Đặc khu Biển Đông, Thanh trừng nội bộ, Nhất thể hoá: Nguyễn Phú Trọng bật 3 ngọn đèn xanh trong Hội nghị BCHTƯ 8 - Dân Làm Báo

Đặc khu Biển Đông, Thanh trừng nội bộ, Nhất thể hoá: Nguyễn Phú Trọng bật 3 ngọn đèn xanh trong Hội nghị BCHTƯ 8

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Dọn đường cho "Đặc khu Biển Đông", ngồi vào ghế Chủ tịch Nước và tìm cách trù dập thành phần thù địch cấp cao trong đảng là ba chủ trương được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bật đèn xanh cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Hội nghị lần thứ 8 vào ngày 02/10/2018.

"Đặc khu Biển Đông" 

Nguyễn Phú Trọng đã dành 1/3 bài phát biểu khai mạc (1) để dọn đường cho "Đặc khu Biển Đông". Dĩ nhiên, không có những cụm từ "đặc khu", "Trung Quốc", nhưng dưới tiểu đề "Về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" Nguyễn Phú Trọng đã hé mở về "đề xuất với Trung ương xem xét, ban hành Nghị quyết mới về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045." 

Tầm nhìn về biển Đông cho đến năm 2045 được bắn đi từ tầm nhìn của Bộ trưởng ngoại giao Tàu cộng Vương Nghị - "Cách tốt nhất để kiểm soát bất đồng trên biển giữa Việt Nam - Trung Quốc là cùng hợp tác để khai thác trên biển..." (2

Vương Nghị tuyên bố điều trên vào ngày 16/9/2018 trong phiên họp lần thứ 11 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc tại Sài Gòn. 

Sau đó, qua cái loa của Bộ Ngoại giao là Lê Thị Thu Hằng, nhà cầm quyền đã xác nhận "Việt Nam hoan nghênh hợp tác giữa các quốc gia, trong đó có các hợp tác về biển... Việt Nam đã có hợp tác song phương và đa phương với các quốc gia khác, trong đó có Trung Quốc, với nhiều hình thức khác nhau về kinh tế, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm trên biển"

Chỉ 10 ngày sau, tiếp nối chuyến đi Việt Nam của Vương Nghị, Triệu Lạc Tế đến Hà Nội gặp Nguyễn Phú Trọng vào ngày 27.09.2018. (3

Triệu Lạc Tế là một trong 7 người nắm quyền lãnh đạo tối cao của Tàu cộng, là tay phụ đốt lò đắc lực của Tập Cận Bình trong công cuộc đả hổ diệt ruồi, giúp họ Tập thanh trừng phe nhóm đối nghịch và trở thành "hoàng đế" mới của Tàu. 

Trong vai trò Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, chuyến đi của Triệu Lạc Tế có 2 mục đích: chỉ thị cho Nguyễn Phú Trọng phải thúc đẩy vấn đề Đặc khu Biển Đông "Việt Nam - Trung Quốc là cùng hợp tác để khai thác trên biển", và ngược lại, Bắc Kinh sẽ hỗ trợ tối đa cho Nguyễn Phú Trọng tiếp tục công cuộc thanh trừng nội bộ - đả muỗi đập ruồi. 

Để nâng cao mức độ "hữu hảo" nhằm dọn đường cho sự" hợp tác" - rước Tàu cộng vào biển Đông khai thác ở tầm mức lớn và lâu dài theo "tầm nhìn đến năm 2045", trong phiên họp với quan thầy Triệu Lạc Tế, Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: 

"Quan hệ Việt-Trung đang ở vào thời điểm tốt nhất trong lịch sử và những thành tựu mà Trung Quốc đạt được không chỉ mang lại lợi ích cho người dân Trung Quốc, mà còn thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam và nâng cao quan hệ song phương." 

Tuyên bố này không được phổ biến bởi các cơ quan truyền thông lề đảng mà do Tân Hoa Xã của Bắc Kinh đăng tải (4). 

"Thời điểm tốt nhất trong lịch sử" chính là câu chào hàng của Nguyễn Phú Trọng đáp ứng lại lời mở hàng trước đó của Vương Nghị. Đó là bước khởi đầu cho sứ mạng xây dựng "Đặc khu Biển Đông" mà Bắc Kinh giao phó cho Nguyễn Phú Trọng.

Vì vậy mới có 1/3 bài diễn văn khai mạc được dùng để chỉ thị "đề xuất với Trung ương xem xét, ban hành Nghị quyết mới về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045." 

Mở mặt trận mới để trù dập thành phần lãnh đạo cấp cao thù địch 

Sau khi chấp hành mệnh lệnh của thiên triều về "tầm nhìn 2045" cho "Đặc khu Biển Đông", từ đó nhận được sự chống lưng, hỗ trợ của Cố vấn đốt lò - Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Triệu Lạc Tế - Nguyễn Phú Trọng bắn pháo lệnh cho cuộc thanh trừng, khủng bố mới trong nội bộ. 

Nguyễn Phú Trọng đã nhắc lại những quy định của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI như QĐ47, QĐ101, QĐ55 về những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, vai trò nêu gương của cán bộ... 

Tuy nhiên, Nguyễn Phú Trọng đã cho rằng "kết quả thu được còn hạn chế, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra" và từ đó gửi thông điệp tấn công vào phe thù địch trong đảng: "đặc biệt có cán bộ lãnh đạo cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, đã vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân." (cần lưu ý đến câu "đã vi phạm nghiêm trọng").

Do đó, Nguyễn Phú Trọng, người đang được Bắc Kinh chống lưng để thao túng Bộ Chính trị đã dùng sự "thống nhất cao" của Bộ Chính trị để "xin kiến nghị" với Ban Chấp hành Trung ương xem xét, ban hành một Quy định mới với 9 nội dung yêu cầu "từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải gương mẫu đi đầu thực hiện và 9 nội dung phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống." 

Mục tiêu chính trị của "kiến nghị" cho Quy định 9 điểm mới này không phải là để nhắm vào những hành vi tham nhũng, vô đạo đức của 180 UVTƯĐ, 16 UVBCT đang còn sống và còn hoạt động. Nó được Nguyễn Phú Trọng khơi mào nhằm đáp ứng nhu cầu thời sự và cho lộ đồ "Nhất thể hoá". Đó là 7 khẩu AK nhắm vào những kẻ muốn chống lại mưu đồ thâu tóm quyền lực của Tổng Bí thư đang muốn kiêm Chủ tịch đảng của Nguyễn Phú Trọng. 

Từ đó... mới bước sang bước chính:

"Bộ Chính trị trình Trung ương xem xét, quyết định việc giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước"

Sau khi cho Đinh La Thăng trở thành ma tù, đầu độc Trần Đại Quang và bắt ấn cho thành ma âm phủ, Nguyễn Phú Trọng thật sự nắm thế thượng phong trong Bộ Chính trị. Thành viên Bộ Chính trị còn "cựa quậy trên bàn họp" hiện nay gồm có: 

Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân, Phạm Bình Minh, Ngô Xuân Lịch, Tô Lâm, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân, Phạm Minh Chính, Tòng Thị Phóng, Vương Đình Huệ, Trần Quốc Vượng, Trương Thị Mai, Trương Hòa Bình, Nguyễn Văn Bình, Võ Văn Thưởng. 

Một trong những tiêu chuẩn để được BCT đề cử, CTN là ứng viên phải "tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên" (5). Những ứng viên đó là: Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thị Kim Ngân và Nguyễn Thiện Nhân. 

Nguyễn Phú Trọng đang dùng "Quy định 9 điểm mới" để hăm he những thành phần trong BCT, BCTTƯ và "đặc biệt các cán bộ lãnh đạo cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu" đừng lăm le vận động, viết bài ẩn danh, thả rắn vào dư luận để loại bỏ "ứng viên Nguyễn Phú Trọng"; vận động, thả mồi bắt bóng cho các "ứng viên" Nguyễn Xuân Phúc, Tòng Thị Phóng, Nguyễn Thị Kim Ngân và Nguyễn Thiện Nhân.

Do đó, chỉ 1 ngày sau, toàn bộ - 100% BCHTƯ đã "nhất trí đồng ý" chọn ứng viên duy nhất vào ghế Chủ tịch Nước: Nguyễn Phú Trọng.

Kết 

Nhìn riêng từng sự việc sẽ khó thấy mưu đồ của Nguyễn Phú Trọng. Nhưng nếu nhìn vào những "sự cố" và những thời điểm "mốc": 

-16.09.2018, Bộ trưởng ngoại giao Tàu cộng Vương Nghị tuyên bố "Cách tốt nhất để kiểm soát bất đồng trên biển giữa Việt Nam - Trung Quốc là cùng hợp tác để khai thác trên biển..." 

- 19.09.2018, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao của Tàu cộng là Chu Cường gặp Trần Đại Quang (6). 

- 20.09.2018, Bộ Ngoại giao CSVN hoan nghênh đề nghị của Trung Quốc cùng khai thác biển Đông (7). 

- 21.09.2018, Trần Đại Quang chết (8). 

- 27.09.2018, Nguyễn Phú Trọng đón tiếp Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Tàu cộng Triệu Lạc Tế. Triệu Lạc Tế khẳng định "các cơ quan kiểm tra, kỷ luật của hai Đảng không ngừng tăng cường giao lưu, hợp tác" và Nguyễn Phú Trọng tuyên bố "Quan hệ Việt-Trung đang ở vào thời điểm tốt nhất trong lịch sử"

- 02.10.2018, Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị Trung ương 8, đưa ra "đề xuất để ban hành Nghị quyết mới về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", "Quy định 9 nội dung""BCT đề cử Chủ tịch Nước".

- 03.10.2018, Nguyễn Phú Trọng xem như trở thành Chủ tịch Nước với 100% phiếu thuận.

...chúng ta sẽ thấy rất rõ từng bước đi của Nguyễn Phú Trọng trên lộ trình được vạch ra sẵn bởi Vương Nghị, Chu Cường và Triệu Lạc Tế. 

*

Chú thích:









03.10.2018



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo