Trần Quốc Vượng đã từng giúp tôi chạy án ra sao? - Dân Làm Báo

Trần Quốc Vượng đã từng giúp tôi chạy án ra sao?

Huỳnh Bá Hải (Danlambao) - Trần Quốc Vượng mà tôi muốn nói ở đây chính là Trần Quốc Vượng sắp lên làm Tổng Bí Thư. Ông Vượng gốc Thái Bình, sinh năm 1953 từng làm Viện trưởng Viển kiểm sát Tối cao nhiệm kỳ 2007-2011. Gần đây, trong đề cương để chuẩn bị cho chức vụ Tổng Bí Thư tương lai, Trần Quốc Vượng nhắc đến mô hình kinh tế hợp tác xã và cho đó là hướng phát triển tất yếu trong tương lai. Chuyện này làm tôi nhớ đến phi vụ chạy án đầu tiên của tôi dính líu đến ông Trần Quốc Vượng cũng là mô hình Hợp tác xã này đây.

Trong lý lịch của mình, ông Trần Quốc Vượng đã che giấu đi một phần ông từng được biệt phái vào trong Miền Nam làm tham mưu cho Bộ Công An phía Nam vào những năm của thập niên 90 thế kỷ trước.

Vào những năm 1990 chúng ta nghe sự đổ vỡ của nhiều Hợp Tác Xã tín dụng. Ồn ào nhất là vụ Nước Hoa Thanh Hương của Nguyễn Văn Mười Hai. Sự phá sản của Hợp tác xã tín dụng Thánh Công kéo theo sự vỡ nợ dây chuyền của nhiều Hợp tác xã tín dụng khác. Trong đó đình đám nhất là Hợp tác Xã tín dụng Bạch Đằng tiền thân của Ngân hàng Gia Định hay Gia Định Bank mà gần đây cô Nguyễn Thanh Phượng con gái của ông Nguyễn Tấn Dũng làm chủ sở hữu đổi tên thành Bản Việt Bank.

Lúc đó, tôi chỉ là một sinh viên trường Luật thuộc khoa Luật của Đại Học Tổng Hợp tiền thân của Đại Học Luật thành phố ngày này. Tôi chỉ cầm tiền đi chung cho từng người trong vụ HTX Tín Dụng Bạch Đằng- Gia Định Bank. Các sếp thời đó bị cáo buộc tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản / làm thất thoát tài sản XHCN" số tiền chưa tới 1 tỷ VND. Không như những Trầm Bê, Trần Bắc Hà làm thất thoát lên đến mấy chục ngàn tỷ VND như hiện nay.

Tôi xin không nhắc đến tên những "bị can bị cáo" trong vụ án HTX Tín Dụng Bạch Đằng- Gia Định Bank mà chỉ nhắc đến tên các quan chức ăn tiền hối lộ. 

Lần đầu gặp ông Trần Quốc Vượng ở Sài Gòn

Người giúp chúng tôi gặp ông Trần Quốc Vượng là ông Việt, lúc đó đang làm Tổng Biên tập tạp chí Kiểm sát thuộc VKS Tối Cao. Biết ông Việt này mê gái nên các "sếp" dùng một diễn viên điện ảnh nổi tiếng người Hà Nội làm "môi giới". Đó là diễn viên Hà Xuyên người đóng vai chính trong bộ phim "Biệt động Sài Gòn" cùng với Thương Tín. Ông Việt chết mê chết mệt chị Hà Xuyên nên gần như chị Hà Xuyên thích cái gì ông ta cũng chìu. Dĩ nhiên điều chị Hà Xuyên thích là những "sếp" trong Gia Định Bank thoát án tử.

Ông Việt vẽ đường cho hươu chạy là cần gặp cán bộ tham mưu của Bộ Công An phía Nam thì mới biết được "cung đường chạy thuốc " ra sao. Và người mà ông Việt tin là có uy quyền nhất lên toàn bộ quá trình tố tụng là Trần Quốc Vượng.

Chúng tôi gặp Trần Quốc Vượng lần đầu tiên ở nhà khách Dạ Lý Hương trên đường Lý Chính Thắng, Quận 3 - Sài Gòn với một phong bì và 2 chai rượu Tây đắt tiền. Sau khi nghe ông Việt tóm tắt vụ việc và nhờ can thiệp thì ông Trần Quốc Vượng khẳng định quan trọng nhất là khâu điều tra. Nhưng vụ Gia Định Bank khó mà thoát án tử. Tuy nhiên vẫn còn có 1 cánh cửa là "phân khúc vụ án là làm nhiều giai đoạn" mà "chạy thuốc". Phía cơ quan điều tra và VKS thì ông Việt lo giúp nhưng chủ yếu là chung chi cho phía Toà án thành phố.

Tiến trình chạy án được đưa ra là:

1. Sơ thẩm tuyến án tử hình

2. Phúc thẩm xuống còn chung thân

3. Thi hành án chạy xuống còn 20 năm, nhưng ở tù chỉ 1/3 thời gian là được xin ân xá.

Tại khách sạn Dạ Lý Hương ông Trần Quốc Vượng từ chối nhận phong bì chỉ lấy một chai rượu Tây, còn một chai thì ông Việt cầm và nói sẽ đi uống cùng chị Hà Xuyên bên Thanh Đa tối đó.

Ấn tượng của tôi đầu tiên về một "người Hà Nội gần gũi" qua ông Trần Quốc Vượng. Thực ra ông là người Thái Bình. Đúng như ông Vượng nói, ở cơ quan điều tra và VKS chúng tôi không có chung chi nhiều nhưng qua phiên sơ thẩm tôi nhớ là thẩm phán Lê Trọng Tấn, nhà ở quận 4, ông này mê cãi lương và hát tân cổ giao duyên rất hay. Chúng tôi chung cho ông ta 20 triệu đồng vào thời điểm 1997. Qua Phúc thẩm là bà thẩm phán Ngô Thị Hồng Ân người Đồng Tháp.

Lần 2 gặp ông Trần Quốc Vượng ở Hà Nội

Với kinh nghiệm của lần chạy án đầu tiên đã giúp cho tôi rất nhiều kiến thức và mối quan hệ cho những lần chạy án sau này. Phải nói là so với các bạn học Khoa Luật đầu tiên của nước Việt Nam cộng sản sau 1975 tôi có may mắn hơn các bạn của tôi nhiều. Và cũng chính từ những lần chạy án đó tôi mới nhận ra bộ mặt thật của chế độ thối nát nên tôi đã chọn con đường làm một nhà báo tự do sau này. Cho đến ngày nay khi tôi ở phía bên kia của chế độ cộng sản thì các phóng viên trong nước cũng chưa chắc có những mối quan hệ như tôi trước đây.

Trong 17 người của Hội đồng Thẩm phán của Toà án Tối cao xét xử quá trình tố tụng vụ án Hồ Duy Hải tôi quen 2 người. Và cũng chính 2 người này từng nhận tiền chạy án của tôi. Tôi sẽ kể trong phần 3 tiếp theo của loạt bài này. Bây giờ tập trung vào chuyện ông Trần Quốc Vượng sắp làm Tổng Bí Thư.

Như trong phần trước, tôi có đề cập là tôi chỉ chuyên chạy các vụ án dân sự tranh chấp quyền sở hữu nhà / đất. Nên chủ yếu là chạy phía Toà án Tối cao. Kinh nghiệm cho thấy các kháng nghị của VKSTC luôn luôn bị TATC bác như đã từng kháng nghị của VKSTC trong vụ việc của Hồ Duy Hải gần đây. Án hình sự thẩm quyền của VKSTC thì cao hơn mà còn bị bác thì án dân sự cái kháng nghị của VKSTC cũng không có "chất lượng" gì. Nhưng cái kháng nghị của VKSTC cũng giúp cho quá trình Thi hành án các bản án phúc thẩm đã có hiệu lực bị tạm dừng chờ ý kiến của TATC.

Qua một người quen biết giới thiệu cho chúng tôi biết bà An, người gốc Hà Tĩnh đang là chuyên viên cấp cao của VKSTC có thể giúp chúng tôi lấy nhanh kháng nghị của VKSTC trong vụ án dân sự mà chúng tôi đang cần. Bà An này ở đường Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội, bà ra giá cho một kháng nghị là 25 triệu đồng (thời điểm 2007 thì giá của một kháng nghị của VKSTC là 30 triệu VND), còn kháng nghị của TATC là 40 triệu VND. Bà An không biết "giá thị trường" của cái kháng nghị của VKSTC nên mới đòi giá 25 triệu VND thấp hơn. Chúng tôi đồng ý giá 40 triệu VND nhưng phải có nhanh cho chúng tôi trong 3 ngày. Vì lúc đó các đầu mối của TATC đi công tác nước ngoài hết.

Chúng tôi chồng tiền cho Bà An xong 3 ngày cũng không thấy kháng nghị, 1 tuần cũng không thấy, rồi 10 ngày cũng không có, 2 tuần cũng không thấy. Đúng ngày thứ 17 chúng tôi quá sức chịu đựng nên đi thẳng đến nhà của ông Trần Quốc Vượng lúc đó là Viện trưởng VKSTC.

Nhà ông Trần Quốc Vượng lúc đó ở số 185 B5 đường Đội Cấn, Hà Nội. Ông Vượng nghe chúng tôi trình bày câu chuyện đầu đuôi. Ông hứa ngày mai ông sẽ giải quyết tại trụ sở VKSTC số 44 Lý Thường Kiệt.

Hôm sau chúng tôi đến trụ sở VKSTC thì có thư ký riêng của ông Trần Quốc Vượng là Nguyễn Văn Nông ra dẫn chúng tôi vào, Sau một hồi trình bày lý do chúng tôi cần kháng nghị là bản án phúc thẩm có vi phạm tố tụng nghiệm trọng, ông Nguyễn Văn Nông qua phòng ông Trần Quốc Vượng lấy cho chúng tôi giấy kháng nghị của VKSTC.

Sau đó thì ông Nguyễn Văn Nông có hỏi chúng tôi việc 40 triệu VND mà chúng tôi đưa cho cô chuyên viên tên An. Chúng tôi thấy mình đã có giấy kháng nghị nên đồng ý lấy số tiền đó giúp cho một hội chữ thập đỏ hay Hội người mù nào mà các ông thấy cần thiết. Số tiền đó chia làm 2 cho một hội người mù ở Hưng Yên và Hội chữ thập đỏ Huyện Tứ Ký tỉnh Hải Dương.

Trước khi rời trụ sở của VKSTC thì ông Vượng có nhắc là có gì gặp thẳng ông hay chuyên viên tên Bùi Thị Quế thì sẽ lấy kháng nghị nhanh hơn.

Đó là lần cuối cùng tôi lấy kháng nghị của VKSTC cho một bản án phúc thẩm ở toà án thành phố.

Trong lần gặp thứ hai tại nhà riêng ở Hà Nội thì ông Trần Quốc Vượng có nhắc đến những kỷ niệm lúc ông còn trong Sài Gòn. Ông cũng hỏi thăm về vụ án HTX Tín Dụng Bạch Đằng- Gia Định Bank ngày trước.

Năm 2015 tôi qua Pháp thì nghe tin con gái của ông Trần Quốc Vượng đã sang du học bên Paris, Ban đầu lấy chồng người Pháp gốc Việt, sau đó ly hôn và lấy chồng Tây. Thông tin này chưa được kiểm chứng nhưng độ khả tín rất cao.

(Còn tiếp)

22.05.2020




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo