắc Thái Lan, mực nước xuống thấp chưa từng thấy.

Nhìn chung, trong khoảng thời gian 28 năm nghiên cứu thước đo này, ông Basist và đồng nghiệp đã tính toán rằng các con đập ở Trung Quốc đã giữ lại hơn 410 feet độ sâu của dòng sông.

Trong khi thảo luận với các bộ trưởng ngoại giao khu vực vào tháng 2, ngoại trưởng Vương Nghị, cho rằng Trung Quốc cũng đang phải chịu đựng. Ông ta cho rằng giới lãnh đạo Trung Quốc đã hào phóng bằng cách xả nước xuống hạ lưu, đặc biệt là vào thời điểm Bắc Kinh đang phải đối mặt với sự bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng.

"Mặc dù chính Trung Quốc cũng đã bị ảnh hưởng bởi hạn hán và lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng ở vùng thượng lưu, nhưng đã vượt qua nhiều khó khăn khác nhau để tăng lưu lượng nước" , ông Vương nói.

Ông Basist đã tranh luận về việc này. "Bạn hãy nhìn vào bản đồ của chúng tôi, màu xanh sáng chỉ ra điểm nhiều nước ở Trung Quốc và màu đỏ tươi là do thiếu nước ở Thái Lan và Campuchia. Trung Quốc có thể điều tiết lưu lượng dòng chảy của con sông thông qua các con đập và dường như đó chính xác là những gì họ đã làm."

Vùng hạ lưu phải gánh thêm nỗi đau khi Trung Quốc bất ngờ xả nước mà không báo trước khiến bị khu vực trồng trọt ở vùng đất cao bị nhấn chìm.

"Việc điều tiết nước của Trung Quốc là chính trị. Họ gây ra thiệt hại, nhưng họ yêu cầu được ghi ơn." - ông Chainarong, thuộc Đại học Mahasarakham cho biết. 

Trong khi sông Mê Kông là nguồn cứu cánh cho cư dân các quốc gia ở hạ nguồn, dòng sông chảy qua các hẻm núi hẹp ở Trung Quốc, khiến nó không hiệu quả đối với các hoạt động kinh tế khác hơn thủy điện. Vào đầu thế kỷ này, dưới sự chỉ đạo của chính phủ Trung Quốc, các kỹ sư bắt đầu đẩy nhanh các kế hoạch tại đập Lan Thương, vì sông Mekong khởi nguồn từ Trung Quốc.

Ngày nay, đoạn sông ở phía tây nam Trung Quốc bị đâm toạc bởi 11 con đập lớn, tạo ra nhiều năng lượng hơn so với nhu cầu trong khu vực. Những con sông lớn khác như Brahmaputra bắt nguồn từ vùng cao nguyên Tây Tạng băng giá, dòng sông linh thiêng của người Ấn giáo ở Ấn Độ, cũng đã bị phá hủy ở Trung Quốc.

Nhu cầu năng lượng hiện tại là lý do khiến các nhà môi trường Trung Quốc thành công trong việc thuyết phục chính phủ từ bỏ kế hoạch xây đập một con sông khác trong khu vực là sông Nu, tbắt nguồn từ Salween đổ vào Myanmar.

Ngay cả khi Bắc Kinh bắt đầu chiến lược thủy điện trên sông Mekong, họ đã từ chối tham gia cùng Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Lào. Trong một cuộc khảo sát do Ủy hội sông Mê Kông thực hiện, các nhà khoa học cảnh báo rằng một vụ vỡ đập có thể cướp mất 97% lượng trầm tích chảy vào cửa sông ở Việt Nam.

"Dòng sông sẽ chết". Niwat Roykaew, một nhà tổ chức và bảo tồn cộng đồng ở miền bắc Thái Lan cho biết.

Thay vào đó, Bắc Kinh đã tạo ra sáng kiến ​​Hợp tác Lan Thương-Mekong của riêng mình và tài trợ cho nhóm này một tòa nhà xa hoa tại Campuchia, nơi Thủ tướng Hun Sen đã đưa quốc gia này đi theo quỹ đạo của Bắc Kinh. Các nhà phê bình cáo buộc sáng kiến ​​do Bắc Kinh tài trợ không có cơ chế bảo vệ dòng sông và là cơ quan ngôn luận cho chiến dịch Trung Quốc trên sông Mekong.

Nhưng ông Hun Sen, lãnh đạo nắm quyền lâu nhất châu Á, dường như đã bị tác động bởi tình trạng thiếu nước khốc liệt ở sông Mê Kông vào tháng 7 năm ngoái. Hồi tháng trước, Bộ Năng lượng đã tuyên bố rằng Campuchia đình chỉ các kế hoạch xây đập chủ yếu được Trung Quốc tài trợ trên sông Mekong.

Trong khi đó, mực nước ở Trung Quốc tăng lên khi các đập giữ lại lượng băng tan vốn nuôi sống sông Mekong trong nhiều thiên niên kỷ qua.

"Lượng băng giống như tài khoản trữ nước nhưng khí hậu thay đổi khiến băng tan chảy rất nhanh. Người Trung Quốc đang xây dựng các hồ chứa an toàn ở thượng nguồn sông Mê Kông vì họ biết rằng các tài khoản cuối cùng sẽ bị cạn kiệt và họ muốn giữ nó để dự trữ." - ông Basist nói.

Nguồn:


Lược dịch:

 Mẹ Nấm
 danlambaovn.blogspot.com



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo