Từ 1955 “Bác Hồ” cũng đã diệt khẩu nhờ “căn bệnh lạ khó chữa”! - Dân Làm Báo

Từ 1955 “Bác Hồ” cũng đã diệt khẩu nhờ “căn bệnh lạ khó chữa”!

Nguyễn Hồn Việt (Danlambao) - Quan lớn Trần Đại Quang lên chủ tịch nước vừa được hơn hai năm, vậy mà hôm xưa đã đột nhiên chết. Trước đó, nhà nước cộng sản đã không hề hé răng cho nhân dân biết về bệnh tình của ngài chủ tịch nước, mặc dù luôn nói: Sức khỏe của cán bộ là tài sản của Quốc gia! Đó là sự "lạ" thứ nhất.

Hai năm trước, khi khám sức khỏe để các “đại biểu của dân” bầu chủ tịch nước thì quan lớn vẫn rất khỏe! Đó là một sự "lạ" thứ hai. 

Quan lớn họ Trần đang hồng hào, phổng phao, bỗng nhiên mất tích hai tháng rồi xuất hiện với thần thái rất tiều tụy! Đó là một sự "lạ" thứ ba. 

Hôm nay, đùng cái họ tuyên bố cái chết của quan lớn họ Trần là “mắc bệnh virus hiếm gặp”, “vi rút hiếm và độc hại, thế giới chưa có thuốc chữa trị”! 

Ngẫm ra thì cũng chẳng lạ lắm! 

63 năm trước, năm 1955, một cận thần thân tín của “bác” Hồ là Trần Đăng Ninh. Ông Ninh được “bác” giao trọng trách đi “trao quà” cho “anh, chị” của “bác” và ông Chủ tịch Quốc hội Bùi Bằng Đoàn. Khi tất cả “anh, chị” của “bác” và ông Chủ tịch Quốc hội kia chết hết cùng nhiều người thân của họ thì đến lượt mình - Trần Đăng Ninh cũng được chết bởi “căn bệnh lạ khó chữa”. 

*** 

Với giả thiết “bác Hồ” là người Tàu thì “Bác Hồ” phải làm gì? Thì: 

1.“Bác Hồ” phải giết hết “người thân” của mình. Tức “bác Hồ” phải giết hết người thân của Nguyễn Ái Quốc. 

2.“Bác Hồ” phải giết hết những nhân sĩ trí thức lớn người Việt! Vì họ có thể phát hiện ra “bác” chẳng phải là Nguyễn Ái Quốc. 

*** 

I. “Gói quà” của “bác Hồ” trao cho “người thân” của “bác Hồ” là quà gì? 

Tại bài báo “Cầu hiền - 19-04-2006” đăng tên Báo điện tử Tiền Phong: “...Đầu năm 1949, Cụ Bùi Bằng Đoàn được chuyển vào vùng tự do Thanh Hóa để được an toàn lâu dài. Ban thường trực Quốc hội có định kỳ cử người vào Thanh Hóa thăm hỏi báo cáo tình hình và xin ý kiến Cụ Bùi. 

Hồ Chủ tịch đặc phái ông Trần Đăng Ninh đi công tác phân khu Bốn: Thanh-Nghệ-Tĩnh. Ông Ninh còn được Hồ Chủ tịch ủy thác vào Thanh Hóa hầu thăm sức khỏe và trao quà tới Cụ Bùi và vào Nam Đàn trao thư, quà tận tay Cụ Nguyễn Thị Thanh, Cụ Nguyễn Sinh Khiêm là chị, anh ruột của Người.” 

Nhận xét: Gói quà mà Trần Đăng Ninh trao hộ là trong đó chứa gì? Còn nhớ, bên Tàu thời xưa, cận thần mà được Vua trao quà thì một là sống vinh, hai là chết nhục! Chỉ một trong hai khả năng đó! 

II. Định lý “Gói Quà” 

Định lý Gói Quà thuận: “Nếu bác Hồ là Nguyễn Ái Quốc, tức “bác Hồ” là người Việt Nam, thì gói quà là vật quý ăn vào sẽ bổ dưỡng và hệ quả là người đi trao quà sẽ sống thọ tới già. Và ngược lại, nếu gói quà là vật quý ăn vào sẽ bổ dưỡng thì “bác Hồ” đúng là Nguyễn Ái Quốc, tức “bác” Hồ đúng là người Việt Nam! Và khi đó người đi trao quà sẽ sống thọ tới già.” 

Định lý “Gói Quà” đảo: “Nếu “bác Hồ” không phải là Nguyễn Ái Quốc, tức “bác Hồ” là người Tàu, thì gói quà là thuốc độc ăn vào sẽ chết và hệ quả là người đi trao quà sẽ bị chết sớm để diệt khẩu. Và ngược lại, nếu gói quà là là thuốc độc ăn vào sẽ chết thì “bác Hồ” không phải là Nguyễn Ái Quốc, tức “bác Hồ” là người Tàu và khi đó người đi trao quà sẽ bị chết sớm vì để diệt khẩu!” 

Cụ thể là: Nó sẽ là gói quà thông thường như đường, sữa... nếu là người dân bình thường, nó sẽ là mật gấu, nhung nai, sâm quý... nếu là người quyền cao chức trọng. Nó sẽ là như vậy nếu “bác Hồ” đúng là Nguyễn Ái Quốc! 

Nhưng nếu “Bác Hồ” là người Tàu tức “bác Hồ” không phải là Nguyễn Ái Quốc! Thì gói quà sẽ khác hoàn toàn! Nó sẽ là thuốc độc! Gói quà ắt sẽ là “virus hiếm gặp”, “vi rút hiếm và độc hại, thế giới chưa có thuốc chữa trị”! 

Và hệ quả tiếp theo sẽ là những người được nhận quà, gồm: “trao quà tới Cụ Bùi” và “trao thư, quà tận tay Cụ Nguyễn Thị Thanh, Cụ Nguyễn Sinh Khiêm là chị, anh ruột của Nguyễn Ái Quốc” - Những người này sẽ chết sau đó 1 vài năm. 

Và hệ quả tiếp theo là để cho kín chuyện thì sau khi công việc hoàn tất, người đi trao quà cũng sẽ chết bởi “căn bệnh lạ khó chữa”. 

III. Chứng minh Định lý “Gói Quà” đảo 

1. Những người nhận “Gói quà” đều chết sớm. 

1.1 Cụ Bùi Bằng Đoàn mất 1955 cùng nhiều người thân. 

Ngày 17/11/1945 được “Bác Hồ” mời “ra gánh vác việc nước” nhưng tháng 4 năm 1947 đã bị bệnh nặng và “bị tai biến mạch máu não” từ năm 1948! 

“Sống trong cảnh điền viên chẳng được bao lâu, ngày 17/11/1945, cụ nhận được thư của Hồ Chủ tịch mời ra gánh vác việc nước. Bức thư viết: "...Ngày 19/4/1947, trong lúc Hội đồng Chính phủ họp ở Mỏ Giác, châu Tự Do, Bác Hồ thoáng thấy vẻ mệt mỏi trên khuôn mặt cụ Bùi Bằng Đoàn. Bệnh cũ tái phát, cụ phải đặt tay lên đầu gối để chống đỡ. Thấy hiện tượng không bình thường ở cụ, Bác cho gọi bác sĩ tới khám bệnh ngay cho cụ. 

Ngày 12/8/1948, vừa đi dự Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ 5 về, Bác nhận tin cụ bị tai biến mạch máu não. Bác liền cử ngay đồng chí... 

...Ngày 13/4/1955, lúc 8h30 phút, cụ Bùi Bằng Đoàn qua đời tại Viện quân y 108.” (Từ vị quan thanh liêm trong triều đình phong kiến trở thành Chủ tịch Quốc hội - giaoduc.net.vn, 29/12/15)

Lưu ý: Từ 1947-1949 có 3 trí thức lớn nhà cụ Bùi cũng chết, gồm vợ và 2 anh ruột. (Xem thêm tại Viên Gạch 1. Vì sao Cha, Mẹ và 2 Bác - 4 Trí thức nhà ông Bùi Tín bị... chết cùng thời điểm 1947-1949?” - Danlambao).

Đây, các trí thức lớn người Việt: 

“...7- Thư của Hồ Chủ tịch gửi cụ Bùi Bằng Đoàn và dự thảo lời điếu cụ Nguyễn Văn Tố... 

10- Lời điếu của Hồ Chủ tịch tại lễ an táng cụ Phạm Bá Trực, Phó Trưởng Ban Thường trực Quốc hội ngày 7-10-1954 

... 

15- Điếu văn của cụ Tôn Đức Thắng đọc tại lễ an táng cụ Bùi Bằng Đoàn ngày 14-4-1955...” (văn Kiện Quốc Hội Toàn Tập Tập I 1945 - 1960 - Ấn Phẩm)

Kìa “Tặng Bùi Công 

“Khán thư sơn điểu thê song hãn, 
Phê trát xuân hoa chiếu nghiễn trì. 
Tiệp báo tần lai lao dịch mã, 
Tư công tức cảnh tặng tân thi” 

1948 


Kìa: “Bác Hồ đã mời gọi chúng tôi: “Lập tức điều tra nơi nào có người tài đức thì phải báo cáo ngay...” Và chúng tôi - những Trí thức Việt 1945 - đã bị BH… giết!” (Bác Hồ hay bác hổ? (kỳ 1) - Danlambao)

1.2 Đến 1954, tất cả “Cụ Nguyễn Thị Thanh, Cụ Nguyễn Sinh Khiêm” đều chết. 

Nguyễn Sinh Khiêm (1888-1950) là con thứ hai của trong gia đình cụ Phó bảng, sau chị cả Nguyễn Thị Thanh và là anh trai của Nguyễn Sinh Cung... Ông qua đời tại Nghệ An vào ngày 9 tháng 11 năm 1950, chỉ gần 1 tháng sau chiến thắng chiến dịch Biên giới, hưởng thọ 62 tuổi.” (Gia đình Hồ Chí Minh – Wikipedia tiếng Việt) 

Đây: Hết “Chị gái” rồi “Anh trai” ra công diễn vở kịch “Nhận Em”: “Năm 1946, sau khi cô Nguyễn Thị Thanh ở Hà Nội về, bác Nguyễn Sinh Khiêm lên đường...” (Chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp người anh ruột Nguyễn Sinh Khiêm. )

Tin chưa? 

Rất giống “Lúc bác lấy vé tàu từ ga Cầu Giát, nhiều bà con ở đây đã chạy đến vây kín lấy bác, ai cũng khẳng định đây chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh cải trang để vi hành…” và “Tàu đến ga Hàng Cỏ - Hà Nội, cụ Nguyễn Sinh Khiêm vừa bước ra khỏi cổng ga thì đồng bào ở đây lại nhanh chóng ùa đến vây kín. Đông đảo bà con Hà Nội cứ khẳng định đây là Cụ Hồ cải trang để vi hành xem xét tình hình.” 

Hahaha! Tin chưa? 

Nhưng... Rất khỏe: “Năm 1946, sau khi cô Nguyễn Thị Thanh ở Hà Nội về, bác Nguyễn Sinh Khiêm lên đường từ Nghệ An ra Hà Nội. Lúc đầu bác đi bộ từ huyện Nam Đàn ra ga Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu quãng đường ước chừng 70 cây số…”

Nhưng: "...Cụ từ trần “Cụ từ trần ngày 15/10/1950 (tức 23/8 Canh Dần) tại làng Kim Liên, hưởng thọ 62 tuổi. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được tin anh Cả qua đời trong lúc đang bận công tác xa, không thể về được nên đã điện cho Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu IV bức điện số 1229 nhờ chuyển cho họ Nguyễn Sinh làng Kim Liên, nội dung như sau:

Nghe tin anh Cả mất, lòng tôi rất buồn rầu. Vì việc nước nặng nhiều, đường sá xa cách, lúc anh đau yếu tôi không thể trông nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu.

Tôi xin chịu tội bất đễ trước linh hồn anh và xin bà con nguyên lượng cho một người đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước.

9/11/1950 Chí Minh”

Tin chưa? 

Lưu ý: Giai đoạn này, giòng họ Nguyễn Sinh chết rất nhiều! (Xem thêm tại: “Thưa ông Nguyễn Sinh Hùng: Hồ Chí Minh là ta hay tàu? - Dân Làm Báo.”

2. Người Đi trao “Gói Quà” cũng chết năm 1955 bởi “Căn bệnh lạ khó chữa”. 


“Trần Đăng Ninh mất rất sớm. Năm 1955, sau một thời gian dài bị căn bệnh lạ khó chữa, ông qua đời ở tuổi 45...” (Nhà cách mạng Trần Đăng Ninh– vị 'Bao công' của Việt Nam)

Qua đời sau một cơn bạo bệnh: “Năm 1955, khi mới 45 tuổi, nhà cách mạng Trần Đăng Ninh (Tổng cục trưởng đầu tiên của Tổng cục Cung cấp - nay là Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng) - đã qua đời sau một cơn bạo bệnh.”

“Mắc bệnh hiểm nghèo” và “chữa bệnh ở Trung Quốc”. 

“Tuy nhiên, cuộc sống hạnh phúc của vợ chồng ông chưa được bao lâu, thì Trần Đăng Ninh mắc bệnh hiểm nghèo, ông liên tục phải xa vợ con đi chữa bệnh. Quãng thời gian chữa bệnh ở Trung Quốc, dù...” (Nhà cách mạng Trần Đăng Ninh - Những câu chuyện về cuộc đời.)

Y chang bệnh của Trần chủ tịch: “mắc bệnh hiểm nghèo”, “mắc bệnh virus hiếm gặp”, “vi rút hiếm và độc hại, thế giới chưa có thuốc chữa trị”! 

Định lý “Gói Quà” đảo đã được chứng minh xong: 

“Bác Hồ” không phải là Nguyễn Ái Quốc! Tức “Bác Hồ” là người Tàu, vì gói quà là thuốc độc ăn vào bị chết và hệ quả là người đi trao quà cũng bị chết sớm để diệt khẩu! 

Và 63 năm sau lại vẫn “căn bệnh lạ khó chữa”, “mắc bệnh virus hiếm gặp”, “vi rút hiếm và độc hại, thế giới chưa có thuốc chữa trị”! % 

25.09.2018



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo