Thế giới tuần qua (15/9-22/9) - Dân Làm Báo

Thế giới tuần qua (15/9-22/9)

Dân Làm Báo xin gửi đến các bạn trong thôn, cập nhật các tin thế giới chính đáng chú ý sau đây. Hai nhà máy lọc dầu tại Saudi Arabia bi tấn công khiến tình hình khu vực Trung Đông trở nên căng thẳng bất thường. Quan hệ ngoại giao giữa Đài Loan và các quốc đảo nhỏ đột ngột xấu đi vì Trung Quốc can thiệp, Người biểu tình Hong Kong tiếp tục xuống đường trong khi các nhà hoạt động tham gia vận động quốc tế. Hàn Quốc - Nhật Bản căng thẳng song phường... Tình hình chính trị xã hội tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Singapore, Myanmar.

SAUDI ARABIA

Liên minh Ả Rập: Iran đã cho tấn công nhà máy lọc dầu Saudi Arabia

Dù nhóm phiến quân Houthi đã nhận trách nhiệm các vụ tấn công nhà máy lọc dầu ở Saudi Arabia, liên minh các nước Ả Rập khẳng định các vụ tấn công ‘không đến từ lãnh thổ Yemen’ mà là đến từ Iran. Hãng tin AFP ngày 17-9 dẫn nhận định từ liên minh quân sự do Saudi Arabia dẫn đầu ở Yemen nói rằng 2 nhà máy lọc dầu ở Saudi Arabia có thể bị tấn công "bằng vũ khí đến từ Iran". Đánh giá này làm tăng nỗi lo về một cuộc xung đột trong khu vực sau khi Mỹ úp mở về phản ứng quân sự.

"Tất cả các dấu hiệu cho thấy những vũ khí được dùng trong 2 vụ tấn công đều đến từ Iran" - ông Turki al-Maliki, người phát ngôn liên minh quân sự do Saudi Arabia dẫn đầu ở Yemen, nói với các phóng viên ở Riyadh, đồng thời cho biết họ đang điều tra "địa điểm phóng các vũ khí này".

Ông Turki al-Maliki khẳng định các cuộc tấn công "không xuất phát từ lãnh thổ Yemen" và phiến quân Houthi đang giả vờ nhận trách nhiệm. Người phát ngôn này gọi phiến quân Houthi là "một công cụ trong tay Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (RRGC) và chế độ khủng bố của Iran".

Trước đó, Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói rằng 2 vụ tấn công nhà máy lọc dầu được thực hiện bởi "người Yemen" để trả đũa những vụ tấn công mà liên minh quân sự do Saudi Arabia dẫn đầu tiến hành ở Yemen.

Hai vụ tấn công trên đã khiến Saudi Arabia tổn thất 5,7 triệu thùng dầu mỗi ngày, tương đương 50% tổng sản lượng sản xuất toàn quốc và làm sụt giảm 5% lượng cung dầu mỏ toàn cầu. 

Ả Rập Xê Út trưng mảnh vỡ UAV, tên lửa làm bằng chứng tố Iran

Ngày 18.9, Bộ Quốc phòng Ả Rập Xê Út công bố các mảnh vỡ máy bay không người lái (UAV) và tên lửa, gọi đây là bằng chứng “không thể chối cãi” cho thấy Iran đứng sau vụ tấn công, theo Reuters.

Tại buổi họp báo, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ả Rập Xê Út Turki al-Malki cho biết: “UAV Delta Wing của Iran được sử dụng cùng với tên lửa. Đây rõ ràng là cuộc tấn công do Iran tài trợ”.

Theo ông Malki, cả UAV va2 tên lửa được dùng để tấn công nhà máy lọc dầu ở thành phố Abqaiq hôm 14.9, còn cơ sở ở Khurais là mục tiêu của các tên lửa hành trình.

Ông Malki cho biết thêm cuộc tấn công không xuất phát từ phía Yemen và việc lực lượng nổi dậy Houthi được Iran hậu thuẫn nhận tiếng nhận trách nhiệm chỉ nhằm “che đậy” cho Iran.

Trong ngày 18.9, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo dự kiến sẽ đến Ả Rập Xê Út để thảo luận với thái tử Mohammed bin Salman về biện pháp đáp trả Iran.

Chính phủ Mỹ tiến hành chiến dịch “gây áp lực tối đa” với hàng loạt lệnh cấm vận làm tê liệt nền kinh tế Iran, nhất là xuất khẩu dầu thô sau khi Tổng thống Trump hồi 2018 rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Tehran.

Saudi Arabia tiết lộ quy mô thiệt hại nặng từ loạt tấn công cơ sở lọc dầu

Cơ sở lọc dầu tại Abqaiq bị tấn công 18 lần trong khi giếng dầu tại Khurais gần đó bị 4 lần. Hỏa lực từ các vũ khí tấn công đã làm phát sinh nhiều vụ nổ và khói lửa bốc cao ngùn ngụt suốt nhiều giờ... Tập đoàn dầu khí Aramco cho biết các đợt tấn công đã được triển khai với độ chính xác cao.

Theo ông Khaled al-Ghamdi, một quan chức tại Aramco, "những lúc bình thường có khoảng 112 công nhân làm ca, nay thì 6.000 công nhân đang tham gia công tác phục hồi sản xuất". Aramco cũng cho biết sẽ nhập thêm thiết bị kỹ thuật từ Mỹ và châu Âu để đẩy nhanh tiến độ khắc phục hậu quả. Tập đoàn dầu khí Aramco đã đưa vài chục nhà báo quốc tế tới hai địa điểm bị tấn công để cho thấy quá trình tăng tốc khắc phục sự cố của họ. Theo đó, đây cũng là dịp hiếm hoi để các cơ quan báo chí có cơ hội tiếp cận với khu vực "đầu não" của nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới.

"Chúng tôi sẽ trở lại với hoạt động sản xuất tương đương như trước khi xảy ra vụ tấn công vào cuối tháng này, chúng tôi sẽ trở lại mạnh mẽ hơn", ông Fahad al-Abdulkareem, một tổng quản lý tại Aramco nói với các nhà báo khi tới thăm cơ sở tại Khurais.

Houthi bất ngờ ngừng tấn công Ả Rập Xê Út

Lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố sẽ ngừng tấn công Ả Rập Xê Út và kêu gọi đối thoại sau những diễn biến căng thẳng gần đây. “Chúng tôi tuyên bố ngừng nhằm tên lửa đạn đạo, máy bay không người lái quân sự và mọi loại vũ khí khác vào lãnh thổ Ả Rập Xê Út và chúng tôi mong chờ hành động hồi đáp tương ứng từ phía họ”, ông Mahdi al-Mashat, lãnh đạo Hội đồng chính trị tối cao Houthi phát biểu trên đài al-Masirah ngày 20.9.

Ông Mashat tuyên bố vẫn có quyền đáp trả nếu Ả Rập Xê Út phớt lờ lời kêu gọi này, đồng thời nhấn mạnh cuộc chiến tranh tại Yemen nếu tiếp diễn sẽ dẫn đến những diễn biến nguy hiểm, không có lợi cho bên nào. Đề nghị này được đưa ra sau khi Houthi tấn công 2 nhà máy lọc dầu quan trọng ở Ả Rập Xê Út hôm 14.9. Mỹ và Ả Rập Xê Út tố cáo Iran đứng sau vụ tấn công và được cho là đang lên phương án đáp trả.

Trong khi đó, Iran tuyên bố không liên quan và cảnh báo hành động trả đũa của Mỹ và Ả Rập Xê Út có thể gây ra một cuộc chiến tranh toàn diện.

Liên minh Ả Rập tuyên bố chặn đứng vụ tấn công của Houthi tại Biển Đỏ

Liên minh do Ả Rập Xê Út dẫn đầu cho biết đã chặn đứng và phá hủy một chiếc tàu chở đầy thuốc nổ của phe nổi dậy Houthi ở phía nam Biển Đỏ. “Lực lượng hải quân liên minh phát hiện một nỗ lực của phe nổi dậy Houthi nhằm thực hiện hành động thù địch và khủng bố ở phía nam Biển Đỏ khi sử dụng một chiếc tàu chứa thuốc nổ được điều khiển từ xa”, theo thông báo từ liên minh Ả Rập. Nguồn tin trên cho hay con tàu xuất phát từ tỉnh Al-Hudaydaj tthuộc miền tây Yemen.

Vụ việc đã gây ra mối đe dọa hơn nữa đối với các tuyến giao thông hàng hải và vận chuyển dầu đi qua khu vực trên. Hiện chưa có phản ứng từ Houthi đối với tuyên bố trên.

IRAN 

Iran tuyên bố căn cứ và tàu sân bay Mỹ nằm trong phạm vi tên lửa của mình.

Tướng Amirali Hajizadeh, chỉ huy lực lượng không quân thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) nói “Tất cả mọi người nên biết rằng những căn cứ và tàu sân bay Mỹ nằm trong phạm vi 2.000 km quanh Iran thì cũng nằm trong phạm vi bắn tới của tên lửa chúng tôi”. Ông cũng cho biết thêm rằng “Iran luôn sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh toàn diện”. Tuyên bố đưa ra sau khi Mỹ cáo buộc Iran tấn công các nhà máy dầu của Saudi.

Nhóm Houthi liên kết với Iran ở Yemen cho biết họ đã tấn công hai nhà máy dầu Aramco của Saudi vào thứ Bảy (14/9), tại trung tâm của ngành công nghiệp dầu mỏ của Ả Rập Saudi, làm tổn thất hơn một nửa sản lượng dầu của Vương quốc.

Lãnh tụ tối cao Iran không đối thoại với Mỹ

Iran tiếp tục loại bỏ khả năng đàm phán song phương với Mỹ và chỉ chấp nhận đàm phán đa phương nếu nước này quay lại thỏa thuận hạt nhân.

Trước đó, Tổng thống Donald Trump cho biết ông có thể gặp người đồng cấp Iran Hassan Rouhani tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sắp tới ở New York.

“Các quan chức Iran ở bất cứ cấp độ nào cũng sẽ không bao giờ đối thoại với các quan chức Mỹ… Đây là một phần trong chính sách của họ nhằm gây áp lực đối với Iran… chính sách áp lực tối đa của họ sẽ thất bại”, ông Khamenei phát biểu trên đài truyền hình quốc gia. Lãnh tụ tối cao Iran cho biết giới giáo sĩ lãnh đạo và mọi quan chức Iran đều thống nhất rằng Mỹ có thể tham gia đàm phán đa phương với Iran và các bên liên quan nếu Washington “thay đổi hành vi và quay lại thỏa thuận hạt nhân”. Trong diễn biến liên quan, Iran bị liên minh do Ả Rập Xê Út dẫn đầu cáo buộc đã sản xuất vũ khí được sử dụng để tấn công hai nhà máy lọc dầu của Tập đoàn Aramco tại nước này hôm 14.9.

Iran cảnh báo: 'Nước nào đánh Iran, nước đó thành chiến trường chính'

Iran cảnh báo bất kỳ quốc gia nào tổ chức tấn công nước này sẽ chứng kiến cảnh nước đó biến thành ‘chiến trường chính’ của cuộc xung đột. "Ai muốn vùng đất của họ trở thành chiến trường chính thì cứ làm! Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ cuộc chiến nào lan tới lãnh thổ của Iran" - Tư lệnh Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), thiếu tướng Hossein Salami, cảnh báo trong cuộc họp báo khi ông dự một triển lãm ở Tehran ngày 21-9.

Thiếu tướng Hossein Salami cũng khẳng định: "Iran sẵn sàng cho bất kỳ kịch bản nào", sau các báo cáo cho biết Mỹ đang cân nhắc nhiều phương án quân sự để phản ứng với các vụ tấn công nhằm vào "trái tim" của ngành công nghiệp dầu Saudi Arabia cuối tuần trước.

Trước đó, Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif của Iran cho rằng: Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) - vốn là đồng minh của Mỹ - dường như đang xúi giục Mỹ bước vào một cuộc chiến với Iran.

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran tiếp tục tăng lên sau các vụ tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa nhằm vào 2 nhà máy lọc dầu ở Saudi Arabia hôm 14-9. Phía Iran liên tục bác bỏ cáo buộc về sự liên quan của nước này trong vụ việc. Trong khi đó, các quan chức Mỹ và Saudi Arabia chỉ tay về phía Iran, dù phiến quân Houthi ở Yemen đã tuyên bố nhận trách nhiệm. Tổng thống Mỹ Donald Trump còn cảnh báo "đã khóa mục tiêu và lên nòng" dù thừa nhận không muốn chiến tranh với Iran. Tuy nhiên, ông Trump nhấn mạnh Mỹ luôn sẵn sàng cho kịch bản này. Ngày 20-9, Tổng thống Trump công bố lệnh cấm vận mới nhằm vào Ngân hàng Trung ương Iran, Quỹ phát triển quốc gia Iran, và Công ty Etemad Tejarate Pars ở Iran. Ông gọi đây là loạt trừng phạt "cao nhất" mà Mỹ từng áp lên một nước khác. Đáp lại, Iran gọi lệnh trừng phạt mới là "dấu hiệu cho thấy sự tuyệt vọng của Mỹ".

HONG KONG

Các nhà tranh đấu Hồng Kông điều trần trước Quốc Hội Mỹ

Các nhà lãnh đạo trẻ tuổi của phong trào dân chủ Hồng Kông hôm 17/09/2019 trong cuộc điều trần trước một ủy ban lưỡng đảng phụ trách xem xét tình hình nhân quyền ở Trung Quốc, đã kêu gọi Quốc Hội Mỹ gây áp lực với Bắc Kinh. 

Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), Hà Vận Thi (Denise Ho) và các nhà đấu tranh khác khẳng định nếu dân chủ ở Hồng Kông bị đàn áp, sẽ khuyến khích Trung Quốc áp đặt các "giá trị cộng sản" lên những nơi khác trên thế giới. Hoàng Chi Phong nhấn mạnh: "Bắc Kinh không thể thủ lợi trên mọi mặt, vừa được hưởng uy tín kinh tế của Hồng Kông trên thế giới, lại vừa tiêu diệt bản sắc xã hội và chính trị của chúng tôi". Nhà hoạt động 22 tuổi cảnh báo Tập Cận Bình có thể ra tay cứng rắn trước thời điểm kỷ niệm 70 năm thành lập chế độ cộng sản Trung Quốc.

Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Marco Rubio cho rằng cuộc phản kháng ở Hồng Kông là "phong trào lớn nhất chưa từng thấy trong thời gian gần đây", còn dân biểu Dân Chủ Jim McGovern khẳng định các cuộc biểu tình Hồng Kông :đã tạo cảm hứng cho toàn thế giới".

Lãnh đạo Hồng Kông sắp đối thoại với dân nhằm xoa dịu căng thẳng

Hôm thứ Ba (17/9), lãnh đạo Hồng Kông Carrie Lam thông báo, bà sẽ đối thoại với người dân vào tuần tới, đồng thời nhắc lại yêu cầu chấm dứt bạo lực đã khiến thành phố bất ổn trong hơn ba tháng qua.

Phát biểu trước các phóng viên, bà nói: “Hồng Kông đã tích tụ hàng loạt các vấn đề kinh tế xã hội, thậm chí là cả chính trị, tôi hy vọng những hình thức đối thoại khác nhau có thể tạo ra nền tảng để chúng ta thảo luận”. Nhưng Trưởng đặc khu cũng khẳng định rằng: “Tôi nhấn mạnh, nền tảng đối thoại không có nghĩa là chúng tôi không thực thi các hành động kiên quyết. Dập tắt bạo lực vẫn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”.

Bà Lam đã trở thành tâm điểm của sự chỉ trích. Vào ngày 4/9, bà thông báo rút toàn bộ dự luật dẫn độ, đáp ứng một trong năm yêu cầu của người dân. Nhưng nhiều người nói rằng, hành động này là “quá ít, quá muộn” và tiếp tục xuống đường biểu tình. Hôm thứ Hai (16/9), cảnh sát đã bắt giữ 89 người sau khi “những người biểu tình cực đoan” tấn công hai cảnh sát vào tối Chủ nhật (15/9), ném bom xăng và gạch. Kể từ khi các cuộc biểu tình nổ ra vào tháng Sáu, gần 1.500 người đã bị bắt.

Sự bất ổn cũng tác động tiêu cực đến nền kinh tế của trung tâm tài chính. Hôm thứ Hai, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody đã chuyển trạng thái Hồng Kông từ “ổn định” sang “tiêu cực”.

Tàu Hồng Kông trật bánh vào giờ cao điểm

Nhà điều hành đường sắt cho biết, một tàu Hồng Kông đã bị trật bánh tại ga Hung Hom giữa giờ cao điểm sáng nay khiến 8 người bị thương và gây ra sự hỗn loạn. Rex Auyeung Pak-kuen, chủ tịch tập đoàn MTR nói với các phóng viên rằng, trong nhiều năm đã không xảy ra vụ trật bánh nào và chưa tìm ra được nguyên nhân ngay lập tức. “Chúng tôi sẽ hợp tác với chính phủ tìm ra nguyên nhân sớm nhất có thể để tiếp tục cung cấp các dịch vụ an toàn. Chúng tôi gửi lời xin lỗi đến những hành khách bị thương trong vụ tai nạn này”, tờ Reuters trích lời ông Rex Auyeung. Cảnh quay trên truyền hình cho thấy, hàng trăm hành khách cố gắng thoát khỏi con tàu bị trật bánh. Nhà đài RTHK cho biết, tàu đã bất ngờ lắc động và một cánh cửa đã rời ra trước khi tàu dừng lại.

Hồng Kông hủy bắn pháo hoa vào ngày Quốc khánh

Chính phủ Hồng Kông sẽ không bắn pháo hoa vào ngày Quốc khánh vì lo ngại an toàn công cộng.

Cục Dịch vụ Văn hóa và Giải trí thông báo trong một tuyên bố hôm thứ Tư “Trước tình hình mới nhất và liên quan đến an toàn công cộng, màn trình diễn pháo hoa mừng Quốc khánh dự kiến diễn ra tại cảng Victoria vào tối ngày 1/10 sẽ bị hủy bỏ”. Màn bắn pháo hoa tại cảng Victoria gần đây nhất bị hủy là vào 2014, năm diễn ra phong trào Ô dù.

Các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông được chào đón nồng nhiệt tại Quốc hội Mỹ

Hôm 17/9, Hoàng Chi Phong, nữ ca sĩ Hà Vận Thi cùng một số nhà hoạt động dân chủ khác đã tham dự một phiên điều trần tại quốc hội Mỹ ở Washington. Các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông đã yêu cầu các nhà lập pháp Mỹ hỗ trợ họ bằng cách cấm xuất khẩu các thiết bị cảnh sát mà Mỹ sản xuất sang Hồng Kông, đồng thời mong muốn Mỹ giám sát chặt chẽ Trung Quốc trong việc phá hoại tự do dân chủ ở Hồng Kông.

Trong phiên điều trần, đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ cùng với Ủy ban điều hành quốc hội về Trung Quốc đã bày tỏ sự ủng hộ đối với các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi hôm thứ Tư (18/9) đã chào đón các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông tới Quốc hội Hoa Kỳ, gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Bắc Kinh rằng Quốc hội Mỹ ủng hộ người biểu tình Hồng Kông.

Theo AP, bà Pelosi đã lên tiếng cảm ơn các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông vì đã “thách thức lương tri”, không chỉ đối với chính phủ Trung Quốc, mà còn cả với người dân trên toàn thế giới khi cất tiếng nói về những cuộc biểu tình dân chủ ở Hồng Kông.

Bà cho biết bà đứng về phía những người biểu tình yêu cầu quyền bầu cử phổ thông và “một hệ thống chính trị có trách nhiệm với người dân”. Đồng thời bà cũng lên tiếng cảnh báo những người khác trong chính phủ Hoa Kỳ không nên cân nhắc đến “lợi ích thương mại” đối với các chính sách đối ngoại trong khu vực. “Nếu chúng ta không lên tiếng ủng hộ nhân quyền ở Trung Quốc chỉ vì lợi ích thương mại, chúng ta sẽ mất tất cả thẩm quyền về đạo đức khi lên tiếng cho họ bất cứ nơi nào khác trên thế giới”, bà Pelosi nói.

Cảnh sát Hồng Kông bắn hơi cay giải tán người biểu tình

Theo Reuters, cảnh sát Hồng Kông đã bắn vô số hơi cay để giải tán những người biểu tình trong cái nóng ngột ngạt hôm thứ Bảy, 21/9/2019. Nhiều người đã tập trung tại các văn phòng chính phủ ở thị trấn Tuen Mun, phía tây Lãnh thổ Mới, ở đó một số người đốt cờ Trung Quốc trong khi những người khác xé hàng rào bằng gỗ, kim loại và các cột giao thông. Một số người đang dọn rác tại nhà ga Light Rail Transit, đào gạch và nhặt đá ở hai bên đường ray. Những người khác quay bình chữa cháy vào cảnh sát.

ĐÀI LOAN 

Đài Loan thuyết phục Quần đảo Solomon không chuyển hướng ngoại giao sang Trung Quốc

Hôm thứ Hai (16/9), Thứ trưởng ngoại giao Đài Loan Szu-Chien Hsu dẫn đầu một phái đoàn đến Quần đảo Solomon, chưa đầy một tuần trước khi đồng minh lớn nhất Thái Bình Dương quyết định có nên chuyển quan hệ ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh hay không - một động thái sẽ khiến Đài Loan chỉ còn 16 quốc gia đồng minh. Truyền thông địa phương đưa tin, ông Hsu sẽ dành vài ngày họp với các quan chức Honiara thảo luận mối quan hệ giữa Đài Loan và Quần đảo Solomon. Đại sứ quán Đài Loan tại Honiara từ chối bình luận. 

Tờ SCMP cho biết, Quần đảo Solomon dự kiến chính thức quyết định mối quan hệ ngoại giao vào thứ Bảy (21/9). Theo kết luận của lực lượng đặc nhiệm quốc hội được chính phủ phê duyệt, quốc gia Thái Bình Dương có thể đạt nhiều lợi ích khi chuyển hướng sang Bắc Kinh.

Bắt tay Trung Quốc, thủ tướng Solomon phải đưa con trai rời Đài Loan

Theo báo Taiwan News, con trai út của Thủ tướng Sogavare là Brandt Sogavare chỉ mới sang học tiếng Hoa tại một trường đại học phía bắc Đài Loan được 1 tháng. Nếu đúng như kế hoạch, sau 1 năm học ngôn ngữ, cậu ấm Brandt sẽ theo học trường y tại phía nam Đài Loan. Nhưng mọi thứ đã đảo lộn sau khi Solomon cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan để thiết lập quan hệ ngoại giao chỉ với Trung Quốc.

Hôm 16-9, nội các của ông Sogavare đã phê chuẩn quyết định này. Và câu chuyện của Brandt Sogavare là một trong những chi tiết mô tả diễn biến có phần bất ngờ ấy. Buổi sáng sau đó, ngôi trường nơi con trai thủ tướng Solomon đang theo học nhận được thông báo khẩn, yêu cầu lập tức đưa cậu Brandt và người phục vụ riêng rời khỏi trường, đến địa điểm bảo đảm an ninh.

Thế nhưng, khi đến ký túc xá, ban quản lý nhà trường đã bất ngờ vì cuộc sống xa hoa của cậu quý tử. Không chỉ gặp khó khăn trong việc dựng Brandt dậy trong cơn say xỉn, phía nhà trường cho biết còn phát hiện anh chàng hút thuốc trong phòng, vi phạm nội quy. Sau khi bị đánh thức, cậu ấm Brandt được thông báo phải lập tức trở về quê nhà. Brandt cho biết cha mẹ không hề thông báo trước điều này với cậu, cũng như không hề biết về vụ việc cho đến khi xem tin tức truyền hình vào chiều 16-9. Theo Taiwan News, Brandt cho biết cậu rất thích Đài Loan và không muốn đến Bắc Kinh. Nhiều người cho rằng nếu đã lên kế hoạch cắt đứt ngoại giao với Đài Loan từ trước, thì quyết định của thủ tướng Sogavare đưa con trai của mình tới đây quả là có hơi mạo hiểm.

Đài Loan vẫn muốn là một quốc gia độc lập khỏi Trung Quốc, không chấp nhận là một đảo của đại lục. Lâu nay, Đài Loan được cho đã nỗ lực thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với nhiều quốc gia trên thế giới để củng cố vị trí của mình, đặc biệt tại các nước nhỏ.

Thêm nước thứ hai ngưng quan hệ với Đài Loan trong vòng một tuần

Đài Loan ngày 20.9 mất đồng minh thứ hai chỉ trong vòng một tuần sau khi Kiribati thông báo cắt đứt quan hệ ngoại giao với lãnh thổ này và chính thức lập quan hệ với Trung Quốc.

Lãnh đạo Cơ quan Đối ngoại Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp ngày 20.9 thông báo quốc đảo Thái Bình Dương Kiribati đã chính thức cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan vào cùng ngày, theo CNA.

Quan chức này cho biết mọi dự án hợp tác và viện trợ sẽ bị chấm dứt ngay lập tức, đồng thời các nhà ngoại giao của hai bên sẽ được rút về. Theo ông Ngô, Trung Quốc đã lôi kéo Kiribari thiết lập quan hệ bằng lời hứa tài trợ cho nhiều máy bay và phà thương mại.

Như vậy, việc tuyệt giao với Kiribati đồng nghĩa Đài Loan chỉ còn lại 15 đồng minh chính thức trên toàn cầu. Đây cũng là nước thứ hai “chia tay” Đài Loan để thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc trong một tuần, sau Quần đảo Solomon. Trong cuộc họp báo cùng ngày, người phát ngôn Cảnh Sảng của Bộ

Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ sự cảm kích của chính phủ nước này đối với quyết định của Kiribati.

Ngoảnh mặt với Đài Loan, Solomon phải chuyển sinh viên sang Trung Quốc

Lãnh đạo Solomon cho biết hơn 100 sinh viên đảo quốc này sẽ được đưa khỏi Đài Loan sang Trung Quốc đại lục học vào đầu năm tới, sau khi quốc gia nam Thái Bình Dương này quay sang thiết lập quan hệ với Bắc Kinh.

"Chính phủ Trung Quốc đã cam kết sẽ đảm trách và cải thiện tất cả chương trình, bắt đầu với việc chuyển ngay các sinh viên của chúng tôi ở Đài Loan sang Trung Quốc vào cuối học kỳ hiện tại" - Thủ tướng Manasseh Sogavare của quần đảo Solomon cho biết trong ngày hôm nay 20-9. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh tương lai của 125 sinh viên Solomon tại Đài Loan trở nên mơ hồ, sau khi Solomon cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan.

Đài Loan hiện tổ chức các chương trình trao đổi sinh viên chỉ dành riêng cho những nước có quan hệ ngoại giao với vùng lãnh thổ này.

Ông Sogavare cho biết đảo quốc Solomon sẽ đưa các sinh viên về quê hương "trên chuyến bay đầu tiên theo hình thức thuê bao nếu điều đó cần thiết".

Tuy nhiên, Đài Loan đã đồng ý cho phép các sinh viên đảo quốc Solomon tiếp tục ở lại vùng lãnh thổ này học tập cho đến kết thúc học kỳ hiện tại vào tháng 1-2020.

Đây là tuyên bố công khai đầu tiên của ông Sogavare kể từ khi Solomon chuyển sang thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Ông giải thích rằng Solomon đưa ra quyết định trên sau 36 năm vì "không chắc chắn" về cuộc bầu cử ở Đài Loan vào năm 2020 và "viễn cảnh" về một đối tác phát triển đáng tin ở Trung Quốc.

Thủ tướng Manasseh Sogavare cho biết Bắc Kinh đã đề xuất giúp trả chi phí xây một sân vận động tổ chức Pacific Games 2023 do Solomon đăng cai. Đây là một sự kiện thể thao của các nước xung   Bình Dương. "Chính quyền Bắc Kinh đã đảm bảo với chính phủ của tôi rằng họ sẽ hỗ trợ chúng tôi trong giai đoạn chuyển tiếp và xa hơn thế nữa, gồm việc cấp vốn và xây dựng sân vận động SPG2023" - ông Sogavare cho biết.

Tuyên bố của ông Sogavare được đưa ra cùng ngày Đài Loan thông báo cắt đứt quan hệ ngoại giao chính thức với đảo quốc Kiribati sau khi quốc gia Thái Bình Dương này xích gần Bắc Kinh. Kiribati trở thành quốc gia thứ 2 trong tuần "chia tay" Đài Loan, sau đảo quốc Solomon.

TRUNG QUỐC 

Trung Quốc suy thoái: Tăng trưởng sản lượng công nghiệp chạm đáy trong hơn 17 năm

Tăng trưởng sản xuất công nghiệp Trung Quốc tiếp tục giảm sút, cụ thể chỉ số tăng trưởng 6 tháng đầu năm đã chạm đáy trong vòng 17 năm rưỡi qua, đi kèm với sự sụt giảm về nhu cầu tiêu dùng trong nước, theo The BL. Các chuyên gia phân tích của Reuters cho biết doanh số bán lẻ, xây dựng và quy mô đầu tư tại Trung Quốc cũng giảm mạnh, khả năng khiến Bắc Kinh phải cắt giảm một số lãi suất chính trong tuần này, một động thái lần đầu tiên trong hơn ba năm qua nhằm “ngăn chặn sụt giảm lớn hơn nữa”.Các chuyên gia cũng cho rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cần phải đưa ra thêm nhiều chính sách kích cầu để tránh rơi sâu vào suy thoái. Tăng trưởng sản xuất công nghiệp giảm 4,8% trong tháng 7 và 4,4% trong tháng 8. Xuất khẩu công nghiệp giảm 4,3% trong năm, lần đầu tiên ghi nhận mức giảm liên tục nhiều tháng trong ít nhất hai năm qua, phản ánh mức phí tổn mà kinh tế Trung Quốc phải hứng chịu dưới sức ép leo thang của cuộc thương chiến Mỹ-Trung

Theo một cuộc thăm dò hồi tháng 8 của các thành viên Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-Trung, “chỉ số lạc quan về Trung Quốc đang ở mức thấp trong lịch sử”, thế nên, ngày càng có nhiều công ty Mỹ “tạm dừng đầu tư”, Tạp chí Wall Street đưa tin và nói rằng “chỉ một số rất ít các công ty dự kiến tăng doanh thu ở nước này trong năm tới.” Chính quyền Trung Quốc liên tục hạ giá đồng Nhân dân tệ sau khi Tổng thống Donald Trump công bố sẽ áp dụng mức thuế quan mới đối với các sản phẩm của Trung Quốc từ ngày 1/9. Bắc Kinh cũng đã đáp trả Mỹ bằng các biện pháp thuế quan mới.

Tình báo mạng xác định tin tặc Trung Quốc tấn công quốc hội Úc 

Hãng Reuters trích dẫn năm nguồn tin trực tiếp cho biết, tình báo Úc quả quyết Trung Quốc chịu trách nhiệm về một cuộc tấn công mạng vào quốc hội và ba đảng chính trị lớn nhất nước trước cuộc tổng tuyển cử vào tháng Năm. Cơ quan tình báo mạng Australian Signals Directorate (ASD) trong tháng Ba kết luận, Bộ An ninh Trung Quốc chịu trách nhiệm về vụ tấn công. Báo cáo gồm thông tin từ Bộ Ngoại giao Úc, khuyến nghị bí mật tránh gián đoạn quan hệ thương mại với Bắc Kinh. Chính phủ Úc không tiết lộ ai đứng sau vụ tấn công hoặc bất kỳ chi tiết nào của báo cáo. 

Văn phòng Thủ tướng Scott Morrison và ASD từ chối bình luận về tin tức. Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận bất kỳ liên quan nào đến cuộc tấn công tin tặc và cho biết, internet có đủ các nguyên lý khó theo dõi.

Trung Quốc cảnh báo việc lãnh đạo Đài Loan tái đắc cử

Tờ People's Daily cho rằng Đài Loan sẽ mất tất cả đồng minh ngoại giao nếu bà Thái Anh Văn tái đắc cử vào năm sau. "Chừng nào đảng Dân tiến (DPP) còn nắm quyền, Đài Loan sớm muộn cũng sẽ không còn đồng minh ngoại giao nào", People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, viết trong bài báo hôm qua. "Chỉ với cách tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau qua eo biển, Đài Loan mới có thể mở rộng 'không gian quốc tế' của mình. Nếu chính quyền bà Thái vẫn không chịu nhận thức điều này, sẽ chỉ có thêm 'các cuộc khủng hoảng ngoại giao'". Lời cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh Quần đảo Solomon trở thành quốc gia thứ 6 cắt quan hệ với Đài Loan từ khi bà Thái Anh Văn lên nắm quyền vào năm 2016. Sau quyết định cắt quan hệ hôm 16/9 của Quần đảo Solomon, cơ quan ngoại giao Đài Loan cũng tuyên bố chấm dứt quan hệ ngoại giao với nước này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm nay cho biết quyết định trên "chắc chắn mang lại cho Quần đảo Solomon cơ hội phát triển chưa từng có". Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và không được phép thiết lập quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào. Tuy nhiên, bà Thái phản đối chính sách Một Trung Quốc và Đài Loan hiện duy trì quan hệ với 16 quốc gia trên thế giới. Lãnh đạo Đài Loan cho rằng động thái của Quần đảo Solomon chứng tỏ Trung Quốc đang tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử tháng 1/2020 của hòn đảo. "Trung Quốc liên tục sử dụng áp lực tài chính và chính trị để kìm hãm không gian quốc tế của Đài Loan", bà Thái cho biết, nói thêm rằng điều này "gây tổn hại cho trật tự quốc tế".

Trong cuộc bầu cử đầu năm sau, bà Thái sẽ đối đầu với thị trưởng thành phố Cao Hùng Hàn Quốc Du, đại diện của đảng Quốc dân thân đại lục. Quyết định của Quần đảo Solomon được cho là sẽ gây thêm khó khăn cho nỗ lực tái đắc cử của bà.

Trung Quốc tăng tốc Vành đai Con đường (BRI) khi Pakistan lưỡng lự

Trung Quốc đang thương lượng với các chính trị gia và lãnh đạo bộ lạc của Balochistan, một tỉnh miền tây Pakistan, thúc đẩy tiến độ các dự án cơ sở hạ tầng của sáng kiến BRI trong khu vực vốn chững lại đáng kể từ khi chính phủ Islamabad mới nắm quyền vào tháng 8/2018. CPEC là tổ hợp Pakistan trong dự án tham vọng của Trung Quốc nhằm kết nối châu Âu và châu Phi thông qua mạng lưới đất liền và hàng hải, bao gồm các dự án trị giá 62 tỉ đô la phát triển các cảng, cơ sở hạ tầng, công nghiệp và sản xuất năng lượng ở Pakistan. Một phần quan trọng là phát triển cảng Gwadar, nằm trên Biển Ả Rập ở Balochistan. Đầu tháng Tám, một phái đoàn hơn 10 chính trị gia và lãnh đạo bộ lạc Balochistan thăm Trung Quốc theo lời mời của chính quyền Bắc Kinh. Phái đoàn bao gồm Amanullah Khan Yasinzai, thống đốc Balochistan, Tiến sĩ Malik Baloch, cựu thống đốc tỉnh, cũng như các lãnh đạo bộ lạc khác trước đây đã chỉ trích CPEC.

Trung Quốc xả kho 10.000 tấn thịt heo

Số heo đông lạnh được Trung Quốc xả ra đợt này để bình ổn thị trường khoảng 10.000 tấn, nguồn gốc chủ yếu từ Mỹ và Đan Mạch. Trung Quốc đã chính thức xả 10.000 tấn thịt heo từ kho dự trữ trung ương ngay trong tuần này, nhằm ổn định giá thịt đang tăng vọt và đối phó với cuộc khủng hoảng dịch tả heo châu Phi gây thiệt hại đến một phần ba đàn heo đất nước. Theo Trung tâm quản lý dự trữ hàng hóa Trung Quốc, lệnh xả kho được phát đi từ Bộ Thương mại và Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung Quốc. Thịt heo đông lạnh xả ra sẽ được bán đấu giá trực tuyến vào chiều thứ năm. Nguồn thịt được xả lần này nhập từ Mỹ, Anh, Đan Mạch, Đức, Pháp và Chile. Các nhà cung cấp chính bao gồm Smithfield, Clemens Food, Seaboard của Mỹ và Danish Crown (Đan Mạch).

Các công ty quan tâm đến buổi đấu giá trực tuyến cần phải đăng ký với Trung tâm và được Bộ Thương mại xem xét trước ngày thứ năm. Mỗi đơn vị chỉ có thể mua tối đa 300 tấn. Trung tâm quản lý dự trữ hàng hóa Trung Quốc là đơn vị nhà nước, chịu trách nhiệm lưu trữ và quản lý các hàng hoá mà Trung Quốc coi là quan trọng chiến lược, bao gồm thịt heo đông lạnh, heo sống, các loại thịt đông lạnh khác và đường. Sử dụng dự trữ của chính phủ không phải là cách duy nhất Trung Quốc đối phó với cuộc khủng hoảng thịt heo ngày càng tồi tệ. Nước này đã trợ giá khoảng 3,2 tỷ nhân dân tệ (452 triệu USD) cho các gia đình có thu nhập thấp, những người đang phải vật lộn để mua thịt heo với giá hiện tại. Chính quyền Trung Quốc cũng đã yêu cầu các địa phương cấp vốn cho các chương trình ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo, một cách để khuyến khích nông dân và nhà sản xuất nhân giống nhiều heo hơn.

Trấn an ‘con nợ 3 tỉ USD’ Maldives, Trung Quốc nói không giăng bẫy nợ

Trung Quốc nói với quốc đảo Maldives rằng họ không 'giăng bẫy nợ' nhằm gây ảnh hưởng địa chính trị, trong bối cảnh đảo quốc này đang nợ Bắc Kinh gần 3 tỉ USD.

Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đang tranh nhau mở rộng tầm ảnh hưởng đối với Maldives. Theo Reuters, Bắc Kinh đã đầu tư hàng triệu đô cho quốc đảo nằm tại Ấn Độ Dương này vào thời cựu tổng thống Maldives Abdulla Yameen, người có quan điểm thân Trung Quốc.

Số tiền đầu tư này được đổ vào Maldives thông qua Sáng kiến Vành đai - con đường, kế hoạch được tạo ra nhằm mở rộng hoạt động thương mại của Trung Quốc trên thế giới.

Đảng Dân chủ Maldives đã lên nắm quyền sau cuộc bầu cử hồi tháng 4. Đảng này lo ngại số nợ với Trung Quốc có thể nhấn chìm nền kinh tế của Maldives.

Trong cuộc gặp tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với người đồng cấp từ Maldives của mình, ông Abdulla Shahid, rằng mối quan hệ hợp tác giữa hai bên sẽ không bị ảnh hưởng vì việc thay đổi chính quyền, theo tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào cuối ngày 20-9. "Quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và Maldives là nhằm nâng cao đời sống của người dân Maldives, không đi kèm mưu đồ chính trị và không nhằm đạt được lợi ích địa chính trị", cơ quan này dẫn lại lời ông Vương. Ngoài ra, ông Vương còn cho biết thêm Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ Maldives mà không kèm theo bất cứ điều kiện tiên quyết nào về mặt chính trị, cũng như không can thiệp vào vấn đề nội bộ của quốc đảo này. "Hoàn toàn vô căn cứ khi nói rằng Maldives bị kẹt trong bẫy nợ của Trung Quốc", ông Vương nhấn mạnh.

Cũng theo thông cáo từ phía Trung Quốc, ông Shahid nói không quốc gia nào trên thế giới từng tỏ ra hào phóng giúp đỡ Maldives. Theo Reuters, ông này muốn nói đến các công trình cơ sở hạ tầng và "các khoản vay cùng viện trợ lớn". Các quốc gia phương Tây từ lâu cáo buộc Trung Quốc cố tình đẩy các quốc gia đang phát triển, yếu thế hơn vào những bẫy nợ không bền vững, không có khả năng thanh toán được. Những nước này cho rằng đây là cách Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng chính trị của mình. Đáp lại, Trung Quốc tuyên bố các khoản cho vay của họ là cần thiết và luôn được chào đón.

Dân Trung Quốc đổ xô chi tiền tỉ mua căn hộ siêu sang ở Singapore

Những căn hộ siêu cao cấp, trị giá ít nhất 10 triệu đôla Singapore (7,3 triệu USD) tiếp tục là mặt hàng bán chạy ở Singapore năm thứ 11 liên tiếp. Khách hàng chủ yếu là người Trung Quốc.

Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ Công ty nghiên cứu và tư vấn tài sản OrangeTee & Tie cho biết kết quả này là do nhu cầu mua tăng từ các triệu phú đôla Trung Quốc, những người muốn tìm một chốn đầu tư an toàn cho tài sản của mình. Theo đó, sự ổn định của đảo quốc Singapore từ lâu là yếu tố hấp dẫn giới siêu giàu. Trong 8 tháng đầu năm năm 2019, có 68 căn hộ siêu sang với giá từ 10 triệu đôla Singapore trở lên được bán ra, lượng bán ra cao nhất kể từ năm 2008 đến nay. Doanh số bán ra của riêng 8 tháng năm 2019 cũng cao hơn so với doanh số của toàn năm của các năm từ 2011 đến 2018.

Theo chuyên gia của OrangeTee: "Chúng tôi thấy có nhiều người mua nước ngoài, chủ yếu đến từ Trung Quốc đại lục. Một số người đầu tư vào bất động sản ở Singapore như một giải pháp thay thế cho đầu tư ở Hong Kong trong khi những người khác chuyển tiền khỏi Trung Quốc do đồng nhân dân tệ mất giá trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ".

Ở phân khúc thấp hơn, theo số liệu công bố ngày 19-9, trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, ở các quận "sang", người Trung Quốc đã mua 76 căn hộ trị giá hơn 5 triệu đôla Singapore. Trong khi đó, người Singapore mua 75 căn.

Năm ngoái, trong nỗ lực để làm nguội bớt thị trường bất động sản, Singapore buộc người mua nhà người nước ngoài phải đóng 20% tiền thuế thay vì mức 15% trước đây.

Tuy nhiên, thị trường vẫn chứng kiến một nguồn tiền lớn đổ vào các căn hộ, chủ yếu vì quan niệm cho rằng đầu tư vào bất động sản ổn định hơn vào các hình thức khác. Nhà đầu tư cũng yên tâm rằng khi họ đầu tư ở Singapore vì tin rằng giá trị đồng tiền sẽ không mất giá nhanh chóng.

TRIỀU TIÊN

Kim Jong Un mời Tổng thống Trump tới thăm Bình Nhưỡng

Hôm 16/9, tờ Joongang Ilbo của Hàn Quốc trích dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un mời Tổng thống Mỹ Donald Trump thăm Bình Nhưỡng trong một lá thư hồi tháng Tám, giữa bối cảnh đàm phán phi hạt nhân đình trệ. Trong thư, Kim nói sẵn sàng cho cuộc gặp thượng đỉnh lần ba, và mời ông Trump thăm thủ đô Bắc Hàn..Theo Reuters, ngày 9/8, Tổng thống Trump nói, ông nhận được một “bức thư rất đẹp” từ Kim. Nhưng các quan chức Mỹ không tiết lộ về bức thư thứ hai trong tháng Tám.

Tổng thống Trump và Kim Jong Un đã gặp nhau ba lần kể từ tháng Sáu năm ngoái để thảo luận cách giải quyết cuộc khủng hoảng đối với các chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên, nhưng chưa thực sự đạt bước tiến lớn.

Tàu cá Triều Tiên bị tố tấn công lính biên phòng Nga

Đội thuyền viên của một tàu Triều Tiên đã tấn công lực lượng biên phòng Nga khi lực lượng này cố ngăn chặn họ đánh bắt trái phép, theo Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) hôm nay 17.9.

Đài RT dẫn thông báo từ FSB cho hay hai tàu cá Triều Tiên và 11 xuồng máy bị phát hiện đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Nga ở vùng biển nằm giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản ngày 17.9. Do đó, lực lượng biên phòng Nga đã bắt giữ một tàu cá cùng 21 thuyền viên trên tàu và điều một đội đến chiếc tàu thứ 2 lớn hơn, chở 45 thuyền viên.

Tuy nhiên, chiếc tàu thứ 2 bất ngờ tấn công dẫn tới đụng độ, khiến 3 lính biên phòng Nga bị thương. Sau đó, chiếc tàu này cũng bị bắt giữ. Phía Triều Tiên chưa có phản ứng.

Triều Tiên tiếp tục chế tạo vũ khí hạt nhân?

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương David Stilwell cho rằng CHDCND Triều Tiên vẫn tiếp tục chế tạo vũ khí hạt nhân, trong lúc hai bên sắp nối lại đàm phán phi hạt nhân hóa.

Trước đó, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) cho hay lò phản ứng sản xuất plutonium chính của Triều Tiên đã được đóng trong một thời gian đủ để cơ sở này có thể được nạp nhiên liệu trở lại. Lò phản ứng 5 megawatt này, thuộc cơ sở hạt nhân Yongbyon, không có dấu hiệu hoạt động từ đầu tháng 12.2018, “đủ để xả nhiên liệu và sau đó được nạp trở lại”, theo IAEA.

Triều Tiên có thể sản xuất đủ lượng plutonium cho một quả bom hạt nhân bằng cách tái chế hàng ngàn thanh nhiên liệu đã qua sử dụng được lấy ra từ lò phản ứng nói trên sau khoảng một năm vận hành. Ông Stilwell nhấn mạnh rằng chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump là “phi hạt nhân hóa đầy đủ, được xác minh” đối với Triều Tiên và sẽ tiếp tục chiến dịch “gây sức ép tối đa” lên Bình Nhưỡng bằng lệnh cấm vận.

Ông Stilwell đưa ra tuyên bố trên sau khi hãng thông tấn KCNA 16.9 dẫn lời một quan chức cấp cao thuộc cơ quan phụ trách về Mỹ cho biết đối thoại cấp chuyên viên giữa hai bên sẽ diễn ra “trong vài tuần tới”, đồng thời nhấn mạnh tùy thuộc vào Washington muốn xem đó là cơ hội hay “dịp để khủng hoảng đến sớm”.

NHẬT BẢN

Nhật lập cơ sở dữ liệu để tăng cường giám sát các đảo hẻo lánh

Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch lập cơ sở dữ liệu để tăng cường các đảo hẻo lánh vạch rõ lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này.

Cụ thể, cơ sở dữ liệu sẽ liệt kê thông tin về những đảo hẻo lánh như trên cùng với dữ liệu hình ảnh chụp từ vệ tinh, hình ảnh chụp từ trên không và kết quả điều tra thực địa, theo nhiều nguồn tin tiết lộ với Kyodo News hôm 16.9.

Văn phòng Nội các và Lực lượng tuần duyên Nhật (JCG) sẽ dẫn đầu trong việc tổng hợp thông tin từ các bộ và cơ quan, dự kiến bắt đầu trước tháng 4.2020.

Kế hoạch mới nhằm giải quyết nỗi sợ rằng lãnh hải Nhật có thể thu hẹp nếu những đảo như trên chìm dưới bề mặt đại dương do xói mòn và cũng nhằm hỗ trợ phát hiện những thay đổi về các điều kiện để giới chức có thể thực hiện những hành động nhanh chóng ngăn chặn nguy cơ mất đảo.

Hồi năm ngoái, giới chức nhận báo cáo Esanbe Hanakita Kojima, một đảo không người ở tọa lạc cách bờ biển tỉnh Hokkaido khoảng 500 m, có thể đã biến mất, buộc JCG tiến hành một cuộc điều tra.

Ngoài ra, tàu Trung Quốc không ít lần xuất hiện trong vùng biển xung quanh đảo Okinotori, một rạn san hô vòng được Nhật xem là điểm cơ sở cho EEZ của nước này. Trung Quốc lập luận đảo Okinotori là “đá” và bác bỏ tuyên bố của Nhật đó là điểm cơ sở cho EEZ.

HÀN QUỐC

Hàn Quốc phát triển vũ khí tiêu diệt UAV do thám

Hệ thống phát hiện và tiêu diệt UAV có thể còn được phát triển thêm khả năng ngăn chặn chiến đấu cơ và vệ tinh ở cự li gần.

Hãng Reuters ngày 17.9 đưa tin Hàn Quốc sắp đầu tư 88 tỉ won (1.716 tỉ đồng) để phát triển hệ thống vũ khí có thể phát hiện và tấn công các thiết bị bay không người lái (UAV), sau các vụ UAV của CHDCND Triều Tiên xâm nhập. Hệ thống mới có tên là Block-I sẽ được chế tạo trước năm 2023 có thể tiêu diệt UAV và các máy bay bằng cách khóa những sợi quang học vô hình lên mục tiêu ở cự li gần, theo Cơ quan quản lý Chương trình mua sắm quốc phòng (DAPA).

Theo giới chức Hàn Quốc, một UAV của Triều Tiên bị phát hiện xâm nhập vào phía Hàn Quốc tại khu phi quân sự liên Triều vào năm 2017, được trang bị camera và chứa khoảng 550 ảnh của một hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ. Trước đó vào năm 2014, một UAV khác của Triều Tiên bị rơi trên đường trở về sau sứ mệnh do thám trong đó có việc bay qua Nhà Xanh và chụp ảnh, theo quân đội Hàn Quốc.

Hàn Quốc bỏ ưu đãi thương mại với Nhật

Hôm thứ Tư, Hàn Quốc đã phê duyệt kế hoạch loại bỏ Nhật Bản khỏi danh sách trắng.

Theo tuyên bố của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, quyết định sẽ có hiệu lực từ hôm nay. Quy định mới sẽ kéo dài quy trình xin giấy phép và các giấy tờ bổ sung đối với các mặt hàng xuất khẩu liên quan tới sản xuất vũ khí của Hàn Quốc sang Nhật Bản. Tuyên bố ghi rõ “Mục đích của quy định thương mại sửa đổi là nhằm cải thiện hệ thống kiểm soát xuất khẩu của Hàn Quốc, không phải trả đũa Nhật Bản”. 

AFGANISTAN

Đánh bom khu vực vận động tranh cử tổng thống Afghanistan, 24 người thiệt mạng

Ngày 17.9, ít nhất 24 người thiệt mạng sau vụ đánh bom liều chết nhắm vào địa điểm tổ chức mít tinh vận động tranh cử của đương kim Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani tại thành phố Charikar, tỉnh Parwan. Giám đốc bệnh viện tỉnh Parwan, bác sĩ Abdul Qasim Sangin cho AFP biết ngoài ra còn có 32 người bị thương và số nạn nhân thiệt mạng bao gồm phụ nữ, trẻ em.

Người phát ngôn Bộ Nội vụ Nasrat Rahimi cho hay kẻ đánh bom liều chết được nhìn thấy chạy xe máy và kích thuốc nổ ngay tại chốt điểm kiểm tra an ninh ở trường đào tạo cảnh sát thành phố Charikar, nơi tổ chức mít tinh. Tuy nhiên, Tổng thống Ghani không bị thương.

Cùng ngày còn có một vụ đánh bom liều chết làm rung chuyển thủ đô Kabul, gần Đại sứ quán Mỹ.

Lực lượng Taliban đã lên tiếng nhận trách nhiệm. Vụ đánh bom xảy ra sau khi Tổng thống Donald Trump hồi tuần rồi tuyên bố hủy hòa đàm mật với Taliban nhằm ký kết thỏa thuận ngừng bắn để rút lính Mỹ khỏi cuộc chiến kéo dài kể từ năm 2001.

Tổng thống Trump tuyên bố tiến trình đàm phán hòa bình với Taliban chấm hết vì lực lượng này tiến hàng loạt vụ tấn công, khiến ít nhất 1 binh sĩ Mỹ thiệt mạng. Sau đó, Taliban đe dọa sẽ có thêm hàng loạt đợt tấn công và nhiều binh sĩ Mỹ phải bỏ mạng. Chính phủ Afghanistan lo ngại các điểm bỏ phiếu và cuộc mít tính vận động tranh cử sẽ trở thành mục tiêu tấn công trước và trong cuộc bầu cử Tổng thống vào ngày 28.9 tới.

PAKISTAN

Pakistan không cho thủ tướng Ấn Độ bay qua không phận

Pakistan từ chối cho máy bay của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đi qua không phận trong bối cảnh căng thẳng song phương gia tăng.

Ngoại trưởng Pakistan Shah Mehmood Qureshi cho biết Ấn Độ đã xin phép nước láng giềng mở không phận cho máy bay chở Thủ tướng Modi đi qua trên đường đến Đức vào ngày 20.9 và trở về 8 ngày sau đó. Tuy nhiên, Islamabad đã từ chối vì “hành vi” gần đây của New Delhi.

Hồi đầu tháng, Pakistan cũng không cho chuyên cơ chở Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind bay qua không phận.

Hồi tháng 2, Pakistan đóng cửa không phận đối với máy bay đến và đi từ Ấn Độ sau vụ không chiến giữa không quân 2 nước. Trước đó, Ấn Độ không kích một khu vực trong lãnh thổ Pakistan để đáp trả vụ đánh bom tự sát ở Kashmir khiến hàng chục binh lính thiệt mạng mà Delhi tố cáo do phiến quân vũ trang từ Pakistan tiến hành.

Căng thẳng dâng cao từ đầu tháng 8 sau khi chính phủ Ấn Độ thực thi sắc lệnh về việc hủy quy chế tự trị đặc biệt đối với khu vực kiểm soát tại Kashmir. Động thái này đồng nghĩa với việc bang Jammu và Kashmir bị tách thành 2 khu vực khác nhau để chính quyền trung ương quản lý trực tiếp, theo Reuters. Ngoài ra, Ấn Độ còn siết chặt lệnh giới nghiêm tại khu vực do nước này kiểm soát ở Kashmir nhằm ngăn chặn bất ổn sau một số cuộc biểu tình nhỏ lẻ nhằm phản đối việc bị hủy quyền tự trị.

Pakistan trước đó cực lực phản đối quyết định của Ấn Độ và vào đã trục xuất đại sứ Ấn Độ về nước đồng thời ngưng hợp tác thương mại song phương.

TÂY BAN NHA 

Tây Ban Nha lại bầu Quốc Hội trước thời hạn

17/09/2019, thủ tướng Tây Ban Nha, Pedro Sanchez thông báo sẽ tổ chức một cuộc bầu cử Quốc Hội mới vào ngày 10/11 tới đây. Thông báo trên được đưa ra sau khi quốc vương Felipe VI tiếp xúc với lãnh đạo các đảng phái, và không ai tập hợp đủ đa số ở Quốc Hội hiện thời để thành lập chính phủ. Chính trường Tây Ban Nha đã lâm vào bế tắc từ khi đảng Xã Hội Tây Ban Nha PSOE về đầu trong cuộc bầu cử Quốc Hội tháng Tư vừa qua, nhưng không tập hợp đủ đa số để thành lập chính phủ trong một nghị viện xé nhỏ và đảng cực hữu đã giành được ghế dân biểu. Lãnh đạo đảng Xã Hội Pedro Sanchez đã thất bại trong 2 lần vận động để được Quốc Hội tín nhiệm.

Vào hôm qua, ông giải thích với báo chí: "Không có đa số nào ở Quốc Hội có thể bảo đảm việc thành lập một chính phủ, vì thế chúng ta phải tổ chức lại bầu cử vào ngày 10 tháng 11 này."

VENEZUELA

Venezuela phóng thích thủ lĩnh đối lập

Thứ Ba (17/8), chính quyền Venezuela đã trả tự do cho nhà lập pháp đối lập Edgar Zambrano sau bốn tháng giam giữ vì tội phản quốc. Các đồng minh của ông nói rằng, thủ lĩnh Zambrano được thả là nhờ sức ép của công chúng chứ không phải là dấu hiệu thiện chí của Tổng thống Nicolas Maduro.

Trong một tuyên bố, Tòa án Tối cao yêu cầu trả tự do cho Edgar Zambrano ngay lập tức, nhưng lưu ý rằng vụ án của ông vẫn chưa kết thúc. Ông Zambrano cần phải báo cáo với thẩm phán sau mỗi 30 ngày và không được phép rời khỏi đất nước. Ông Zambrano nói với các phóng viên khi được thả “Tôi đã cố gắng thoát khỏi tình thế mà tôi hy vọng rằng tất cả các tù nhân chính trị đều có thể được như vậy”. Edgar Zambrano bị lực lượng tình báo của chính phủ bắt giữ hồi tháng 5 do ủng hộ kế hoạch đảo chính bất thành diễn ra ngày 30/4 do thủ lĩnh phe đối lập Juan Guaido thực hiện.

Theo một báo cáo vào tháng 7 của bà Michelle Bachelet, Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc, gần 800 người đã bị bắt giữ tùy tiện ở Venezuela kể từ ngày 31/5.

Venezuela kêu gọi Mỹ khôi phục quan hệ ngoại giao

Sau khi đạt được thỏa thuận tiến tới đàm phán với một số đảng đối lập nhỏ, chính quyền Venezuela kêu gọi Washington khôi phục quan hệ ngoại giao với Caracas.

Chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ sau khi Washington công nhận thủ lĩnh đối lập Juan Guaido làm tổng thống lâm thời hôm 23.1.

Phát biểu với giới phóng viên tại Caracas hôm 18.9 (giờ địa phương), Phó Tổng thống Venezuela Delcy Rodriguez nhấn mạnh rằng sau khi không hạ bệ được Tổng thống Maduro, Washington chỉ còn con đường duy nhất là "đàm phán và liên lạc ngoại giao” với Caracas.

Trong thời gian qua, Washington áp đặt nhiều lệnh cấm vận nhắm vào ngành dầu khí Venezuela và chính quyền Tổng thống Maduro. Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Maduro hồi tháng trước cho hay quan chức hai bên đã có cuộc đàm phán.

Ông Rodriguez đưa ra lời kêu gọi trên sau khi một nhóm của các đảng đối lập nhỏ ở Venezuela hôm 16.9 đạt thỏa thuận tiến tới đàm phán với chính quyền Tổng thống Maduro mà không có sự tham gia của thủ lĩnh đối lập Guaido. Thỏa thuận mới đánh dấu sự chia rẽ rõ ràng đầu tiên của phe đối lập chống ông Maduro.

Trước đó một ngày, ông Guaido khẳng định đã chấm dứt theo đuổi cuộc đàm phán giữa phe đối lập với chính quyền Tổng thống Maduro do Na Uy làm trung gian. Ông cáo buộc phe ông Maduro “ngăn chặn một giải pháp chính trị” cho cuộc khủng hoảng hiện nay bằng cách từ chối thảo luận và nhất trí về “một đề nghị nhạy cảm”.

Ecuador: Điều tra vụ lộ thông tin của toàn dân

Ecuador hôm 17/09/2019 mở điều tra về vụ dữ liệu cá nhân của hầu như toàn bộ dân số của nước này bị công khai trên internet. Công ty an ninh mạng vpnMentor phát hiện trên một cloud không được bảo vệ : tên tuổi, dữ liệu tài chính, các mối liên lạc…của 17,3 triệu dân Ecuador, trong đó có 6,7 triệu trẻ em. Đội ngũ can thiệp khẩn cấp đã khóa ngõ truy cập này.

Cuba: Báo giới yêu cầu chấm dứt đàn áp

Hơn 50 nhà báo, blogger, các nhà đấu tranh cho tự do báo chí, đã ký một lá thư ngỏ tố cáo các hành vi như bắt giam tùy tiện, khám xét nhà, tịch thu thiết bị, cho cảnh sát chặn ngay trước cửa nhà, cấm xuất cảnh…Các tác giả yêu cầu chính quyền chấm dứt "đàn áp" và "sách nhiễu" những người thực hiện "quyền tự do báo chí và ngôn luận" ở Cuba. Phóng Viên Không Biên Giới RSF đã xếp Cuba vào hạng 169/180 trong bản xếp hạng tự do báo chí năm 2019.

PHILIPPINES

Philippines bắt thêm hơn 300 người Trung Quốc

Cục Di trú Philippines, với sự hỗ trợ của quân đội, bắt 324 công dân Trung Quốc hôm 16/9 với cáo buộc tấn công mạng. Các công dân Trung Quốc bị bắt tại thành phố Puerto Princesa trên đảo Palawan trong cuộc đột kích hôm 16/9. "Những người nước ngoài bị bao vây tại 8 khách sạn và các cơ sở, nơi họ bị phát hiện tiến hành các hoạt động trái phép", thông cáo báo chí của Cục Di trú Philippines viết.

Ủy viên Cục Di trú Jaime Morente cho hay hầu hết người bị giam dường như không có giấy tờ và sẽ phải thực hiện các thủ tục trục xuất. Morente nói thêm rằng cơ quan của ông sẽ tiếp tục tìm kiếm người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là những người tham gia vào "các hoạt động trò chơi trực tuyến trái phép, lừa đảo qua mạng và lừa đảo đầu tư, nhắm tới những nạn nhân thiếu đề phòng và chủ yếu ở nước ngoài".

Trước đó, giới chức cho biết cảnh sát Philippines hôm 11/9 bắt 4 nghi phạm Trung Quốc liên quan đến vụ lừa đảo 100 triệu nhân dân tệ (14 triệu USD), dẫn tới việc tình cờ bắt thêm 273 người thực hiện các hoạt động trực tuyến bất hợp pháp. Các cuộc đột kích hôm 16/9 bắt nguồn từ những báo cáo của quan chức địa phương về sự hiện diện của những người Trung Quốc lao động trái phép tại Puerto Princesa, Fortunato Manahan, người đứng đầu bộ phận tình báo của Cục Di trú Philippines, cho biết trong một thông báo. Số du khách và người lao động Trung Quốc tại Philippines tăng đột biến kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền hồi năm 2016 và thiết lập mối quan hệ nồng ấm với Bắc Kinh. Giới chức Philippines nghi ngờ nhiều người trong số họ đang làm việc bất hợp pháp trong ngành công nghiệp cờ bạc trực tuyến. 

Philippines tố Trung Quốc dùng tàu cá giám sát, kiểm soát Biển Đông

Bộ Quốc phòng Philippines vừa đưa ra báo cáo mới cảnh báo tàu cá Trung Quốc không chỉ đơn thuần đánh bắt ở Biển Đông mà còn phục vụ cho mưu đồ kiểm soát vùng biển này của Bắc Kinh.

“Rõ ràng, Trung Quốc đang tận dụng các tàu cá để tiến hành một cách kín đáo những hoạt động tìm kiếm, cứu hộ và giám sát, cũng như hỗ trợ cho các cơ quan thực thi pháp luật (Trung Quốc)”. “Rất có khả năng Bắc Kinh sẽ tiếp tục triển khai những tàu này... cho chiến thuật di chuyển thành nhóm và đâm tàu của bên tranh chấp khác ở khu vực, giúp Trung Quốc đạt lợi thế trong khu vực mà không phải gây căng thẳng"- trang tin Rappler mới đây trích dẫn nội dung báo cáo do Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Cardozo Luna ký.

Cũng theo báo cáo, nhiều tàu cá Trung Quốc “bị nghi là tàu dân quân biển Trung Quốc” thường xuyên bị phát hiện “đang cung cấp hỗ trợ cho những hoạt động của hải quân và hải cảnh Trung Quốc” ở Biển Đông. Có tổng cộng 322 tàu cá Trung Quốc như thế xuất hiện ở Biển Đông trong 6 tháng đầu của năm 2019, theo tài liệu. Trong số đó có 300 chiếc hoạt động gần đảo Thị Tứ, nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, nhưng đang bị Philippines kiểm soát.

Malaysia kêu gọi phi quân sự hóa Biển Đông

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad vừa đề nghị phi quân sự hóa Biển Đông và biến vùng biển này thành khu vực hòa bình, hữu nghị và thương mại.

Lời kêu gọi trên nằm trong tài liệu “khung hướng dẫn” mới cho chính sách ngoại giao của Malaysia được ông Mohamad công bố hôm 18.9, theo tờ South China Morning Post.

Về cơ bản, Biển Đông nên là vùng biển của sự hợp tác, kết nối và xây dựng cộng đồng, không có sự đối đầu hay xung đột. Điều này phù hợp với tinh thần về Vùng Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN).

Malaysia sẽ tích cực xúc tiến tầm nhìn này ở ASEAN”, tài liệu dài 180 trang có đoạn.

Thỏa thuận ZOPFAN nhằm “giữ Đông Nam Á không bị các nước bên ngoài can thiệp dưới bất kỳ hình thức hay tính chất nào” đã được Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore ký vào năm 1971.

Nghị sĩ Thái Lan kêu gọi thủ tướng từ chức

AFP ngày 19.9 đưa tin các nghị sĩ đối lập Thái Lan đã yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức, vì bỏ qua lời thề bảo vệ và tuân thủ hiến pháp trong lễ tuyên thệ nhậm chức hồi tháng trước. Các nghị sĩ nói rằng đọc thiếu lời tuyên thệ cho thấy thủ tướng “xem thường hiến pháp”.

Ông Piyabutr Saengkanokkul, Tổng thư ký của đảng Hướng tới tương lai, cho rằng: “Việc ông Prayuth không đọc đủ lời tuyên thệ khiến công chúng nghi ngờ liệu ông ấy có bảo vệ và tuân thủ hiến pháp hay không”. Hành động trên cũng có nghĩa là ngài thủ tướng “có thể nghĩ đến việc tiến hành một cuộc đảo chính khác”, lãnh đạo đảng Tự do Thái Lan Sereepisuth Temeeyaves nhấn mạnh.

Đáp lại, Thủ tướng Prayuth khẳng định luôn “tôn trọng mọi quy tắc trong hiến pháp”.

Campuchia sẽ giới hạn phí tuyển dụng lao động

Reuters ngày 19.9 đưa tin quan chức ngoại giao Campuchia Horn Usaphea vừa tiết lộ chính phủ nước này có kế hoạch đặt giới hạn mức thu phí của cơ quan tuyển dụng đối với công dân đi làm việc ở nước ngoài.

Mục tiêu hướng đến là thu phí “0 đồng”, nhằm ngăn chặn tình trạng người dân Campuchia đi xuất khẩu lao động chui để tránh phí quá cao.

Theo nhóm ủng hộ lao động Mekong Migration Network, những người Campuchia đi xuất khẩu lao động sang Thái Lan qua các kênh chính thức trả phí khoảng 650 USD (hơn 15 triệu đồng) cho công ty tuyển dụng, trong khi những người tìm cách đi qua biên giới chỉ tốn 30 USD.

Các nhà hoạt động ước tính có hơn 2 triệu người Campuchia đang sống và làm việc ở nước ngoài, với phần lớn ở Thái Lan, nơi có hàng trăm ngàn lao động nhập cư không có giấy tờ hợp lệ vì không thể đóng phí cao nên có nguy cơ bị bạo hành.

F-16 Bỉ ngăn chặn 4 chiến đấu cơ Nga ở Baltic

Không quân Bỉ thông báo đã ngăn chặn 2 oanh tạc cơ chiến lược và 2 tiêm kích của Nga tại biển Baltic ngày 17.9. Theo thông báo trên Twitter, không quân Bỉ nói rằng 2 tiêm kích F-16 trong lúc thực hiện nhiệm vụ cho NATO đã ngăn chặn 2 oanh tạc cơ chiến lược Tu-160 của Nga, được 2 tiêm kích Su-27 yểm trợ tại biển Baltic.

Không quân Bỉ bắt đầu sứ mệnh tuần tra tại biển Baltic từ ngày 3.9 thay thế cho đồng minh NATO là Hungary. Bộ Quốc phòng Bỉ thông báo đã triển khai 4 chiếc F-16 và ít nhất 60 binh sĩ đến đóng quân tại căn cứ không quân Siauliai ở Lithuania cho nhiệm vụ bảo vệ không phận Baltic. Vụ ngăn chặn ngày 17.9 cũng là lần đầu tiên Bỉ đối diện với sự xâm nhập của máy bay lạ từ khi nhận nhiệm vụ.

Trước đó, máy bay Nga bị cho là đã nhiều lần tiếp cận không phận NATO kể từ đầu năm. Hồi tháng 6, máy bay không quân Anh 2 lần ngăn chặn máy bay của Nga ở Baltic.

Các nước NATO thay phiên nhau thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ bảo vệ vùng không phận cho 3 nước thành viên ở Baltic gồm Estonia, Latvia và Lithuania vì các nước này không đủ khả năng.

Cảnh sát Pháp bắt hơn 100 người biểu tình tại Paris

Cảnh sát Pháp ngày 21.9 bắt giữ hơn 100 người và dùng lựu đạn hơi cay giải tán nhóm người biểu tình trái phép tại thủ đô Paris.

Theo Reuters, hàng trăm người thuộc phong trào áo phản quang vàng tập trung ở trung tâm Paris ngày 21.9 nhằm phản đối chính quyền.

Khoảng 7.500 cảnh sát đã được triển khai để ngăn chặn tình trạng bạo lực và để phòng người biểu tình trà trộn vào các cuộc tuần hành chống biến đổi khí hậu đã được cấp phép.

Cuộc biểu tình ngày 21.9 cũng diễn ra trùng với Ngày Di sản châu Âu, trong đó các tòa nhà, công trình kiến trúc biểu tượng được mở cửa để đón người tham quan.

Do lo ngại những thành phần quá khích gây rối nên một số địa điểm như Khải hoàn môn ở đại lộ Champs-Elysees không đón khách tham quan, trong khi Điện Elysee yêu cầu khách tham quan phải đăng ký trước.

Tính đến trưa 21.9, cảnh sát bắt giữ hơn 100 người và dùng lựu đạn cay giải tán đám đông có ý định tụ tập tại khu thương mại ở đại lộ Champs-Elysees.

Phong trào biểu tình áo phản quang vàng nổ ra từ tháng 11.2018, ban đầu nhằm phản đối việc tăng thuế nhiên liệu nhưng sau đó đưa ra thêm nhiều yêu sách khác.

Bạo lực dữ dội xảy ra trong thời gian đầu nhưng phong trào sau đó dần hạ nhiệt sau khi chính quyền
đáp ứng một số yêu sách và siết chặt an ninh, cấm biểu tình tại nhiều khu vực trong thành phố.

Tổng thống Emmanuel Macron trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Time mới đây cho biết cuộc biểu tình đã mang đến những ảnh hưởng tích cực cho cá nhân ông, giúp ông lắng nghe và giao tiếp tốt hơn với người dân.

Thổ Nhĩ Kỳ hé lộ thời điểm kích hoạt S-400 mua từ Nga

Thứ trưởng Công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismail Demir ngày 20.9 cho hay những hệ thống tên lửa phòng không S-400 đầu tiên nước này mua từ Nga sẽ được triển khai vào tháng 12.

Hồi tháng trước, ông Yan Novikov, tổng giám đốc công ty quốc phòng Nga Kontsern Pvo Almaz-Antei, cho hay việc huấn luyện quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vận hành hệ thống S-400 đầu tiên dự kiến bắt đầu từ ngày 1.9.2019 và kéo dài đến ngày 2.1.2020.

Theo Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, đến ngày 15.9, Nga đã hoàn tất việc chuyển giao hệ thống tên lửa
phòng không S-400 thứ hai cho chính quyền Ankara. Trước đó, lô S-400 đầu tiên đã được đưa đến Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 7. Mới đây, Đài CNN dẫn lời Ngoại trưởng Mevlut Cavusglu khẳng định Ankara sẽ đưa S-400 vào sử dụng bất chấp mọi phản đối của Mỹ. Trước đó, Mỹ đã loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình sản xuất tiêm kích tàng hình F-35 sau khi Ankara nhận S-400.

S-400 được Nga đưa vào sử dụng từ năm 2007, có thể tiêu diệt máy bay, tên lửa và máy bay không người lái của đối phương. S-400 có thể phóng 3 loại tên lửa với những khả năng khác nhau, có thể bay ở tốc độ siêu thanh lẫn bội siêu thanh và tiêu diệt các mục tiêu ở khoảng cách xa tối đa 400 km.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo