(Photo: Nian Shan/Greenpeace) |
CTV Danlambao - Trung cộng đã tìm cách giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường bằng cách chuyển những dự án sản xuất than với công nghệ lỗi thời sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Bắc Kinh đã khuyến khích các công ty quốc doanh mở rộng các dự án ra nước ngoài. Hậu thuẫn cho các công ty quốc doanh là các ngân hàng đổ tiền đầu tư, cho vay vào các quốc gia khác. Hệ luỵ của việc này là biến các nước khác trở thành những vùng bị ô nhiễm môi trường trầm trọng. Bên cạnh đó, trong khi thế giới đang từng bước chuyển sang công nghệ "xanh", các quốc gia này sẽ bị dính chặt vào kỹ nghệ nhiên liệu hóa thạch, phương thức sản xuất than đá lỗi thời trong nhiều thập niên tới.
Đây là chính sách "xuất khẩu" ô nhiễm môi trường ra nước ngoài của Bắc Kinh.
Cơ quan Climate Policy Initiative tại San Francisco cho biết Bắc Kinh đã đầu tư 38 tỉ USD cho các nhà máy sản xuất than tại nước ngoài cho giai đoạn 2010-2014 và dự trù sẽ thêm 72 tỉ USD cho những năm trước mặt.
Ngược lại, theo phỏng đoán của tổ chức Greenpeace, hiện tại có đến phân nửa các công trình sản xuất than tại Trung cộng đã không hoạt động. Vào tháng 1, 2017 Bắc Kinh đã hủy bỏ chương trình xây dựng 85 nhà máy ở 13 tỉnh tại Trung cộng.
Tại Việt Nam, Trung cộng hiện đang đầu tư 8 tỉ USD cho các dự án sản xuất than.
Tổng số vốn đầu tư vào nhiệt điện than tại Việt Nam ước lượng khoản 40 tỉ USD. 52% đến từ nước ngoài trong đó Trung cộng chiếm đến một nửa, Nhật Bản 23% và Đại Hàn 18%.
Các chuyên gia ngoại quốc dự đoán vào 2020-2030 hơn một nửa nguồn điện lực tại Việt Nam được sản xuất bởi than. Việc này cho thấy nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục bám giữ chính sách phát triển điện than lỗi thời, đi ngược với xu hướng chung của thế giới, tạo ra nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng trong nhiều thập niên với đa số các công trình điện than đến từ Tàu cộng.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia tại đại học Harvard University, đại học Colorado Boulder và tổ chức Greenpeace, vào năm 2030 Việt Nam sẽ trở thành quốc gia đứng đầu ASEAN bị ảnh hưởng ô nhiễm môi trường bởi kỹ nghệ sản xuất than đá. Tình trạng các sơ sinh chết non gia tăng và trung bình có 188,8/1 triệu người bị chết vì những chất độc hại phóng ra môi trường từ các dự án sản xuất than. Chỉ số này cao hơn hẳn quốc gia thứ nhì là Indonesia (85.4/1 triệu). Tổng cộng ước chừng có hơn 20.000 người chết mỗi năm vào năm 2013 vì ô nhiễm môi trường bởi việc sản xuất than.
(Photo: Jill Baker)
07.05.2017
________________________________
Nguồn tham khảo: