Nguyễn Hồn Việt (Danlambao) - “...Tôi hỏi về hai huấn luyện viên của ông Phạm Xuân Ẩn trong ngành tình báo quân sự, một người được Trung Quốc đào tạo, một người do người Nga đào tạo. “Tôi chẳng biết gì về chuyện người Nga hay người Trung Quốc nào cả,” ông nói. “Chỉ có người Mỹ huấn luyện cho ông Ẩn. Ổng cũng giống tôi. Tôi chưa bao giờ học về tình báo. Tôi cứ thế làm thôi. Con người ta tự biết cách giữ bí mật. Đó là chìa khóa cho thành công của chúng tôi. Tổ chức của chúng tôi rất đơn giản. Chẳng có gì là bí hiểm cả....” (Điệp viên yêu chúng ta).
*
I. Tóm tắt:
1. "1945 - tham gia hàng ngũ những người cộng sản."
2. "Tháng 9 năm 1945, Phạm Xuân Ẩn tham gia một “khóa học cấp tốc” về quân sự do những người cộng sản huấn luyện gần Rạch Giá. "
3. "1946 - một trung đội trưởng Việt Minh."
4. "1947 - Từ bỏ Cộng Sản Việt Nam."
"Khi Phạm Xuân Ẩn tới Sài Gòn, cha ông yêu cầu ông ở lại chăm sóc mình. Phạm Xuân Ẩn ngoan ngoãn nghe lời."
5. "1949 - Vào học trường Mỹ."
(1949 - Khi Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ mở một văn phòng ở đại lộ Catinat gần Grand Hotel, Phạm Xuân Ẩn đăng ký khóa học tiếng Anh đầu tiên.)
6. "1950 - Gặp bác sĩ Phạm Ngọc Thạch"
"Chính trong những cuộc biểu tình Trần Văn Ơn mà Phạm Xuân Ẩn bắt đầu làm việc với bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, một bác sĩ y khoa đào tạo tại Pháp và là một đảng viên Đảng Cộng sản,"
7. Năm 1950 ông đến nhận công việc ở sở quan thuế tại cảng Sài Gòn.
8. "1952 - vào chiến khu trong rừng để báo cáo."
9. Trước đó Phạm Xuân Ẩn đã từng... ở lại qua đêm tại đài phát thanh, nằm ẩn sâu dưới tán rừng.
10. Tuyển Điệp Viên.
11. "1953 - Kết nạp đảng."
Lưu ý:
12. "Người môi giới - Một người đã chết!" (Nói sao cũng được)
13. "Hai giáo viên = siêu thực."
13.1 Ẩn - không kể!
13.2 Tư Cang - không biết!
II. Nhận xét: Chuyện là không thể!
(Một người vô kỷ luật - con của một viên chức Pháp...)
III. Chi tiết.
1. "1945 - tham gia hàng ngũ những người cộng sản."
"Mắc kẹt giữa làn sóng yêu nước sôi sục lan khắp Việt Nam cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, khi cả nước dường như đã sẵn sàng tự giải phóng cho mình khỏi người Pháp thua trận và người Nhật đang rút chạy, Phạm Xuân Ẩn bỏ học vào mùa xuân năm 1945 và tham gia hàng ngũ những người cộng sản. “Kẻ thù đầu tiên của chúng tôi là Nhật Bản, những kẻ đang xâm chiếm đất nước,” ông nói. “Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản đặc biệt quan tâm đến việc tuyển các học sinh sinh viên, những người biết đọc biết viết. Chúng tôi đều còn trẻ và yêu nước.” “Vào thời điểm đó, chúng tôi biết chắc rằng những người lãnh đạo Đảng Cộng sản sẽ sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình vì đất nước. Đa số họ đều được học hành, như Chủ tịch Hồ Chí Minh và bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, người lấy vợ Pháp. Ngay các giáo viên tiểu học của tôi cũng tham gia hàng ngũ của những người cộng sản." (Điệp viên yêu chúng ta, trang 38)
Nhận xét: "Phạm Xuân Ẩn bỏ học vào mùa xuân năm 1945 và tham gia hàng ngũ những người cộng sản."
2. "Tháng 9 năm 1945, Phạm Xuân Ẩn tham gia một “khóa học cấp tốc” về quân sự do những người cộng sản huấn luyện gần Rạch Giá. "
"Tháng 9 năm 1945, Phạm Xuân Ẩn tham gia một “khóa học cấp tốc” về quân sự do những người cộng sản huấn luyện gần Rạch Giá. Cho một trăm tân binh mà chỉ có năm mươi khẩu súng, kể cả những khẩu súng hỏa mai còn sót lại từ thời Chiến tranh thế giới thứ nhất. Các học viên phải nhặt lại vỏ đạn cũ để làm đạn mới. Mặc dù có dính dáng đến chiến đấu đầu tiên chống Nhật và sau đó là chống Pháp, nhưng Phạm Xuân Ẩn coi trải nghiệm này chẳng qua cũng chỉ là trò chạy việc vặt. Nhưng một website của chính phủ, khi liệt kê lại những hoạt động của ông trên cương vị một Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đã miêu tả Phạm Xuân Ẩn như là một “chiến sĩ bảo vệ tổ quốc đã tham gia tất cả các trận đánh ở khu vực miền Tây của miền Nam”, và phải mãi đến tháng Ba năm sau - tức là sáu tháng sau khi tham gia khóa huấn luyện cấp tốc đó - Phạm Xuân Ẩn mới trải qua cái mà ông gọi là baptême de feu (thử lửa lần đầu) của mình.
“Khóa huấn luyện này dành riêng cho giai cấp nông dân và con cái của những công nhân,” Phạm Xuân Ẩn nói. “Tôi được coi là một trí thức. Ba tôi là một fonctionnaire, một cadre supérieur, như thế bị coi là một phần tử thân Pháp.”
Những người cộng sản cũng nghi ngờ về việc Phạm Xuân Ẩn sở hữu đất. Do không tin con trai mình sẽ tiến xa trong con đường học hành, cha của Phạm Xuân Ẩn đã mua cho ông một vùng đất gần rừng U Minh. Thỉnh thoảng Phạm Xuân Ẩn lại về thăm đất của mình," (Điệp viên yêu chúng ta, trang 40)
Nhận xét: Quyển Điệp Viên Hoàn Hảo của Larry Berman nói rõ: Ẩn bị trả về! (Vì không phải thành phần cơ bản)
3. "1946 - một trung đội trưởng Việt Minh."
"Trước đó tôi đã đề nghị ông kể cho tôi nghe câu chuyện này, nhưng chỉ có đúng một lần Phạm Xuân Ẩn để lộ ra rằng ông đã trực tiếp tham gia ít nhất một trận đánh trên cương vị một trung đội trưởng Việt Minh. “Một hôm tôi được phân công nhiệm vụ tấn công quân Pháp. Tôi dẫn trung đội của mình ra cánh đồng. Chúng tôi tiến hành mai phục dọc bên đường. Hồi đó đang là mùa khô, tháng 4 năm 1946. Quân Pháp đã ký thỏa thuận không di chuyển qua khu vực đó, do lực lượng của chúng tôi kiểm soát. Họ đang phá vỡ thỏa thuận.
“Trung đội của tôi có 30 người. Chúng tôi được trang bị súng trường, lựu đạn và súng ngắn. Chúng tôi có cả những khẩu súng bắn đạn ghém của Pháp, mà họ gọi là ‘Flaubert’, vốn là súng trường bắn chim dành cho trẻ em bắn bồ câu, và một số khẩu súng săn hai nòng. Quân Pháp hành quân dọc theo hai con đường chạy dài bên kênh. Có hai thê đội lính di chuyển về phía chúng tôi, ở giữa chúng là một chiếc xuồng, với những khẩu súng máy sẵn sàng quét qua hai bên dòng kênh.
“Chúng tôi đã vào vị trí trên một cây cầu bắc qua kênh. Tôi ra lệnh cho trung đội của mình nổ súng vào quân Pháp, nhưng chúng tôi ở cách quá xa không thể bắn trúng bất kỳ ai hoặc để biết xem có ai bị trúng đạn không nữa. Quân Pháp kêu gọi không quân yểm trợ. Khi máy bay đến, tôi ra lệnh cho trung đội rút lui. Đó là baptême de feu của tôi,” Phạm Xuân Ẩn nói, ông dùng cụm từ tiếng Pháp để diễn tả cuộc thử lửa đầu tiên của mình9. “Tôi không bao giờ bắn thêm một phát súng nào trong suốt cả cuộc chiến tranh.” (Điệp viên yêu chúng ta, trang 42)
"Khi nghe lại những cuốn băng và đọc lại những ghi chép của mình, những biến tấu khác nhau trong câu chuyện của Phạm Xuân Ẩn bắt đầu khiến tôi thấy tò mò. Ví dụ, chỉ có đúng một lần trong số hơn chục lần kể về “khóa học cấp tốc” mà ông được huấn luyện làm một chiến sĩ Việt Minh, Phạm Xuân Ẩn mới tiết lộ rằng sau này ông có chỉ huy một trung đội, đơn vị này ít nhất có một lần đã nổ súng vào lính Pháp. Đây không phải là công việc của một nhà phân tích chiến lược mà là hành động của một chỉ huy du kích." (Điệp viên yêu chúng ta, trang 5)
4. "1947 - Từ bỏ Cộng Sản Việt Nam."
"Đến năm 1947, sức khỏe của ông Viễn đã trở nên nguy kịch đến nỗi ông phải vào khoa lao phổi bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn.
“Đó là năm lẽ ra tôi phải quay vô bưng để tham gia cách mạng,” Phạm Xuân Ẩn nói. “Tôi về nhà thăm ba tôi trước khi lên đường nhận nhiệm vụ. Má tôi cho tôi biết ổng đã bị bên an ninh đánh đập. ‘Ổng đang ốm lắm. Con nên vô thăm ổng, trước khi con vô bưng,’ má tôi nói.”
Khi Phạm Xuân Ẩn tới Sài Gòn, cha ông yêu cầu ông ở lại chăm sóc mình. Phạm Xuân Ẩn ngoan ngoãn nghe lời. Ông Viễn bị cắt một lá phổi phải nằm ở bệnh viện Chợ Rẫy suốt hai năm trời. Có lẽ chính trong thời gian ở khoa lao phổi mà những mô tế bào phổi của Phạm Xuân Ẩn bị tổn thương vì chính ông cũng mắc phải căn bệnh này. “Tôi bị lây một chút grisaille (xám đen) từ ba tôi, vì bị vi trùng lao xâm nhập. Đó là lý do tại sao tôi được hoãn đi quân dịch, cho đến khi họ chắc chắn là tôi đã khỏi bệnh.” (Điệp viên yêu chúng ta, trang 45)
Nhận xét: "cha ông yêu cầu ông ở lại chăm sóc mình. Phạm Xuân Ẩn ngoan ngoãn nghe lời."
5. "1949 - Vào học trường Mỹ."
"Phạm Xuân Ẩn sử dụng quãng thời gian của mình ở Sài Gòn để đọc sách và học tiếng Anh. Khi Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ mở một văn phòng ở đại lộ Catinat gần Grand Hotel, Phạm Xuân Ẩn đăng ký khóa học tiếng Anh đầu tiên. Năm 1949, ông cố một lần nữa để học nốt trung học. Nhờ sự can thiệp của thầy giáo dạy toán cũ của mình, người được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường Collège de Mỹ Tho, Phạm Xuân Ẩn được phép quay trở lại trường." (Điệp viên yêu chúng ta, trang 46)
"Thay vì học nốt trung học, Phạm Xuân Ẩn tham gia tổ chức những cuộc biểu tình và đấu tranh của học sinh. Năm 1950, các trường học ở Nam Kỳ bị đóng cửa khi các học sinh tập trung tham gia hai cuộc biểu tình lớn, một cuộc biểu tình chống Pháp và một cuộc biểu tình chống Mỹ can thiệp. Được biết đến với tên gọi là cuộc biểu tình Trần Văn Ơn..." (Điệp viên yêu chúng ta, trang 46)
6. "1950 - Gặp bác sĩ Phạm Ngọc Thạch"
"Chính trong những cuộc biểu tình Trần Văn Ơn mà Phạm Xuân Ẩn bắt đầu làm việc với bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, một bác sĩ y khoa đào tạo tại Pháp và là một đảng viên Đảng Cộng sản, người “phụ trách công tác vận động trí thức và chính trị hóa phong trào học sinh sinh viên” ở Nam Kỳ. Là một chuyên gia về lao phổi, sau này Phạm Ngọc Thạch còn là bác sĩ riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bộ trưởng Y tế chính phủ Bắc Việt Nam. (Nguyên nhân gây tử vong số một cho các chiến sĩ cộng sản trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ là sốt rét. Về sau bác sĩ Phạm Ngọc Thạch qua đời vì sốt rét năm 1968 khi ông đang ở trong rừng tìm cách chữa căn bệnh này.)" (Điệp viên yêu chúng ta, trang 48)
7. Năm 1950 ông đến nhận công việc ở sở quan thuế tại cảng Sài Gòn.
"Trong khi trường học bãi khóa và chính trị xâm chiếm hết thời gian của mình, Phạm Xuân Ẩn không bao giờ quay trở lại trường trung học. Cha ông đã về nghỉ hưu sớm với mức lương cắt giảm, và không còn ai khác để nuôi sống gia đình, Phạm Xuân Ẩn đi làm. Ông bươn chải làm thêm qua đủ các loại công việc, kể cả đạp cyclo- pousse (xích lô) - một dạng xe đẩy gắn trên xe đạp - trước khi ông được thuê làm một chân giữ sổ sách kế toán ở hãng dầu Caltex.
Năm 1950, Phạm Xuân Ẩn đạt điểm cao trong một cuộc thi đầy tính cạnh tranh để tuyển viên chức. Ông rời bỏ công việc kế toán để trở thành một trong 50 người được chính quyền Đông Dương huấn luyện làm thanh tra quan thuế. “Có mười người cho miền Bắc Việt Nam, được gọi là Tonkin, mười người cho miền Trung Việt Nam, gọi là Annam, mười người cho Lào, mười người cho Campuchia, và mười người cho Nam Kỳ,” Phạm Xuân Ẩn nói. Năm 1950 ông đến nhận công việc ở sở quan thuế tại cảng Sài Gòn." (Điệp viên yêu chúng ta, trang 51)
8. "1952 - vào chiến khu trong rừng để báo cáo."
"Nhân dịp ăn Tết vào cuối tháng 1 năm 1952, Phạm Xuân Ẩn được những cấp trên cộng sản của mình triệu tập vào chiến khu trong rừng để báo cáo. Ông vô cùng háo hức khi nghĩ rằng cuối cùng mình cũng được gọi vào chiến khu để được chiến đấu. Ông chờ đợi được cấp một khẩu súng và bắt tay vào việc chiến đấu chống kẻ thù. “Ngay từ hồi năm 1947 tôi đã quyết định là tôi sẵn sàng vô chiến khu,” Phạm Xuân Ẩn nói. “Nhưng vì ba tôi bị bệnh, tôi phải ở lại thành phố và chăm sóc ổng.” Trước khi rời Sài Gòn, Phạm Xuân Ẩn được chỉ thị không được bỏ công việc tại sở thuế, kể cũng lạ, và ông được lệnh giả vờ đi ra khỏi thành phố trong dịp nghỉ Tết.
Sau khi tới Tây Ninh gần biên giới Campuchia, Phạm Xuân Ẩn nghỉ qua đêm tại một ngôi làng hẻo lánh trước khi được một giao liên10 đến đón. Họ đi xuyên rừng cả ngày trời. “Quân Pháp liên tục lùng sục qua khu vực này trong những chuyến đi càn. Rất khó lẻn vào và thoát ra. Có khi anh phải chờ nhiều ngày liền mới có thể an toàn đi xuyên qua rừng.” (Điệp viên yêu chúng ta, trang 52)
Nhận xét: "Phạm Xuân Ẩn nghỉ qua đêm... Có khi anh phải chờ nhiều ngày liền mới có thể an toàn đi xuyên qua rừng."!
9. Trước đó Phạm Xuân Ẩn đã từng... ở lại qua đêm tại đài phát thanh, nằm ẩn sâu dưới tán rừng.
"Trước đó Phạm Xuân Ẩn đã từng ở đây khi đến thăm em gái mình là Phạm Thị Cúc, người vào chiến khu từ ba năm trước đó để trở thành “Tiếng nói Nam Bộ”, một phát thanh viên cho mạng lưới đài cộng sản. Thỉnh thoảng Phạm Xuân Ẩn lại mang thực phẩm cùng thuốc men cho em gái và ở lại qua đêm tại đài phát thanh, nằm ẩn sâu dưới tán rừng. (Năm 1955, em gái của Phạm Xuân Ẩn ra Bắc để làm việc cho vùng mỏ than của nhà nước.)" (Điệp viên yêu chúng ta, trang 52)
10. Tuyển Điệp Viên.
"Phạm Xuân Ẩn đang ở cùng với em gái mình tại trụ sở đài phát thanh của Việt Minh thì bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, đảng ủy viên Nam Bộ, đến gặp. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch có trách nhiệm thành lập cái về sau được gọi là Trung ương Cục miền Nam (TWCMN). Là bộ phận tiền phương của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo cuộc chiến tranh tại miền Nam. Khi hai người nói chuyện, Phạm Xuân Ẩn thất vọng khi biết rằng ông sẽ không được tham gia hoạt động cùng em gái mình trong chiến khu. Thay vào đó ông được giao nhiệm vụ làm điệp viên trong cơ quan tình báo quân sự mới thành lập của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch. “Tôi là lứa đầu tiên,” Phạm Xuân Ẩn nói. Ông không ưa nhiệm vụ mới của mình. “Làm gián điệp là công việc của lũ chó săn, chim mồi,” ông nói với bác sĩ Phạm Ngọc Thạch." (Điệp viên yêu chúng ta, trang 53)
11. "1953 - Kết nạp đảng."
"Phạm Xuân Ẩn được chính thức kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1953 tại một buổi lễ trong rừng U Minh dưới sự chủ tọa của ông Lê Đức Thọ. Là một người “tốt nghiệp” Côn Đảo, ông Lê Đức Thọ phụ trách kháng chiến chống Pháp ở miền Nam." (Điệp viên yêu chúng ta, trang 60)
“Họ đề nghị tôi vào Đảng Cộng sản vì tôi làm việc trong một lĩnh vực nhạy cảm,” Phạm Xuân Ẩn nói. “Nếu tôi không vào, họ sẽ không tin tưởng tôi nữa. Họ giải thích tất cả những biện pháp mà họ tiến hành vì các lý do an ninh, rồi tôi còn phải nghiên cứu các nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng. Về danh nghĩa thì Đảng Cộng sản Đông Dương đã giải tán, nhưng nó vẫn tiếp tục hoạt động bí mật." (Điệp viên yêu chúng ta, trang 61)
Lưu ý:
12. "Người môi giới - Một người đã chết!" (Nói sao cũng được)
"Phạm Xuân Ẩn đã được giới thiệu với bác sĩ Phạm Ngọc Thạch qua một người bạn học, Đỗ Ngọc Thạnh, người được biết đến chủ yếu qua bí danh là Ba. “Anh ấy là người lãnh đạo lực lượng sinh viên ở Sài Gòn, trước khi anh ấy bị an ninh Pháp bắt giữ. Chúng tra tấn anh ấy đến chết và ném xác xuống sông Sài Gòn. Tôi vô cùng đau đớn khi bạn mình bị giết.”
Là một đảng viên Đảng Cộng sản từ năm 17 tuổi, Ba đã bồi dưỡng cho Phạm Xuân Ẩn về hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Anh cũng là một thành viên của Câu lạc bộ Marxist tại Sài Gòn, sinh hoạt tại nhà của nhà giáo người Pháp Georges Boudarel. Về sau Boudarel cũng vào bưng gia nhập cùng những người cộng sản, và làm việc cho bác sĩ Phạm Ngọc Thạch.
“Ba đưa cho tôi tất cả các loại sách do Editions Sociales xuất bản tại Pháp. Cuốn sách đầu tiên tôi đọc là L’économie (Kinh tế học). Sau đó tôi đọc về lịch sử Đảng Bolshevik và tư tưởng của Lenin. Tôi không phải là thành viên nhóm đọc về chủ nghĩa cộng sản của họ, nên tôi tự mình đọc tất cả những cuốn sách đó.
“Khi bạn mình bị bắt giữ, tôi nhận ra tôi đang gặp nguy hiểm. Chị của anh ấy đến báo cho tôi biết là anh ấy đã bị bắt. Tôi đốt tất cả sách vở và tài liệu cách mạng mà anh ấy đã đưa cho tôi. Tôi phải mất cả đêm mới đốt hết.” (Điệp viên yêu chúng ta, trang 48)
Nhận xét: "Chúng tra tấn anh ấy đến chết và ném xác xuống sông Sài Gòn. Tôi vô cùng đau đớn khi bạn mình bị giết."
13. "Hai giáo viên = siêu thực."
13.1 Ẩn - không kể!
"“Tôi được giao nhiệm vụ theo dõi sự bắt rễ của người Mỹ tại Việt Nam,” Phạm Xuân Ẩn nói. “Để đối mặt với tương lai, chúng tôi phải bắt đầu nghiên cứu về sự can thiệp của Mỹ.” Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch ra lệnh cho hai giáo viên huấn luyện từ Bắc vào và giảng dạy cho Phạm Xuân Ẩn về tình báo quân sự. Một người được người Nga đào tạo, một người do Trung Quốc đào tạo, nhưng Phạm Xuân Ẩn nhận thấy là cả hai hầu như cũng chẳng giúp được gì cả. “Về cơ bản, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch bảo tôi phải tự xoay xở. Tôi nên mượn sách của người Mỹ và người Pháp nói về tình báo và áp dụng chúng ở mức tốt nhất có thể.”" (Điệp viên yêu chúng ta, trang 53)
13.2 Tư Cang - không biết!
"Khi tôi hỏi liệu tôi có thể xem hai khẩu súng K-54 bán tự động nổi tiếng do Trung Quốc sản xuất của ông được không, Tư Cang cho biết là hai khẩu súng của ông, cùng với chiếc xe Renault 4CV của Phạm Xuân Ẩn, đã được đưa ra Hà Nội trưng bày trong bảo tàng tình báo quân sự ở phố Lê Trọng Tấn. Đáng tiếc là bảo tàng chỉ mở cửa cho các cán bộ nhân viên ngành tình báo Việt Nam. Ngoài chiếc xe của Phạm Xuân Ẩn, đang được trưng bày trên bục, bảo tàng còn chứa đầy những kính viễn vọng, máy điện đài, máy giải mã, và chiếc máy ảnh Phạm Xuân Ẩn dùng để chụp tài liệu mật.
“Có chiếc ô đầu tẩm thuốc độc nào không?” “Chúng tôi không giống như người Nga,” ông nói.
Tôi hỏi về hai huấn luyện viên của ông Phạm Xuân Ẩn trong ngành tình báo quân sự, một người được Trung Quốc đào tạo, một người do người Nga đào tạo. “Tôi chẳng biết gì về chuyện người Nga hay người Trung Quốc nào cả,” ông nói. “Chỉ có người Mỹ huấn luyện cho ông Ẩn. Ổng cũng giống tôi. Tôi chưa bao giờ học về tình báo. Tôi cứ thế làm thôi. Con người ta tự biết cách giữ bí mật. Đó là chìa khóa cho thành công của chúng tôi. Tổ chức của chúng tôi rất đơn giản. Chẳng có gì là bí hiểm cả.”" (Điệp viên yêu chúng ta, trang 202)
Nhận xét: “Tôi chẳng biết gì về chuyện người Nga hay người Trung Quốc nào cả,”
________________________________________