Tương quan giữa các lực lượng tàu ngầm trong vùng châu Á Thái Bình Dương - Dân Làm Báo

Tương quan giữa các lực lượng tàu ngầm trong vùng châu Á Thái Bình Dương

Thành Đỗ (Danlambao) - Châu Á ngày nay đã trở thành một vùng kinh tế quan trọng vào bậc nhất trên thế giới, sự cân bằng quyền lực ở Á châu cũng biến động không ngừng và nước Pháp phải uyển chuyển và thích hợp, thay gì phản kháng và áp đặt (theo nhận xét chuyên gia QP Pháp).

Trong một bài viết mới đây, ông Antoine Bondaz, một chuyên gia về quân sự châu Á thái bình Dương của viện nghiên cứu chiến lược Pháp tại Paris đã đưa ra bình luận như sau: “Châu Á TBD đã trở thành đầu tàu về kinh tế thế giới, với 27% GDP thế giới trong năm 2012 đã lên đến 31% trong năm 2017 và Âu châu chỉ còn 12%. Riêng Trung cộng thôi đã chiếm một nữa GDP của cả châu Á và như thế Trung cộng đã trở thành một yếu tố quan trọng không thể tránh.” 

Á châu TBD hôm nay hơn bao giờ hết đã trở nên nóng lên như Âu châu ở thế kỷ trước với nhiều xu hướng dân tộc chủ nghĩa, sự khác biệt về nhận thức về chủ quyền quốc gia càng làm căng thẳng các quan hệ đa chiều của các quốc gia trong vùng và cả các quốc gia ngoài vùng. 

Được ước lượng là có hơn 300 tỷ $US thiết bị quân sự được các nước trang bị cho quân đội của họ trong năm 2017 và Á châu cũng đã chính thức qua mặt Âu châu về tổng số chung về trang bị quốc phòng. 

Tại Á châu, thì Ấn Độ hiện đã đứng vào hàng thứ 5 sau Mỹ, Trung quốc, Arab Saoudite, Nga và tiếp theo là Nhật cũng đã tăng tổng chi phí quốc phòng lên ngoài 42 tỷ $US cho năm 2018. 

Trung quốc đã đứng đầu Á châu với các thiết bị ngầm, đủ loại, kể cả thiết bị không người lái, Hải quân Trung cộng có khoảng 57 tàu ngầm Diesel class Song, 6 tàu ngầm nguyên tử tấn công, 3 chiếc mang đầu đạn nguyên tử (Launch ballistic missile), tổng công là 66 chiếc ngầm + một hàng không mẫu hạm, nay vừa có thêm chiếc thứ hai, Sơn Đông, chạy bằng Diesel. 

Ấn Độ, hai hàng không mẫu hạm mua từ Liên Xô cũ, loại INS Vikramadity... Lực lượng ngầm thì bắt đầu đi vào hoạt động với 6 chiếc class Scorpène do Pháp đóng và khá khiêm tốn so với Trung cộng. Một câu chuyện khá vui với lực lượng ngầm Ấn Độ là chiếc L'Arihant, một chiếc tàu ngầm nguyên tử Ấn đã lặn với một cánh cửa quên đóng làm ngập hệ thống nguyên tử và con tàu phải sửa chữa hơn 10 tháng. Chiếc Arihant gặp nạn sau khi chiếc Chakra, một tàu ngầm nguyên tử khác mướn của Nga gãy bể hệ thống sonar khi vào quân cảng Visakhapatnam (Edition du soir). 

Từ 2012, Nhật bị buộc hiện đại hóa dưới áp lực của Trung cộng về chủ quyền trên các đảo hoang không người ở như đảo Sensaku, phía tây đảo Okinawa, nghĩa là nằm gần Đài Loan và cạnh sườn Trung hoa lục địa. Nhật đã cũng cố ưu tiên cho các phương tiện tạo sức mạnh để bảo vệ các hải đảo xa xôi tại biển Hoa Đông sau khi tổng thống thứ 45 của Mỹ đã gở bỏ các cấm vận cuối cùng về vũ khí đối với Nhật. Mới đây, với chương trình biến cải tàu khu trục hạm IZUMO thành trực thăng mẫu hạm và có thể tiếp nhận những chiến đấu cơ loại Verticale take-off lightning II F35B của Locked Martin, Nhật đang và sẽ trở thành một sức mạnh hải quân vào bậc nhất tại châu Á Thái Bình Dương. Ngoài ra, Nhật đã hiện đại hóa lực lượng ngầm class Soryu, 9 chiếc và đang tiếp tục đóng 4 chiếc. Bên cạnh đó, các ngầm class Oyashio, hiện có khoảng 11 chiếc vẫn còn trong biên chế. Một lực lượng tổng cộng khoảng 20 chiếc, đáng làm cho người Trung quốc nể mặt. 

Cuộc chạy đua về vũ khí không tiền khoáng hậu đang càng lúc càng kéo theo một loạt các quốc gia lân cận như Mã Lai, Indonesia, Việt Nam. 

Những nước như Brunei, dưới sự bảo trợ của Hải quân Hoàng gia Anh và Philippines dưới chiếc dù bảo vệ của Mỹ thì hải quân của hai nước này không đáng kể lắm. Với Malaysia thì Pháp cũng đã đạt được một số thỏa thuận đáng kể về trang bị tàu ngầm cho Malyasia, nhiều chiếc class Scorpène đã được chuyển giao cho hải quân Mã Lai. 

Về Úc thì mới đây thôi, Trung quốc có vẻ hài lòng khi Úc ký với Pháp (thay vì Nhật) để trang bị cho hải quân Úc, 12 tàu ngầm nguyên tử, version hybrid, class Suffren, trong chương trình Barracuda chỉnh sửa, nghĩa là tối tân hơn cả Barracuda của hải quân Pháp, tàu vận chuyển bằng luồng nước, tiếng động tạo ra không còn có thể bị phát hiện nữa. 

Tờ Nihon Keisai Shimbun xuất bản tại Nhật đã bình luận rằng “Hợp đồng lớn giữa Pháp và Úc đã được ký kết chỉ với mục đích duy nhất chận con đường xâm nhập thường xuyên của những đội tàu xuất phát từ Trung quốc xuống biển Đông, xuyên qua eo biển Sonde (xem hình), các tuyến đường chiến lược khác trong vùng trước khi đến gần được quốc gia rộng lớn này ở phía nam TBD.” Câu nói đã làm phật lòng Bắc Kinh khi chính thức xem Bắc Kinh là kẻ trỗi dậy và gây rối trong vùng. Tờ báo còn nhấn mạnh, với các thiết bị chiến lược này, hải quân Úc sẽ có nhiều hợp tác hỗ trợ đương nhiên cho quân đội Mỹ tại căn cứ Darwin, trên đất Úc, đây chính là mối lo ngại to lớn nhất của Bắc Kinh. 

Về phần mình, Indonesia cũng tiếp tục con đường hiện đại hóa hải quân để trấn áp những eo biển chiến lược như Malacca hay eo biển Sonde. Họ có những khu trục hạm chống ngầm hiện đại và với 9 tàu ngầm gốc DSME Đức class Chang Bogo, nhưng do Daewoo và Huyndai chế tạo, về sau với chuyển giao công nghệ, đã giao thêm 6 chiếc từ 2006 đến 2017, phiên bản lớn hơn phiên bản Đức, trong đó có chiếc Nagapasa và 3 chiếc khác sẽ giao trong 2021. 

Hàn quốc cũng trang bị cho hải quân Hàn 9 chiếc class Chang Bogo, tự đóng với sự hợp tác của Hoà Lan. 

Về phía Đài Loan, họ chỉ có 4 chiếc tàu ngầm class Guppy II, mua của Mỹ từ những năm 1980 nhưng trong năm 2018, người Mỹ đã hứa sẽ giúp Taiwan tự xây dựng các tàu ngầm của mình. 

Về phía Việt Nam thì tổng số là 6 chiếc Kilo 636MV, gốc Nga, dài 72 mét, trang bị 6 ống bắn và 18 thủy lôi. Theo giới thạo tin thì hình như đã có 2 chiếc đắp chiếu chờ sửa chữa định kỳ, chờ ngân sách hay chỉ là xếp hàng chờ bảo trì tại xưởng X52 nâng cấp sau 7 năm đi vào hoạt động (theo báo Quân đội Nhân dân). 

Trung thành với một ý thức hệ chung, nhà cầm quyền CSVN chỉ tìm cách tiếp cận với duy nhất vũ khí Nga như hồi tháng 9/2018, TBT Nguyễn phú Trọng đã tự mình qua Nga đăc mua 1,2 tỷ $US vũ khí và Hà Nội cũng mua 100 triệu vũ khí từ Mỹ. Sự khác biệt về con số khá rõ rệt và ấn tượng. 

Kết luận: 

Si Vis Pacem, Para bellum - Muốn có hòa bình thì phải chuẩn bị cho chiến tranh. 

Tôi dùng một câu nói nổi tiếng bằng tiếng Latin để chỉ ra, các nước đều ao ước hoà bình và nếu là một quốc gia độc lập, họ củng cố phòng thủ và hiện đại hóa quân đội để chuẩn bị chiến tranh nhất là củng cố lực lượng hải quân cho các quốc gia ven biển. 

Việt Nam không thể ngồi chờ Tàu cộng, Mỹ hay Pháp hay Nga bảo vệ biển đảo của nước mình, tấm gương 1988 đã cho thấy, cả hạm đội Thái Bình Dương của Nga đồn trú tại Cam Ranh đã án binh bất động khi Trung cộng nổ súng chiếm đảo Gạc Ma tại Trường Sa. 

Nước Pháp, là một thí dụ khá chính xác. Họ là nước rất nhỏ về dân số, nhỏ hơn Việt Nam xa, chỉ có 65 triệu dân, hơn 32 triệu người già và trẻ em nhưng lại là một cường quốc biển và về vũ khí hiện đại. Sự hiện diện của họ tại châu Á Thái Bình Dương trong năm 2019 không phải là tình cờ mà là nằm trong một thế chiến lược tìm lại sự cân bằng và giữ vững con đường tự do hàng hải chiến lược của 4 tỷ người và 5000 tỷ hàng hóa xuyên qua biển Đông. 

Anh quốc, một cường quốc về biển khác, cũng là nước rất nhỏ về dân số, nhưng cũng đã tuyên bố thành lập một căn cứ hải quân tại Á châu để bảo đảm tự do hàng hải, tuyên bố gây phẫn nộ cho Trung quốc. 

Hoa Kỳ, lực lượng tiên phong cho thế giới tự do, sự xoay trục về châu Á TBD của Mỹ từ thời Tổng thống Obama là một cơ hội cho các nước nhỏ trong vùng, nếu biết nắm lấy cơ hội mà tiến lên để khỏi còn bị láng giếng lớn hiếp đáp. 

Riêng sự hiện diện của người Pháp trong vùng đối với Việt Nam còn mang một ý nghĩa khác là hãy xem họ là một đồng minh chiến lược đặc biệt, bởi hai nước đã có chung một đoạn đường 80 năm lịch sử chung, đắng cay cũng có nhưng gắn bó về văn hóa cũng nhiều. 

Trong giai đoạn lịch sử này, rời xa ý thức hệ lỗi thời Đệ tam Quốc tế của khối Xã hội chủ nghĩa giả hiệu là bổn phận và trách nhiệm của người yêu nước và yêu sự tồn vong của dân tộc mình, trước khi bị Tàu cộng thâu tóm và sát nhập trước sự vô cảm của toàn thế giới - “chuyện trong nhà của anh em nó”. 

Chuẩn bị cho chiến tranh là cách hay nhất để bảo vệ đất nước và tổ quốc, không cần phải ra sức bảo vệ đảng vì mọi ý thức hệ hay đảng phái đều thay đổi theo thời gian, chỉ có tổ quốc và người dân là vĩnh viễn. 

31.01.2020 




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo