Bảo Giang (Danlambao) - Nay thì cái ngày ấy cũng không còn được nhắc nhở đến trong năm ở Việt Nam nữa. Hơn thế, nó cũng không còn chút lưu luyến nào trong lòng người Việt đã bỏ nước ra đi. Phần những người tạo ra cái ngày ấy cũng đã rủ nhau về bên kia cả rồi. Không biết có ai trong họ đã gặp lại “Người Xưa” chưa, và khi gặp lại đã nói chuyện gì nhỉ? Xin tạ tội hay vênh váo? Riêng nơi gọi là tỵ nạn còn lại một vài kẻ đứng đầu trong cuộc bội phản giết người năm ấy thì vẫn ngậm thóc, không một lời xám hối, tạ lỗi với dân. Tại sao lại im thế? Vì hết vinh quang trên máu “Người Hiền” hay vì biết đó chỉ là những ngày phản thầy, bán nước lừa dân mà bản thân họ đóng vai nhớn?
Dĩ nhiên, những câu hỏi này không ai có thể giải đáp, ngoại trừ chính bản thân của họ. Tuy thế, sau ngày Việt Nam rơi vào tay cộng sản, ở phương trời hải ngoại cũng xuất hiện năm ba cuốn sách viết về Việt Nam, viết về ngày ấy, mà tác giả đều là những kẻ dính vào máu “Người Hiền” như Trần văn Đôn, Đỗ Mậu, Nguyễn chánh Thi… thì toàn là chuyện hươu nai, cho mình xứng vai lãnh tụ hơn là bầy nhím. Theo đó, mười chữ không được một vài chữ thật. Cùng với luận điệu này, cũng có một số sách báo khác cùng loại với “tam điểm” thì không khác gì một đống rác thối mục.
Ở một chiều ngược lại. Cùng với những hé lộ trong cuốn “The lost Mandate of Heaven” này, tác giả Geoffrey Shaw dựa vào các tài liệu được giải mật từ các cơ quan chính quyền Hoa Kỳ như cơ quan tình báo CIA, Bộ Ngoại Giao, Bộ Quốc Phòng, Tòa Bạch Ốc... để trình bày một cách khoa học diễn tiến các sự kiện đưa đến cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Đồng thời, Geoffrey Shaw đã lên án chính quyền John F. Kennedy can dự, đã tiếp tay trong việc lật đổ chính quyền của TT Ngô Đình Diệm bằng cách xúi dục một cuộc đảo chánh bạo loạn vào ngày 1-11- 963.
Bên cạnh đó là một số tác phẩm của những tác giả Nguyễn văn Lục với “Một thời để nhớ” (2011). Hoặc “Ngô Đình Diệm, Hồ Chí Minh và cuộc chiến quốc cộng” của Minh Võ. Rồi “kẻ sỹ cuối cùng” của Phạm phong Dinh hay Nguyễn hữu Duệ, một người sỹ quan của phủ TT đã ghi lại vết tích và câu chuyện xưa như là một chứng minh của lịch sử còn sống trong “Nhớ lại những ngày ở bên cạnh TT Ngô đình Diệm”(2003)… là những chỉ dẫn, chi tiết đáng khích lệ, tôn trọng. Xem ra, những sự kiện này đã giúp cho những người đi sau tìm hiểu được sự thật của giai đoạn này một cách chuẩn xác hơn.
Từ đó, bài viết này, viết về những ngày đầu tháng 11-1963 mà tác giả khi đó chỉ vừa bước chân lên trung học, nó như là một hoài niệm, tiếc nuối hơn là một nhận định, chỉ dẫn.
Lớp học của chúng tôi hôm nay lạ lùng lắm. Trong lúc lũ học trò miền quê vẫn chăm chú vào bài vở thì thầy giáo, cô giáo cứ đi ra đi vào to nhỏ. Bất ngờ thầy giáo trở lại bảo:
- Các trò về nghỉ đi, hôm nay ở Sài Gòn có biến, nên thầy cô cho các em về sớm…
- Thưa thầy ngày mai có đi học không ạ?
Thầy chưa trả lời, một vài học sinh lớp lớn hơn chạy ùa vào lớp tôi, gọi tên nhau rối rít:
- Về đi, về mau đi… Sài Gòn đảo chánh rồi…
Chỉ bấy nhiêu thôi, lũ học trò bé nhỏ chúng tôi ùa ra sân reo hò mừng rỡ. Thầy cô đứng lặng lẽ nhìn nhau. Họ nhìn nhau và có lẽ chính họ thấu hiểu cái ý nghĩa của cái ngày 01-11-1963 hôm nào kia như thế nào.
Trong khi đó, chẳng ai bảo ai, một lũ trẻ nối tay rời trường. Chúng ôm sách vở chạy thục mạng trên những con đường quen để về nhà với những tiếng reo hò còn lớn hơn những ngày hội chợ mổ trâu, mổ bò:
- Đảo chánh rồi, đảo chánh rồi, đồng bào ơi, đảo chánh rồi. Bọn giết người ở Sài Gòn bị lật đổ rồi.
Dĩ nhiên, tôi cũng là một đứa trẻ to mồm vào buổi trưa hôm ấy. Chạy về đến nhà, chưa kịp khoe cái tin lớn với bố mẹ, tôi đã thấy ba tôi ngồi bên cái Radio với vẻ mặt căng thẳng. Thấy vậy, tôi chạy đến bên, hỏi nhỏ:
- Bố ơi, đảo chánh rồi, những tên phản loạn giết người hôm nào đã bị giết chưa?
Người không trả lời chỉ đưa mắt nhìn anh em tôi và lên tiếng bảo chúng tôi như khi đi học về: Đi tắm rửa, nghỉ ngơi rồi ăn cơm. Nghe thế, sau khi cất sách vở, tôi chạy vụt sang nhà người bạn. Ở đó, tôi cũng bắt gặp những ý nghĩ khác với những ngày trong mấy tháng vừa qua…
Câu chuyện ấy quá xưa rồi phải không? Đúng thế. Nhưng còn đau hơn thế, dân tộc tôi đã bị tan bay xác pháo vào ngày 30-4-1975. Từ đây, hầu như không một nhà nào ở miền nam tránh khỏi cảnh người bên đông, kẻ sang tây hoặc với những vành khăn tang tập thể. Cảnh nhà tôi, cũng không mấy sáng. Một nhà mà những năm cái cùm của cộng sản đeo vào chân. Nay ba người trong số đó có cha tôi đã ra đi, còn một người khác đang trong cơn sống cũng dở mà chết cũng chưa xong! Chuyện Việt Nam quê ta là thế. Mà lạ chưa, cái tên xuất hiện vào trưa ngày 30-4-1975 trên đài phát thanh Sài Gòn xin đầu hàng CS lại củng chính là cái tên lên giọng vào trưa ngày 01-11-1963!
Nay nhân ngày 01-11 lại về, tôi xin mở lại trang sách cũ xem người ta nói gì, nghĩ gì và bản thân nó ra sao? Nó phải được quên đi, hay mãi hằn như vết thương, cơn đen của lịch sử Việt Nam?
I. Một định định nghĩa:
Ngày Quốc Khánh là ngày giả? Ai cũng biết đây là ngày lễ của Quốc Gia. Nhưng khi cần ghi chi tiết đầy đủ hơn, với tôi, Quốc Khánh là một ngày lễ quan trọng đáng ghi nhớ của một Dân Tộc. Đó là ngày ghi dấu sự kiện làm khai sinh, làm thay đổi lịch sử và đời sống chính trị của quốc gia. Nó có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống cũng như tinh thần của người dân trong khi nó còn hiện diện. Td như:
1. Ngày lập quốc của Hoa Kỳ, ngày 4-7. Đây là ngày chấm dứt cuộc nội chiến tại Hoa Kỳ và khai sinh ra hệ thống chính trị liên bang theo hệ Dân Chủ, một chủ đích mà mọi quốc gia đều mong đạt đến.
2. Cách mạng Pháp. Đây là ngày Pháp lật đổ nền Quân Chủ để trở thành một quốc gia theo thể chế Cộng Hòa với chính niệm Dân làm Chủ (1789).
3. Cuộc gọi là cách mạng tháng 10 tại Liên Sô thế nào?
Người ta còn nhớ, Quốc Khánh Liên Bang Sô Viết là ngày 7-11-1917, ngày diễn ra và hoàn tất cuộc cách mạng tháng mười lật đổ Nga Hoàng. Ngày đánh dấu việc ra đời của nhà nước cộng sản Liên Bang Sô Viết. Là ngày nó rống lên tiếng qủy đỏ làm kinh khiếp cả thế giới. Tuy nhiên, cái chế độ bạo tàn cộng sản này đã bị người dân Nga vùi dập, phần tập đoàn cộng sản tạo nên nó thì đi vào vào đống bùn của lịch sử rồi. Ngày nay, người ta còn nhắc đến nó là để nhắc lại những tội ác do chúng tạo ra cho người dân Liên Bang Sô Viết cũng như Đông Âu để cho nhân loại ghi nhớ mà thôi.
Bởi lẽ, tiếng nói Tự Do và ngọn cờ của tổ quốc Liên Bang Nga đã trổi lên bầu trời vào ngày 12.6.1990. Đến năm 1992 ngày này được tổ chức lần đầu tiên như là “Ngày ký bản Tuyên Ngôn chủ quyền của nước Nga” những năm sau đó vẫn được tổ chức như một ngày lễ hội lớn cho đất nước. Đến năm, 1998 Tổng Thống Nga lúc bấy giờ cũng là người lãnh đạo cuộc lật đổ cộng sản Liên Bang Sô Viết là Boris Yeltsin đã chính thức ban hành một đạo luật và công nhận ngày này là “Ngày Quốc Khánh” của Liên Bang Nga.
II. Ở Việt Nam ta thế nào?
1. Ngày 11-3-1945.
Sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, vua Bảo Đại đã nắm lấy cơ hội và tuyên bố Việt Nam là một quốc gia Độc Lập vào ngày 11-3-1945. Đồng thời tuyên bố xé bỏ mọi hoà, hiệp ước với Pháp mà tiền triều nhà Nguyễn đã ký với Pháp trước đó. Việc làm này tạo ra một mốc điểm căn bản trong cơ chế Pháp lý của Việt Nam. Trước hết, minh định tính Độc Lập với trọn bộ chủ quyền của đất nước thuộc về dân tộc Việt Nam từ ngày 11-3-1945.
Dĩ nhiên, điều công bố của vua Bảo Đại là thành sự và có đủ lý lẽ pháp lý và lịch sử. Không một văn bản nào có thể chối bỏ được giá trị thành sự của bản công bố này. Từ đó, việc vua Bảo Đại chỉ định ông Trần trọng Kim làm Thủ Tướng để thành lập chính phủ vào ngày 17-4-1945 chỉ là công việc tiếp nối. Kế đến, việc người dân kéo nhau xuống đường biểu tình để mừng ngày quốc gia thoát ách đô hộ. Chuyển mình thành một quốc gia Độc Lập và có chủ quyền là một việc rất đáng làm.
Tuy nhiên, điều không ngờ là từ cuộc diễn hành này lại xảy ra một ung nhọt khác làm cho Việt Nam tang thương trong gần một thế kỷ qua. Đến nay vết thương vẫn chưa thể hàn gắn.
Sự việc là: Giữa lúc người dân thành phố Hà Nội xuống đường để ủng hộ và chào mừng chính quyền mới sau ngày Độc Lập của Tổ Quốc, tập đoàn Việt Minh đã nhân cơ hội cho người trà trộn vào đoàn biểu tình và trương cờ Phúc Kiến lên để biến cuộc biểu tình tuần hành mừng chính phủ Trần trọng Kim, thành cuộc nổi loạn, cướp đoạt lấy chính quyền. Đã thế, sau ngày 19/8/1945 lại dẫn đến ngày 2/9/1945, Hồ chí Minh, một kẻ vô danh, có một lý lịch bất minh, trong hàng ngũ cán cộng này thò đầu ra tuyên bố đó là ngày Độc Lập của Việt Nam. Nhưng chỉ vài hôm sau, chúng lại kéo nhau chui vào rừng ẩn trốn và nhờ Tàu cộng đem quân sang giúp đỡ giống như trường hợp của Lê chiêu Thống năm xưa. Tuy nhiên có điều khác xưa là, lần này Lê chiêu Thống thành công và mười năm sau chúng lại kéo nhau vào phố xây dựng công quyền, lập nên chế độ CS tại bắc Việt Nam.
2. Ngày công bố nền Cộng Hòa tại Việt Nam, 26-10-1955
Trong khi đó về diện chính sử, chúng ta ghi nhận rằng: Chính thể Quốc Gia Việt Nam tuy được hình thành từ nhiều phe phái theo chủ nghĩa quốc gia chống Cộng từ giữa năm 1949, nhưng vẫn mang nguyên thể quân chủ chuyên chế, không có Hiến Pháp và Quốc Hội, duy chỉ có Bảo Đại trong vai Quốc Trưởng. Trong khi đó, Pháp vẫn giữ quyền kiểm soát tài chính, thương mại và chính sách đối ngoại và quân sự của Quốc gia Việt Nam.
Vì những điểm bất cập này, sau khi Hiệp định Genève 1954 được ký kết, lực lượng quân sự Pháp rút về phía nam vĩ tuyến 17 với tổng số lên đến 36.000 quân và người Pháp vẫn không chịu trao trả quyền ngoại giao và quốc phòng lại cho Việt Nam. Nên chính phủ của Thủ tướng Ngô Đình Diệm phải ra lệnh thu hồi và chấm dứt nhiệm vụ của các cơ sở công cộng từ tay Cao ủy Pháp Paul Ely. Cũng thế, tháng 1- 1955 tướng Agostini phải trao trả quyền chỉ huy quân đội Quốc gia Việt Nam lại cho VNCH. Ngày 28-4-1956 quân Pháp hoàn toàn triệt thoái khỏi Việt Nam.
a. Nhìn về tương lai.
Khi nhìn về tương lai, vào ngày 6-7-1955, TT Ngô đình Diệm tuyên bố trên đài phát thanh là không chấp nhận Tổng Tuyển cử vì Quốc Gia Việt Nam đã không ký vào Hiệp định Genève nên không bị ràng buộc bởi điều lệ trong Hiệp định này.
Hơn thế, sau ngày trưng cầu dân Ý 23-10-1955, Ông Ngô Đình Diệm đã thay thế Bảo Đại làm Quốc trưởng. Rồi vào ngày 26-10-1955, sau khi nhậm chức, Ông công bố "Quốc gia Việt Nam là một nước Cộng hòa". Danh hiệu Việt Nam Công Hòa đã có từ đây. Trước hết, ngày này chấm dứt mọi chủ trương của thời quân chủ trên đất nước này. Thứ hai, mở ra con đường Tự Do, Dân Chủ, Dân Quyền cho dân tộc dưới ánh sáng của nền Cộng Hòa. Từ đó, ngày 26-10 trở thành Ngày Quốc Khánh của Việt Nam Cộng Hòa.
Ở đây có một điểm liên kết cần ghi nhớ là: Ngày 11-3-1945 là ngày được quốc trưởng Bảo Đại công bố là ngày Độc Lập của Việt Nam, nhưng vẫn còn nằm trong hệ quân chủ lập hiến. Mãi đến ngày 26-10-1955 mới được QT Việt Nam lúc bấy giờ là Ngô đình Diệm công khai tuyên bố Việt Nam bãi bỏ chế độ quân chủ trên toàn cõi Việt Nam. Thay vào đó là thành lập nền Cộng Hòa cho Việt Nam. Từ đây diện địa Việt Nam, bao gồm cả các đảo ngoài khơi đều mang một danh xưng chung là Việt Nam Cộng Hòa.
b. Những cải tổ,
Ngày 1-1-1955 ngân hàng Quốc Gia Việt Nam, chính thức phát hành tiền tệ riêng. Trong thời kỳ 1955-62, có 16 loại tiền, chia làm ba kỳ, mệnh giá tiền giấy từ 1 đồng đến 500 đồng. Viện Hối đoái giữ vai trò quy định hối xuất giữa đồng bạc Việt Nam và các ngoại tệ. Cũng từ đây hệ thống tài chánh, kinh tế quốc dân cũng như hành chánh và giáo dục đã hoàn toàn đổi mới, mang lại bộ mặt tươi sáng cho đất nước. Ở đó, an ninh quốc phòng và đời sống tự do, an sinh, phúc lợi của người đã đạt một thành tích lãy lừng trong lịch sử, hơn hẳn cả những gì mà CS đã cố gắng vẽ bày ra sau đó 70 mươi năm.
c. Chính sách chống Cộng Sản.
Sau ngày xuôi nam, chính phủ NĐD đã phát động chiến dịch ‘tố cộng và diệt cộng” từ mùa hè năm 1955. Thành phần Việt Minh còn ở lại đã tự nguyện khước từ chủ nghĩa cộng sản để bước vào cuộc sống yên vui đời mới. Bởi lẽ, theo Điều 7 của Hiến pháp 1956 thì "những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với nguyên tắc ghi trong Hiến pháp". Từ đó nơi nơi đều được an bình thái lạc, nở hoa.
d. Với thế giới.
Tính đến đầu năm 1960, tuy Việt Nam Cộng Hòa chưa được đón nhận là thành Viên chính thức tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, nhưng Việt Nam Cộng Hòa là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế và Đông Nam Á. Tính cho đến thời điểm này đã có 55 quốc gia nhìn nhận Việt Nam Cộng Hòa là chính Phủ đại diện cho Việt Nam. Trong khi đó, con số dám công khai lên tiếng nhìn nhận miền bắc như là một thực thể đại diện cho Việt Nam chỉ có thể đếm trên đầu các ngón tay.
III. Những bước thăng trầm tại Việt Nam.
Trên trường quốc tế, từ đây 26-10-1955, Việt Nam là một quốc gia theo thể chế Cộng Hòa với hệ thống tam quyền phân lập: Hành Pháp, Tư Pháp và Lập Pháp. Ở đó, một cuộc phổ thông đầu phiếu trong tự do đã được tổ chức để chọn ra nhân sỹ lãnh đạo quốc gia, cũng như các đại diện cho người dân trong toà nhà Lập Pháp tại miền nam.
Từ đây, đời sống an sinh của người dân miền nam dưới thể chế Cộng Hòa đã được cải thiện, ổn định trông thấy. Tuy nhiên, vì sự kém hiểu biết, hoặc là sự ngu ngốc, đần độn, thiếu ý thức của một số kẻ theo hệ vô chính phủ, hoặc được cộng sản, thực dân cài cắm, chúng đã tạo ra những cuộc phản loạn tại miền nam như dùng máy bay của QĐ ném bom vào dinh Độc Lập. Hoặc tráo trở lừa đảo đoàn binh dưới quyền khi đưa họ về thành phố tham dự vào những cuộc phản loạn do Nguyễn chánh Thi hay Vương văn Đông tạo ra. Kết quả, tất cả đã được dẹp yên. Tuy nhiên sau cuộc đảo chánh vào ngày 01-11-1963 lại là chỉ dẫn khác. Ở đó TT Ngô đình Diệm không còn, ngày bình an, hoan lạc của miền nam cũng dần trôi theo mây khói, rồi lao đầu vào những bất hạnh từ sau 30-4-1975.
Khởi đầu, cộng sản xâm nhập vào miền nam và mở ra trận chiến cấp tiểu đoàn. Biên cương mỗi lúc một vang ầm tiếng súng. Trong lòng phố, một cuộc chiến không súng đạn nhưng vô cùng tàn nhẫn và độc hại gọi là ‘đòi tự do Tôn Giáo” do Phạm văn Bồng, một đảng viên cộng sản dưới lớp áo nhà tu là TT Thích Trí Quang bùng lên, tạo thành khói lửa, góp vốn cho CS thiêu rụi nhà Việt Nam.
Cuộc vận động này khởi đi từ đài phát thanh Huế, mỗi lúc một nở rộ ở Sài Gòn. Từ đây, nó mở ra một cuộc chiến không thể tranh thắng từ chính quyền. Tiếp đến, một số tướng lãnh như Dương văn Minh, Trần thiện Khiêm, Trần văn Đôn, Tôn thất Đính, Mai hữu Xuân, Đỗ Mậu... nhận lấy ba triệu bạc Việt Nam vào thời ấy từ phía Hoa kỳ để làm cuộc tạo phản, giết chủ vào ngày 1-11-1963. Vinh quang nào sẽ đến cho những tên phản chủ, bội tín với nhân dân đây? Câu trả lời là chỉ ba tháng sau, ngày 30-1-1964 có một cuộc đảo chính khác gọi là chỉnh lý do Nguyễn Khánh thực hiện. Kết qủa, toàn bộ nhóm chủ trương của ngày 01-11-1963 khoanh tay chịu trói và bị tước đoạt mọi danh phận, ngoài trừ một tay ngoại hạng là Trần thiện Khiêm.
Khởi đi từ đây, cuộc sống làm lãnh tụ trên chính trường của miền nam, có khi chỉ vài ba tháng, vài ba ngày hoặc vài năm qua những danh tài Dương văn Minh, Nguyễn Khánh, Phan khắc Sửu, Trần văn Hương, Phan huy Quát. Nhưng phận người dân miền nam thực sư đi vào ngõ tối với cuộc biến động miền trung do Thích trí Quang và Thích thiện Minh chỉ đạo. Trong khi đó, lính Mỹ mỗi ngày đổ thêm quân vào phần đất này, chẳng còn quận lỵ nào thiều bóng ngoại nhân. Tưởng cũng nên nhắc lại, Tổng thống Diệm là người không bao giờ chấp nhận cho dấu vết của những đôi giày này lê gót trên phần đất Việt Nam. Nhưng nay ông đã không còn, nên phận những kẻ thừa hành sau 1-11-63, không bao giờ dám có ý kiến khi Mỹ đổ thêm quân vào hay rút ra khỏi Việt Nam.
Nhân cơ hội này, với mưu tham tàn đô hộ của Tàu cộng từ ngàn xưa, Hồ chí Minh nhận được lệnh đưa thêm quân vào để chiếm lấy miền nam trong cơn hỗn loạn dưới chiêu bài ‘chống Mỹ cứu nước”.
Ai cũng biết, miền bắc đã hoàn toàn kiệt quệ, cơ khổ sau mùa đấu tố do Hồ chí Minh vung tay với hơn 170,000 chủ gia đình bị Y tàn sát. Phần thân nhân của họ thì hoàn toàn mất tung tích từ đó. Ai còn sống, ai đã chết, chẳng có sách vở nào ghi chép lại. Đã thế, cơn đói, cuộc nghèo khổ, sau những ngày làm trâu, làm bò kéo cày trên các cánh đồng đã giết chết hoàn toàn ý lực của người dân miền bắc. Tuy nhiên, mộng tham tàn của cộng sản không bao giờ cạn.
Kịp đến lúc nhà lãnh đạo của miền nam đã bị phản bội, Hồ chí Minh như vồ được cái phao lớn, Y đẩy miền bắc vào cuộc chiến tranh với miền nam. Y thoát dần lòng căm thù của người miền bắc dành cho Y. Rồi thay vào đó, lòng căm thù đế quốc Mỹ và bọn ngụy ở miền nam tăng lên thành cao trào khi máy bay của Hoa kỳ dội bom xuống miền bắc.
Kết qủa, cuộc chiến càng về chiều càng co cụm. Trước hết là cuộc tháo chạy của Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam. Kế đến, những đồn bót cấp tiểu đoàn của Việt Nam ở biên cương thất thủ. Nó đổ dồn lên Ban mê Thuột, Pleiku, Kon Tum rồi tràn ra biển. Bỏ Quảng Trị, mất Đà Nẵng, Nha Trang…. rồi Đà Lạt, Tây Ninh…
Cuối cùng, chuyện gì đến đã đến. Kẻ chỉ huy sư đoàn 5 trong cuộc đảo chánh tấn công vào Dinh Độc Lập năm nao thành anh hùng “ cách mạng 1-11-63” để nhận tiền và thăng cấp, nay lại anh dũng lên truyền hình trong vai Tổng Thống của miền nam ra bài quyết chiến: “ dù không còn là TT/ VNCH, nhưng tôi còn là một người lính của QĐ/VNCH. Tôi nguyện là một chiến binh cầm súng chiến đấu bảo vệ quê hương với anh em”...
Băng thu còn đó, nhưng chỉ nửa giờ sau, Thiệu đã vội ra xe với toán lính Mỹ hộ vệ, rời khỏi Việt Nam, mặc cho binh sỹ còn ở lại chiến đấu và vào tù cộng sản sau này. Đấy, hãy nhìn xem, những anh hùng của cuộc đảo chánh năm 1963 và giết chủ là như thế đấy. Mà đâu phải chỉ có một mình Thiệu, những Khiêm, Kỳ, Khánh, Đôn, Đính, Xuân, Mậu, rồi Lắm… đều thế cả. Họ chạy rất nhanh. Chỉ có một Nguyễn văn Nhung ở lại để đền tội ác cho bản thân và tập thể lãnh đạo của y thôi.
IV. Thay lời kết.
Chuyện dài qúa, nhắc lại càng thêm buồn. Nên thôi, tôi xin đề nghị người miền nam Việt Nam chúng ta không nên và không bao giờ nhắc đến ngày 1-11- như là ngày quốc khánh của miền nam nữa. Thay vào đó, hãy ghi nhớ nó như là một ngày phản bội lại nguyện vọng trung thực của dân tộc thì hơn.
Thay vào đó, hãy cùng nhau chung tay tiêu diệt toàn bộ tập đoàn Việt cộng thờ Tàu trên toàn cõi Việt Nam cũng như tàn dư của chúng tại Hải ngoại. Hãy sắt son, nắm chặt tay nhau và tâm nguyện rằng: Ngày ấy sẽ phải đến. Đến với quê hương và dân tộc Việt Nam. Và chính ngày ấy sẽ mở ra một tương lai mới cho dân tộc Việt Nam. Ở đó là Hòa Bình, là Tự Do, là Dân Chủ là Công Lý cho toàn dân và là ngày Độc lập của Tổ Quốc Việt Nam. Ngày ấy mới chính là ngày Quốc Khánh của Việt Nam chúng ta.
1-11-2020