Ngày sinh Hồ Chí Minh - Bình chọn hình biểu tượng - Dân Làm Báo

Ngày sinh Hồ Chí Minh - Bình chọn hình biểu tượng

Lê Bá Vận (Danlambao) - ...Chủ tịch HCM là nhân vật gây rất nhiều tranh cãi. Việc mô tả chân dung ông là nhạy cảm. Tuy nhiên, trong thời đại Internet và khi thời gian càng lùi xa thì người ta càng có cơ hội để hình dung ra bức tranh nhân cách đầy đủ của ông từ những góc nhìn đa chiều...

*

Cố chủ tịch Hồ Chí Minh nước VNDCCH sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890.

Hôm nay ngày 19 tháng 5 năm 2020, đại lễ kỷ niệm 130 năm ngày sinh. 

Mục tiêu - Bình chọn biểu tượng

Ban Tuyên giáo Trung ương (TGTU) ngày 30.3.2020 ban hành Đề cương 9.000 chữ kỷ niệm 130 năm ngày sinh Bác, với 3 nội dung tuyên truyền: 1- thân thế, sự nghiệp. 2- anh hùng, lãnh tụ, nhà văn hóa, người chiến sĩ. 3- học tập Bác.

Công tác tuyên truyền kỷ niệm cần đa dạng, phong phú, có sức lan tỏa sâu rộng, tương xứng với tầm vóc lịch sử, thời đại của Chủ tịch HCM... góp phần tạo nên chuyển biến… (Ban TGTU).

Góp ý Đề cương của ban TGTU, người dân giành quyền bày tỏ thẳng thắn những suy nghĩ riêng tư về thân thế, sự nghiệp và về nhân phẩm của chủ tịch HCM, trong bối cảnh thông tin đa chiều hiện tại. Đồng thời tổng duyệt các hình ảnh để bình chọn cho ông hình biểu tượng, nếu có, là sáng tạo, góp phần làm lễ kỷ niệm đa dạng, có sức lan tỏa sâu rộng... như TGTU đề ra.

Dịp tấu xảo, đại dịch Vicod-19 bên Tàu tràn vào tác quái, người dân giãn cách xã hội, cách ly tại gia, “nhàn cư vi bất thiện?”, song tập trung thì giờ, trí tuệ để làm tốt những việc này.

Nơi cung cấp các hình ảnh là Bảo tàng HCM. Danh sách “Top 10 hình ảnh đẹp và thiêng liêng nhất về Bác Hồ” được Toplist.vn chọn đưa ra (Oct 8,2019) gồm những bức hình sau:

“HCM đọc Tuyên ngôn Độc lập 1945 - Thăm trại Nhi đồng 1950 - Chiến dịch biên giới 1950 – Đọc sách trong hang đá 1951 – Cầm nhịp hát 1960 – Thăm công binh xưởng 1951 – Phát động trồng cây 1959 – Bữa cơm tập thể, Việt Bắc - Trong phòng làm việc, Việt Bắc - Tập võ ở căn cứ.”

Vắng mặt các hình ảnh trước 1945 và các chân dung là điều đáng tiếc, song các bức hình được chọn đẹp, có ý nghĩa, xứng đáng top 10 mặc dù chưa có hình nào có thể gọi là biểu tượng.

Trở ngại - Bình chọn biểu tượng

Thân thế Nguyễn Ái Quốc (NAQ) và HCM nghi dị biệt. 

Vấn đề cần lưu ý là không chắc gì NAQ ở giai đoạn Âu châu lại là HCM ở giai đoạn Việt Nam để đưa NAQ vào bình chọn hình biểu tượng cùng HCM mà bí ẩn về thân thế còn nhiều. 

NAQ nghi chết bệnh ở Hong Kong năm 1932, khác xa HCM nhiều điểm:

1- Về thể dạng: NAQ chiều cao 1,62 - 1,65 m, HCM cao 1,70 m trở lên, về già còn thấp bớt. NAQ trán vừa, HCM vầng trán cao, quá 1/3 chiều cao của mặt. Khác biệt rất rõ (1).

2- Về tính tình: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”, NAQ tính nhà quan, luôn ăn mặc đẹp, lịch sự, âu phục khéo cắt, thắt ca vát chỉnh tề, sành điệu. Tại hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3.2.1930 bên Tàu, bức tranh từ Bảo tàng lịch sử Quốc gia cũng cho thấy NAQ mặc đồ Tây sang trọng họp cùng 4 đại biểu khác. HCM cốt khí dân dã, phục sức bất cần đời, lạc điệu: bộ áo đại cán kaki vàng nhạt bốn túi mặc lâu ngày, chân trần kéo lẹt xẹt đôi dép lốp đen cũ từ 1947, nghịch mắt trong lễ lạc, công du... khoe sống giản dị, song thực chất kém tự trọng, lập dị. 

Nếu ưa xuề xòa, cà, dưa, miếng cá nhỏ thì hà tất phải bỏ nước ra đi, tìm tương lai xán lạn?

3- Về khẩu tài: NAQ có khẩu tài, viết, nói giỏi. Ở Việt Nam có làm thầy giáo. Năm 20 tuổi một mình trốn ra khỏi nước thời đó rồi gởi đơn xin Tổng thống Pháp... thì cũng là kẻ khôn lanh. Năm 32 tuổi làm chủ bút, chủ nhiệm tờ báo Le Paria (Người Cùng Khổ); ở Pháp đã diễn thuyết, nói chuyện, phát biểu ở nhiều nơi, trả lời phỏng vấn báo Triều Tiên, báo Mỹ. (Theo “117 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” - Ban Tuyên giáo Trung ương, Hà Nội 2007).

HCM vô khẩu tài, ngọng nghịu trước công chúng. Tháng 6/1964 tại Hà Nội, đoạn phim nhà báo nữ Pháp phỏng vấn cho thấy HCM nói tiếng Pháp dở, ngắc ngứ, nhiều lỗi sơ đẳng, có câu ông dịch tiếng Việt từng chữ một, người Pháp không nói như thế. Có chỗ ông không hiểu câu hỏi của phóng viên. Một trình độ Pháp văn như vậy không thể viết được những bài báo ký tên NAQ, tiếng Pháp nhuần nhuyễn, tinh vi. Song nếu nói tiếng Việt thì ông rơi vào tình huống năm 1966.

Năm 1966, HCM cho phóng viên hãng thông tấn Nhật Bản NDN phỏng vấn trực tiếp, có thông dịch và Hồ trả lời mỗi câu đều đọc ở tập giấy cầm tay. Than ôi, trình độ văn hóa của Bác!

Đối mặt, chỉ người hỏi là có thể đọc câu hỏi, giá đi phỏng vấn xin việc thì e Bác hỏng. 

NAQ thì khác kiểu cách HCM lạ đời, khôi hài đến chết cười. Hai lần phỏng vấn nêu trên là trực tiếp có quay phim màu nên Hồ ham, các lần khác HCM trả lời trên văn thư, vô sự.

Trong buổi lễ duyệt binh ngày trở về Hà Nội, HCM cúi mặt cặm cụi đọc bài diễn văn, không ngửng đầu. Thậm chí mỗi đoạn quan khách vỗ tay, đám đông hoan hô vang rền thì Hồ giơ cao tay phải, ngừng đọc nhưng đôi mắt vẫn dán chặt vào tập giấy cầm ở tay trái, sợ thất lạc dòng chữ! (Ngày Lịch Sử - Chính Phủ Về Thủ Đô - 01/01/1955). 

HCM là cầm giấy đọc kiểu báo cáo, nếu tính chuyện đi diễn thuyết như NAQ thì còn khuya.

Tiêu chuẩn - Bình chọn bi ểu tượng

Theo CSVN lý luận thì HCM là biểu tượng của phẩm giá, tinh khiết, đạo đức, đoàn kết v.v… 

Điều này là đúng lý vì mọi đảng cọng sản đều nói như thế về lãnh tụ của họ. Song “Ngàn quân dễ kiếm, một tướng khó tìm.” Tập hình HCM thì phong phú, đẹp và lặt vặt, có khi HCM tự chẻ củi, nấu ăn... về với nông dân thì ông chỉ bảo họ cách gieo trồng [Giảng kinh cho Thích Ca!] (theo VnExpress). Tuy vậy tìm được một bức hình cụ thể biểu tượng cá nhân là khó, có thể không bao giờ có vì tiêu chuẩn khác biệt, không do đẹp.

HCM cầm quyền liên tục một thời gian rất dài trong khói lửa chiến tranh. 

Do yêu cầu tuyên truyền, bưng bít thông tin, mọi động tác của ông trước công chúng đều được hoạch định. Toàn bộ tập hình ảnh của ông được thực hiện là được đạo diễn, dàn dựng công phu, tất nhiên là đẹp nhưng không biểu hiện được bản chất thầm kín, con người thật của ông.

Bản chất thầm kín chỉ bộc lộ vào những lúc sơ suất bất ngờ, bồng bột nhất thời, thiên tính xuất hiện tạo những động thái đột xuất khó lường. Và lọt ngay vào ống kính thu hình.

Ngay cả khi kỹ thuật thực hiện chưa tốt, lấy nét và bố cục chưa ổn, nhưng bức hình bắt đúng thời khắc và ý nghĩa thông điệp của tấm hình là to lớn.

Những bức hình loại hiếm này có khi không thể có vì các kẻ gian hùng che dấu không sơ hở.

Ấy vậy mà HCM cáo già lại sơ hở, là chuyện hi hữu không ngờ! 

Chuyến ông công du tại Indonesia tháng 3/1959 để lại những bức hình loại hiếm đó. (2)

Các cô bé Indonesia đến đón chào. Thay vì hôn trán ông bá cổ hôn môi một cô xinh xắn, nhắm tít mắt say sưa - Hồ tính thì dê, thêm kiêu căng, ỷ mình danh tiếng, ai dám ho he phê phán! 

Song tổ trác, các phóng viên ảnh chụp lại được, rất đẹp khoảng khắc ấu dâm ấy. 

Đó là bức hình biểu tượng, mãi đến hơn nửa thế kỷ sau, thời Internet mới lộ diện, cùng các bài báo phê phán hành vi bẩn thỉu của HCM, con người lưu manh bất thiện. 

Lúc đó Thời báo Eo Biển (The Strait Times) lưu trữ tại thư viện quốc gia Singapore, ấn bản ngày 8-3-1959, trang 8, đưa tin: "Chủ tịch Hồ được bảo ngừng hôn các gái trẻ (stop kissing girls)". 

Điều này thì HCM lỡ vô ý, nhưng ông đã che giấu biết bao điều khác xấu xa, như trong ngôi nhà sàn tội lỗi Ba Đình. Ngoài đường ông còn hôn ẩu, trong phòng kín cửa ông buông tha ai!

Kết quả - Bình chọn biểu tượng

Các hình biểu tượng “Hồ Ấu Dâm”, “Dê già dân tộc”, và “Nhật Bản phỏng vấn” đoạt các giải nhất nhì ba, giành huy chương vàng, bạc và đồng. 

1. Giải nhất: Xem HCM hôn môi thì biết ông thành thạo, dày kinh nghiệm, làm phụ nữ say mê. 

2. Giải nhì: HCM đứng chàng hảng bợ cổ hôn môi em bé đến dâng bó hoa.

3. Giải ba: Ấu dâm thì lắm kẻ, song cầm giấy đọc trả lời thì chỉ có HCM. Dấu ấn (nhãn hiệu).

4. Hình “Hồ Râu Xanh”, gươm lạc giữa rừng hoa, mê mẩn, lọt vào bán kết, chiếm giải tư.

5. Hình Hồ khiêu vũ với cô gái Indonesia giữa trưa ngoài đường phố vào được tứ kết. 

Hình 6, 7 & 8. Hình HCM ôm hôn môi thiếu nữ Indonesia 1959, NSND Trà Giang 1962, rất gợi cảm song do hình mờ nên rơi ở vòng tứ kết, mất vào bán kết. Hình đôi dép lốp cũ vào tứ kết, sắp hạng 8.

Các bức hình biểu tượng nhân phẩm, làm hoen ố danh tiếng, sự nghiệp.

1. Bức hình Chủ tịch “Hồ Ấu Dâm” (1959) đoạt giải nhất huy chương vàng:


2. Dê Già Dân tộc”. Giải nhì (1959). Góc trên giăng xen kẽ cờ VNDCCH và cờ Indonesia:


3. Bức hình dấu ấn. Huy chương đồng - HCM trả lời phỏng vấn đọc trên tập giấy cầm tay, 1966. Kênh HTV9 phim truyền hình TP HCM:


Biệt danh vấy máu dân của HCM là: “Đồ tể cải cách ruộng đất”. Biệt danh quốc tế là: “Người Cọng sản hôn nhiều nhất”, (The Kissingest Communist, theo báo LIFE, ngày 5/8/1957).

Song chẳng thể sánh biệt danh Hồ Diệt Tộc (HDT), và “Tội đồ diệt tộc”, do đối ngoại chủ trương ông cuồng Tàu, bám vào Tàu, cầu cạnh Tàu, chịu ơn Tàu, rước Tàu bá quyền vào nhà, mất nước diệt tộc. Nếu ông có công lao thì đó là cho đảng cọng sản của ông và cho cọng sản quốc tế.

Đối nội thì sự nghiệp tai hại của HCM là kiến tạo một chế độ độc tài cực kỳ nham hiểm, thai sinh tham nhũng kinh hoàng, phá hủy đạo đức tốt đẹp của giống nòi Việt, với tất cả hệ lụy.

Chuyện này to lớn, còn những việc lặt vặt như ông giản dị, ưa sống thiếu thốn... thì CSVN kể lể công ơn làm gì! Ông chuyên hút thuốc lá ngoại thì sao? NAQ thì không thấy có điều này.

Là người của công chúng thì phải chấp nhận để công chúng (báo chí, dư luận) phán xét mình. Các đánh giá của nhân dân về thân thế, sự nghiệp và nhân phẩm của cố Chủ tịch HCM là vô cùng trung thực, phản bác Đề cương khoác lác của ban TGTU. Nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Hồ, nhân dân suy gẫm chín chắn để ngộ đạo bộ mặt thật đạo đức giả, thâm hiểm của ông kể từ nay. 

Họ cũng nghĩ NAQ khác HCM. NAQ thích châu Âu, không si mê Tàu, từ chối đi Tàu gần, để sau đó trốn đi Pháp năm 1911. Vấn đề tình ái của NAQ không được rõ song NAQ không ấu dâm.

Lời kết
Chủ tịch HCM là nhân vật gây rất nhiều tranh cãi. Việc mô tả chân dung ông là nhạy cảm. Tuy nhiên, trong thời đại Internet và khi thời gian càng lùi xa thì người ta càng có cơ hội để hình dung ra bức tranh nhân cách đầy đủ của ông từ những góc nhìn đa chiều. 

“Sống với ông Cụ thì thấy vinh dự, nhưng mà rất khó sống... vì ông Cụ khó tính lắm, chứ không phải dễ đâu. Cụ chỉ dễ tính với mấy bà phụ nữ thôi… muốn cái gì cho cái đó, rất là thân thiết… Còn mấy ông con trai, nhất là mấy ông có tuổi đến, là Cụ mắng cho sa sả đấy…” (Hồ Chí Minh dưới góc nhìn của một cựu phiên dịch thân cận, Đại tá Đoàn Sự. Aug 15/2017).

CSVN hư cấu trăm, ngàn câu chuyện tốt đẹp về HCM. Song hơn ngàn lời nói, chỉ một bức ảnh được trưng bày cũng đủ phủ định tất cả luận điệu tuyên truyền giả dối của CSVN. 

“Bách văn bất như nhất kiến”, Trăm nghe không bằng một thấy:

Đó là bức ảnh Chủ tịch Hồ Ấu Dâm (HAD), 68 tuổi cưỡng hôn! (hôn ẩu) các cô gái ở Indonesia. Báo chí Indonesia la ó. Chủ tịch HAD biểu tượng đạo đức của CSVN là thế đấy.

Hình biểu tượng “Chủ tịch HAD” từ nay sẽ đem trưng bày mọi nơi, xây tượng đài, in lên giấy bạc... Và trang trí trong lăng Ba Đình, tại nhà sàn Bác mà “ở trong còn lắm điều hay...”

Các lãnh tụ cọng sản gộc đều một khuôn rập, gian hùng và bạo tàn. HCM vượt trội do lý lịch bất minh, giữ thanh khiết, không lập gia đình. Tuy thế chính các hình biểu tượng: “Nụ hôn lịch sử” và “Nhật Bản phỏng vấn” bộc lộ sự trơ tráo vô tư cách, bất tài lố bịch, nhục quốc thể. 

Làm con rối cho Tàu, tài ba, sự nghiệp của Hồ do Tàu giựt giây thực hiện, khoe công nỗi gì!

Lê Lợi, Quang Trung thì một tay xây dựng cơ đồ, chẳng nhờ cậy ai.

*

Chú Thích: 

(1) LBV - Thẻ căn cước Nguyễn Ái Quấc có gì lạ? 

(2) LBV - Phong cách Hồ Chí Minh - dê già dân tộc.
----- 

Top hình ảnh đẹp nhất của HCM đối với hình của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống Ngô Đình Diệm


(Dòng chữ ghi trong hình: Tổng Thống Ngô Đình Diệm khi đi kinh lý thăm dân. Vị lãnh đạo VNCH nghỉ giấc trưa trên một tấm phên tre đổ nát. LIFE) 

Lời bàn: Cao nhân tất hữu cao nhân trị = Người giỏi ắt có người giỏi hơn. Hồ Chí Minh yêu trẻ có Nguyễn Văn Thiệu yêu trẻ, phong cách tự nhiên hơn. Hồ Chi Minh giản dị, nào ngờ Ngô Đình Diệm giản dị gấp bội và đúng lúc. Khi đi kinh lý thăm dân, vị lãnh đạo VNCH nghỉ giấc trưa trên một tấm phên tre đổ nát. LIFE).
_____

Các bức hình bình chọn biểu tượng vào bán kết hoặc tứ kết


1) Bức hình Yêu râu xanh “Gươm lạc giữa rừng hoa. Mặt chàng đờ nghệch ra”, hạng tư.

2) HCM chân trần đi dép râu, nhảy với một cô gái Indonesia, giữa trưa, ngoài đường phố, 1959. 

3) UPI - Chủ tịch Hồ hôn thiếu nữ Indonesia này – như ông đã hôn nhiều cô gái khác – và nói với cô: “Em thật xinh đẹp.” Ngày hôm sau, ông bị đả kích trên báo chí do vi phạm phong tục Indonesia và luật Hồi giáo. (UPI - President Ho kissed this Indonesian girl – as he had many others – and told her: “You are beautiful.” Next day, he was attacked in the newspapers for violating Indonesian customs and the Muslim laws.”)  

4) HCM, quen mui thấy mùi ăn mãi, hôn môi NSND Trà Giang - Đại hội văn nghệ toàn quốc 1962.

5) Hình đôi dép lốp cũ biểu tượng HCM, sử dụng bền bĩ 22 năm, từ năm 1947 đến khi ông qua đời.
_____

Hình bổ túc:

Top 10 hình ảnh đẹp nhất của HCM đối với hình của NV Thiệu, NĐ Diệm.


Dòng chữ ghi trong hình: Tổng Thống Ngô Đình Diệm khi đi kinh lý thăm dân. Vị lãnh đạo VNCH nghỉ giấc trưa trên một tấm phên tre đổ nát. LIFE).

Lời bàn: Cao nhân tất hữu cao nhân trị = Người giỏi ắt có người giỏi hơn. Hồ Chí Minh yêu trẻ có Nguyễn Văn Thiệu yêu trẻ, phong cách tự nhiên hơn. Hồ Chi Minh giản dị, nào ngờ Ngô Đình Diệm giản dị gấp bội và đúng lúc. Khi đi kinh lý thăm dân, vị lãnh đạo VNCH nghỉ giấc trưa trên một tấm phên tre đổ nát. LIFE).

19.05.2020




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo